Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines
Theo Deloitte, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn các khoản vay từ ngân hàng.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines ( HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ 2020, được kiểm toán bởi Công ty Deloitte.
Nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn
Báo cáo kiểm toán không có nhiều thay đổi về chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh so với báo cáo tài chính Vietnam Airlines tự lập trước đó.
Sau nửa đầu năm, doanh thu của hãng hàng không này đạt 24.944 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến hãng lỗ ròng 6.678 tỷ đồng sau 2 quý đầu năm, trong khi cùng kỳ lãi 1.517 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại báo cáo lần này, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh tới khoản nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines đã vượt quá tài sản ngắn hạn, với số tiền là 18.444 tỷ đồng (đến cuối tháng 6). Trong kỳ hoạt động vừa qua, hãng hàng không này cũng ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ 6.678 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 5.362 tỷ.
Phía kiểm toán cho biết dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng hàng không này.
Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, khoản phải trả từ ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch bệnh.
Theo Deloitte, những điều kiện này cùng với khoản nợ trên 18.000 tỷ đồng vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, HĐQT và Ban giám đốc đã phải triển khai các kế hoạch ứng phó khủng hoảng để duy trì khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Trong tháng 5 và 6, hãng đã mở thêm 22 chặng bay trong nước, duy trì thị phần khách nội địa. Hãng cũng thực hiện biện pháp tăng chuyến bay chở hàng trong giai đoạn suy giảm vận tải hành khách quốc tế để bù đắp phần thiếu hụt. Ngoài ra, doanh nghiệp đã đàm phán thành công việc giãn, hoãn nợ vay; tìm kiếm các nguồn thu khác như thành lý máy bay, bán và thuê lại máy bay, thanh lý các khoản đầu tư.
Trong năm nay, Vietnam Airlines đã bàn giao 3/5 máy bay A321 CEO thuộc hợp đồng thanh lý 5 máy bay đã ký từ năm 2019 thu được 365 tỷ đồng.
Vietnam Airlines bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục vì nợ vay vượt quá tài sản ngắn hạn và lỗ nặng trong nửa đầu năm 2020. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra trong tháng 8, cổ đông Vietnam Airlines đã chấp nhận phương án không chia cổ tức, không trích quỹ đầu tư phát triển để dành nguồn tiền duy trì hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Cổ đông công ty cũng đồng ý thanh lý 9 máy bay A321 CEO sản xuất năm 2007-2008 trong giai đoạn 2020-2021.
Lãnh đạo hãng hàng không này cũng nhấn mạnh trong tháng 8, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã và đang xem xét triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính cho hãng để duy trì thanh khoản và hoạt động liên tục.
Các biện pháp hỗ trợ bao gồm cấp tín dụng không quá 4.000 tỷ và cho phép Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Hiện tại, hãng đang trong quá trình đàm phán với một đối tác để hoàn thành việc ký thỏa thuận chính thức bán cổ phần tại một công ty liên kết. Trên cơ sở phê duyệt của các cơ quan quản lý có thẩm quyền và kết quả đàm phán hiện tại, doanh nghiệp kỳ vọng việc chuyển nhượng sẽ hoàn thành trong năm nay.
Vietnam Airlines hiện là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19. Trong khi doanh thu nửa đầu năm nay giảm hơn một nửa (tương đương hơn 1 tỷ USD theo giá trị tuyệt đối), khoản lỗ ròng gần gần 6.700 tỷ đồng trong nửa năm qua đã bào mòn hết lợi nhuận chưa phân phối những năm trước đó của hãng.
Tính đến cuối tháng 6, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của hãng đã ở mức 4.589 tỷ đồng.
CRE: Bản chất hoạt động kém hiệu quả, ẩn khuất đằng sau những con số đẹp!
Thực chất, CenLand đang ghi nhận sự gia tăng rất lớn của các khoản phải thu cả trong ngắn và dài hạn. Theo đó, với dòng tiền âm, dự kiến công ty sẽ phải đối mặt với bài toán vốn.
Những con số đẹp để "làm màu"?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ- Cenland (mã CK: CRE) vừa công bố mới đây, công ty tiếp tục ghi nhận thêm một kì lưu chuyển tiền thuần âm gần 38,2 tỉ đồng. Mặc dù dòng tiền kinh doanh có sự cải thiện và đạt 20,7 tỉ đồng nhưng dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính lần lượt âm 26 tỉ đồng và 33 tỉ đồng. Thời điểm cuối năm 2019, công ty cũng ghi nhận lưu chuyển tiền thuần âm 155 tỉ đồng.
Vấn đề về dòng tiền của Cenland, đặc biệt là dòng tiền kinh doanh nhận được được chú ý cổ đông lớn. Tại ĐHĐCĐ năm 2019 của công ty diễn ra vào giữa tháng 4 năm ngoái, đại diện cổ đông ngoại lớn nhất - nhóm quĩ VinaCapital từng có ý kiến về việc dòng tiền kinh doanh âm của Cenland.
Trong Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland cũng thể hiện rõ, phần khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, người viết tính toán được tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đầu quý là 3,2, nhưng đến cuối quý giảm xuống còn 1,9. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn giảm đi 1,3 lần cho thấy so với hồi đầu quý. Và do đó, khả năng mà các Tài sản ngắn hạn (TSNH) có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản Nợ ngắn hạn hoàn toàn khó khăn hơn. Nếu như ở đầu quý công ty có tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đang ở mức cao hơn 2, thì ngay sau đó vào cuối quý tỷ số này nhanh chóng rơi xuống thấp hơn 2. Nguyên nhân có thể là do khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho kém. Trên thực tế hàng tồn kho cuối quý đã tăng lên 13.869.812.010, tương ứng vs mức tăng 8,9%.
Nguồn: Ảnh chụp từ Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland
Bên cạnh đó, tỷ số khả năng thanh toán nhanh đầu quý là 1,99; nhưng đến cuối quý là 1,72. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cuối quý so với đầu quý đã giảm 0,27 lần cho thấy khi đã loại bỏ yếu tố hàng tồn kho, khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền của doanh nghiệp ngày càng kém đi. Đặc biệt khi hệ số này ở 2 thời điểm đều lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán nợ ko tốt vì các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Người viết cũng tính toán được rằng, tỷ số khả năng thanh toán đầu quý là 0,1469 nhưng đến cuối quý là 0,1477. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp đầu quý có giảm nhẹ so với cuối quý. Bên cạnh đó tỷ số này ở cả đầu và cuối quý đều thấp hơn 0,5 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ vốn vay từ bên ngoài của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30%, chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng của ngành BĐS và xu hướng xây dựng ngày càng nhiều các khu du lịch, khu chung cư cao cấp... thì doanh nghiệp nên để tỷ số nợ cao hơn để tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính này. Tỷ số tự tài trợ Tài sản dài hạn giảm 0,49 so với đầu quý cho thấy mức độ tự tài trợ Tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu càng ít, khả năng tài chính của doanh nghiệp đang kém dần, có thể dẫn đến rủi ro tài chính cao hơn trong tương lai.
Cũng trong BCTC Hợp nhất quý I cho thấy, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp giảm mạnh, tương ứng vs 98%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm 45,77%, chi phí lãi vay tăng so với đầu quý cho thấy trong quý 1 doanh nghiệp hoạt động không mấy hiệu quả.
Doanh thu Cenland đạt gần 275 tỉ đồng trong quí I/2020, giảm 29% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh thu môi giới bất động sản sụt giảm mạnh từ 312 tỉ đồng còn 221 tỉ đồng, đây cũng là khoản thu chiếm tới 80% tổng doanh thu của công ty.
Ngoài ra, các khoản thu từ mảng đầu tư bất động sản, dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện hay dịch vụ cho thuê văn phòng đều ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.
Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của Cenland ngày càng kém cho thấy tiềm lực tài chính chưa vững vàng, hoạt động giảm sút một cách báo động trong quý I.
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động môi giới bán hàng của CenLand. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 270 tỉ đồng giảm 30% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu môi giới BĐS giảm 29% xuống 221 tỉ đồng và doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện giảm mạnh từ gần 20 tỉ đồng xuống còn 908 triệu đồng, sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 107 tỉ đồng giảm 28% so với quý I/2019.
Cổ phiếu bị ghẻ lạnh?
Với tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc cùng dòng tiền thuần âm trong thời gian dài, giá cổ phiếu CRE của Cenland cũng liên tục giảm sâu trong 6 tháng qua. Trước khi niêm yết cổ phiếu CRE được giới đầu tư kỳ vọng rất nhiều bởi kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng và mức giá niêm yết khá hấp dẫn. Cụ thể, với mức giá tham chiếu ngày niêm yết là 50.000 đồng/cổ phiếu thì chỉ số giá cổ phiếu trên thu nhập mỗi cổ phần chỉ có khoảng 5 lần, chỉ số giá trên giá trị sổ sách khoảng 2 lần. Tuy vậy, khác với nhiều cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiền khi niêm yết thường được đẩy giá tăng kịch trần để "lấy hên" thì CRE lại liên tục giảm.
Một động thái mới nhất vào ngày 24/4/2020, theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), quỹ đầu tư nước ngoài Dragon Capital đã "cắt lỗ" sau 2 năm đầu tư vào CenLand.
Sau giao dịch này, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý (gồm VEIL và Amersham Industries Limited) chỉ còn nắm giữ 3,9 triệu cổ phiếu CRE, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,88% và không còn là cổ đông lớn tại CenLand.
Lần thoái vốn đáng chú ý nhất gần đây là quĩ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) vừa công bố thông tin đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu CRE trong phiên 24/4. Sau giao dịch, quĩ này chỉ còn sở hữu 2,82 triệu cổ phiếu CRE, tương đương 3,525% vốn điều lệ của công ty.
Về phía nhóm quĩ ngoại còn lại là VinaCapital cũng từng thông qua quĩ thành viên Vietnam Master Holdings 2 Limited bán bớt một phần sở hữu cổ phiếu CRE trong tháng 2/2019, giảm tỉ lệ nắm giữ từ 12% còn 11,76% vốn điều lệ.
Việc nhà đầu tư không hào hứng với cổ phiếu CRE có thể bắt nguồn từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho CenLand không hấp dẫn là cổ đông của công ty này khá đậm đặc. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, Cenland là công ty con của Cen Group, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó Cen Group nắm 51,1% cổ phần, Cán bộ công nhân viên sở hữu 12%, Ban lãnh đạo và các bên liên quan 3,1%, Cổ đông khác 8,8%. Như vậy, số cổ phiếu tự do chuyển nhượng chiếm tỷ lệ có 8,8%, tương đương với 4,4 triệu cổ phiếu. Việc cổ phiếu tự do chuyển nhượng khá thấp đồng nghĩa với việc sẽ không có quá nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này. Do đó giá cổ phiếu cũng khó tăng đột biến trong ngắn hạn.
Cơ cấu cổ đông của Cenland khá cô đặc
Nhìn vào hoạt động của Cenland, có thể thấy, bản chất hoạt động của Cenland không dừng lại ở vai trò môi giới, mà đã cơ bản chuyển sang hình thức đầu tư thứ cấp kết hợp môi giới.nếu giả định lựa chọn đầu tư thứ cấp của Cenland là đúng, điều gì khiến nhà đầu tư cần quan tâm với Cenland? Nhiều nhà đầu tư chia sẻ, đó là các giao dịch với bên có liên quan của Công ty.
Mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm công ty hoặc trực thuộc một nhóm công ty có mô hình tập đoàn, thì việc phát sinh các giao dịch với các bên liên quan là điều có thể hiểu được. Trong nhiều trường hợp, đây chính là thế mạnh giúp doanh nghiệp có thêm sức mạnh trong kinh doanh.
Tuy nhiên, việc phát sinh các giao dịch với các bên có liên quan với giá trị lớn, trong một số tình huống có thể tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích hoặc có thể dẫn đến việc phản ánh không khách quan chất lượng doanh thu mà doanh nghiệp phản ánh.
Hơn nữa, khi xét đến tương lai của thị trường bất động sản rất nhiều người vẫn còn e ngại. Nhiều chuyên gia cho rằng giá bất động sản đã đạt đỉnh nên mức độ giao dịch sôi động thời gian tới sẽ giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Cenland khó lấy lại được kỳ tích tăng trưởng doanh thu lẫn lợi nhuận cao như những năm vừa qua. Do đó triển vọng của Cenland cũng không được đánh giá cao và cổ phiếu cũng sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Tổng kết lại, với tình hình tài chính có thể đánh giá là kém, việc nhóm quỹ lớn thoái vốn bớt khỏi CRE và đặt những nghi ngờ về doanh nghiệp này cũng là điều dễ hiểu. Do đó, có nhiều khuyến cáo các nhà đầu tư trong nước cũng nên cân nhắc khi bỏ vốn vào CRE. Phải chăng đây cũng chính là lý do cổ phiếu CRE của Cenland mãi vẫn không thể "ngóc đầu" lên được?
Biến động giá cổ phiếu CRE 6 tháng qua
An ninh Tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin./.
Bầu Đức vẫn đau đầu với gánh nợ của Hoàng Anh Gia Lai Dù đã tái cơ cấu và giảm đáng kể giá trị vay nợ trong năm qua, nợ ngắn hạn của Hoàng Anh Gia Lai vẫn cao hơn tài sản ngắn hạn. Công ty còn trễ hạn thanh toán một số khoản vay. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) năm qua đã cơ cấu lại...