Kiểm toán điểm loạt ngân hàng vượt trần tín dụng
Kiểm toán Nhà nước điểm tên 7 tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Theo KHKT năm 2020, KTNN thực hiện kiểm toán 169 cuộc kiểm toán, bao gồm 158 cuộc kiểm toán được lập tư đầu năm và điều chỉnh,bổ sung trong năm theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và đề nghị của các đơn vị có liên quan.
Mặc dù trong điều kiện của dịch bệnh Covid-19 song đến ngày 30/9, toàn ngành đã triển khai 147/184 đoàn kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 114/147 đoàn kiểm toán (đạt 77,5% số cuộc đã triển khai), phát hành 98 báo cáo kiểm toán.
Ngân hàng Shinhan Bank vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng 132 tỷ đồng
Video đang HOT
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến ngày 30/9 là 52.970 tỷ đồng, trong đó: Tăng thu 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi NSNN 10.700 tỷ đồng, kiến nghị khác 39.195,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước điểm tên một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước (NHNN) bao gồm: Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank (Hàn Quốc) 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho – Chi nhánh TP.HCM 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan – Chi nhánh TP.HCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt -Nga 69 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán nhà nước, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế, đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.
Từ nhiều năm nay, NHNN ngoài đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống còn áp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho từng ngân hàng thương mại để kiểm soát tốc độ cung tiền, kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, hạn mức này được NHNN điều chỉnh khá linh hoạt theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát cũng như nhu cầu và sức khỏe của các ngân hàng.
Thông thường, các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu sẽ bị NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải để không gây rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, các ngân hàng có sức khỏe tài chính mạnh vẫn được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao.
9 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 5,12% song nhiều ngân hàng vẫn được NHNN cho phép nâng room tín dụng cao. Trong top được tăng trưởng tín dụng cao nhất là Techcombank, VPBank, được nâng hạn mức tín dụng năm 2020 lên 19-23%, MBB điều chỉnh room tín dụng từ 11,75% lên 20%. VIB nới lên 12,5% so với hạn mức ban đầu; TPBank được tăng room lên 11,5%…
Kiểm toán "điểm danh" hàng loạt ngân hàng vượt trần tín dụng
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội khóa XIV về công tác kiểm toán năm 2020 cho thấy, một loạt ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt hạn mức (room) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép, trong đó các ngân hàng như PVCombank, SCB vượt trần trên dưới chục nghìn tỷ đồng.
Theo quy định, từ nhiều năm nay, NHNN ngoài đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống còn áp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng cho từng ngân hàng thương mại để kiểm soát tốc độ cung tiền, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, hạn mức này được NHNN điều chỉnh khá linh hoạt theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát cũng như nhu cầu và sức khỏe của các ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu sẽ bị NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải để không gây rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, các ngân hàng có "sức khỏe" tài chính mạnh vẫn được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, một loạt ngân hàng đã vượt trần tín dụng cho phép. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng (PVCombank) vượt trần 13.656 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) 8.654 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoViet Bank) 3.153 tỷ đồng; Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng; Ngân hàng Mizuho TP Hồ Chí Minh 192 tỷ đồng; Ngân hàng Busan Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 83 tỷ đồng; Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga 69 tỷ đồng.
Ngoài ra, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra tồn tại trong hoạt động cơ cấu các ngân hàng 0 đồng. Trong đó, đến tháng 9/2020 vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc mặc dù tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Trong đó, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank) là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) là 13.380 tỷ đồng. Năm 2019 lỗ lũy kế của các ngân hàng này tăng lên lần lượt là 17.971 tỷ đồng, 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.
Về hoạt động mua bán nợ, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn hạn chế.
Đến 31/12/2019, tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Ngân sách tăng thu gần 3.000 tỷ đồng từ phạt vi phạm thuế Lũy kế 9 tháng đầu năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 15.294 doanh nghiệp, phát hiện nhiều vi phạm nên đã ra quyết định thu hồi tiền thuế về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền lên đến hơn 2.900 tỷ đồng. Doanh nghiệp làm thủ tục khai thuế tại Cục Thuế...