Kiểm toán kiến nghị xử lý tài chính 81.095 tỷ đồng của năm 2018
Từ báo cáo của 214 cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2019 đối với niên độ ngân sách năm 2018, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 81.095 tỷ đồng, trong đó tăng thu 8.151 tỷ đồng, giảm chi NSNN 18.884 tỷ đồng; chuyển 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều 28/5, Quốc hội (QH) nghe báo cáo về đề nghị Quốc hội phê chuẩn Quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018.
Nợ công bằng 58,3% GDP
Trình bày Tờ trình đề nghị QH phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2018 tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán thu NSNN là 1.319.200.000 triệu đồng, quyết toán 1.431.662.057 triệu đồng, tăng 8,5% (112.462.057 triệu đồng) so với dự toán, chủ yếu do tăng thu từ tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô.
Trong đó, ngân sách địa phương (NSĐP) tăng thu 78.099.136 triệu đồng, ngân sách trung ương (NSTW) tăng thu (gồm cả tăng thu từ nguồn viện trợ) 34.362.921 triệu đồng, Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội tháng 5/2019 để phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2018.
Dự toán chi NSNN là 1.523.200.000 triệu đồng, quyết toán 1.435.435.263 triệu đồng, bằng 94,2% (giảm 87.764.737 triệu đồng) so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán, hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN.
Quyết toán chi NSTW là 572.609.766 triệu đồng, thấp hơn 4,8% so với dự toán. Quyết toán chi NSĐP là 862.825.497 triệu đồng, thấp hơn 6,4% với dự toán.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tại Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13/11/2017, mức bội chi NSNN được quyết định là 204.000.000 triệu đồng, so với GDP bằng 3,7% GDP.
Quyết toán số bội chi NSNN là 153.110.403 triệu đồng, bằng 2,8% GDP, giảm 50.889.597 triệu đồng (0,9% GDP) so với dự toán QH quyết định; trong đó NSĐP quyết toán không bội chi giảm so với dự toán 9.000.000 triệu đồng; NSTW quyết toán 153.110.403 triệu đồng, bằng 78,5% dự toán, giảm về số tuyệt đối là 41.889.597 triệu đồng (trong đó, sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2018 giảm bội chi 3.500.000 triệu đồng), giảm về số tương đối là 0,73% GDP so với dự toán QH quyết định.
Về nguồn bù đắp bội chi của NSTW, vay trong nước là 110.689.303 triệu đồng; vay ngoài nước là 42.421.100 triệu đồng.
Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi như trên, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 49,9% GDP, nợ công bằng 58,3% GDP, trong giới hạn theo quy định của Chính phủ và của QH.
Tổng mức vay của NSNN QH quyết định là 363.284.000 triệu đồng; quyết toán 284.806.197 triệu đồng, bằng 78,4% (giảm 78.477.803 triệu đồng) so với dự toán, chủ yếu do giảm bội chi NSNN 50.889.597 triệu đồng; NSTW giảm 52.200.701 triệu đồng; NSĐP giảm 26.277.102 triệu đồng.
Chính phủ trình QH xem xét phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2018 như sau: tổng số thu cân đối NSNN là 1.880.029.177 triệu đồng (bao gồm cả nguồn năm 2017 chuyển sang năm 2018, thu kết dư NSĐP năm 2017 và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN); tổng số chi cân đối NSNN là 1.869.791.887 triệu đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2018 sang năm 2019); bội chi NSNN 153.110.403 triệu đồng, bằng 2,8% GDP (không bao gồm kết dư NSĐP 157.886.227 triệu đồng).
Kiến nghị xử lý tài chính 81.095 tỷ đồng
Theo Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày tại phiên họp, tổng hợp kết quả chính từ 268 báo cáo kiểm toán của 214 cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2019 đối với niên độ ngân sách năm 2018, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 81.095 tỷ đồng, trong đó tăng thu 8.151 tỷ đồng, giảm chi NSNN 18.884 tỷ đồng; chuyển 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, 2 vụ việc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra xử lý theo quy định pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 198 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tránh thất thoát, lãng phí.
Trong đó, về thu ngân sách nhà nước, tình trạng các tổ chức, đơn vị, người nộp thuế hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế gái trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác vẫn diễn ra và chậm được khắc phục.
Kết quả kiểm toán, KTNN xác định số phải nộp tăng thêm 8.151 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ để lại đối với một số phí, lệ phí không phù hợp so với nhu cầu sử dụng dẫn đến cuối năm 2018 kinh phí tồn không có nhiệm vụ chi còn lớn làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Về chi ngân sách nhà nước, vẫn còn tình trạng một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa chi tiết danh mục ngay từ đầu năm; phân bổ thiếu căn cứ hoặc chưa sát thực tế, chưa đủ điều kiện, không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; bố trí vốn còn dàn trải và ứng trước kế hoạch vốn sai quy định; 15/45 địa phương ứng trước dự toán NSTW nhưng chưa bố trí để thu hồi 10.843 tỷ đồng, còn 34/45 địa phương được kiểm toán có số tạm ứng quá hạn chưa thu hồi đến 31/12/2018 là 7.534 tỷ đồng; tạm ứng sai quy định 122 tỷ đồng; NSĐP tạm ứng từ NSTW kéo dài, quá thời hạn nhưng chưa thu hồi 5.059 tỷ đồng.
KTNN cũng cho biết, còn nhiều sai sót, tồn tại trong quản lý chi đầu tư từ khâu thẩm định, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư dự án; tổ chức đấu thầu, thực hiện dự án; nghiệm thu, thanh và quyết toán…
Qua kiểm toán 2.013 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 9.447 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kiểm toán 11 dự án BOT và 28 dự án BT tại các địa phương cho thấy còn hạn chế trong cơ chế, chính sách và quản lý đối với các dự án này, nổi bật là cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án; không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công; giao đất cho Nhà đầu tư thanh toán dự án chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá theo quy định của Luật Đất đai 2013; xác định đơn giá đất chưa phù hợp…
Tỷ lệ thực hiện dự toán chi của một số lĩnh vực thuộc NSTW đạt thấp; còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức 331 tỷ đồng; giao dự toán và đưa vào quyết toán chi thường xuyên một số nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.991 tỷ đồng.
Còn 34/45 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn 889 tỷ đồng; 20/45 địa phương chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp 145 tỷ đồng; 37/45 địa phương chưa hoàn trả NSTW kinh phí bổ sung có mục tiêu và các chương trình MTQG theo quy định 1.606 tỷ đồng…
Trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho hay, Ủy ban TCNS thống nhất với KTNN và Chính phủ trình QH phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2018 như sau.
Tổng số thu cân đối NSNN là 1.880.029.177 triệu đồng (bao gồm cả số thu chuyển nguồn năm 2017 sang năm 2018, thu kết dư NSĐP năm 2017, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN); tổng số chi cân đối NSNN là 1.869.791.887 triệu đồng (bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2018 sang năm 2019); bội chi NSNN là 153.110.403 triệu đồng, bằng 2,8% GDP (không bao gồm kết dư NSĐP).
Tổng mức vay của NSNN để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 284.806.197 triệu đồng.
Nhựa Tiền Phong (NTP) thông qua phương án phát hành gần 20 triệu cổ phiếu thưởng
Tỷ lệ phát hành 20%.
CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (mã chứng khoán NTP) vừa thông qua phương án phát hành hơn 19,6 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 20 cổ phiếu mới.
Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 196 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển trên BCTC năm 2019 đã kiểm toán của công ty. Dự kiến sau phát hành Nhựa Tiền Phong tăng vốn điều lệ lên gần 1.178 tỷ đồng. Thời gian phát hành trong năm 2020.
Năm 2019 Nhựa Tiền Phong đạt 4.760 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 5,3% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2019 đạt 623 tỷ đồng. Trên BCTC năm 2019 đã kiểm toán thể hiện, tính đến 31/12/2019 Nhựa Tiền Phong còn 962 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.
Trước đó Nhựa Tiền Phong công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 960 tỷ đồng, giảm 4,2% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế ngược lại tăng 5,6% lên mức 75,6 tỷ đồng.
Trên thị trường, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong vẫn tăng mạnh so với thời điểm đầu năm với tỷ lệ tăng 11,5% lên vùng giá 34.900 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng Bảo Việt báo lợi nhuận 2019 'bốc hơi' sau kiểm toán Sau kiểm toán năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,5% so với báo cáo tự lập. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2019 với thu nhập lãi thuần và hầu hết các khoản lãi thuần khác không biến động so với báo cáo tự lập. Trong khi đó,...