Kiếm tiền triệu trong mùa dịch Covid-19 nhờ làm đồ ‘handmade’ tại nhà
Một số bạn trẻ kiếm thêm thu nhập tại nhà nhờ những sản phẩm ‘handmade’ (tự làm bằng tay) trong mùa dịch Covid-19.
Những sản phẩm đơn giản nhưng đẹp nhờ vài đường thêu – ẢNH: VTY
Đó là những món đồ handmade được sản xuất ngay tại nhà từ khẩu trang thêu cho đến sen đá làm bằng đất sét…
Mang màu sắc, nét đẹp riêng
Gần một năm nay, chị Vũ Thị Yến (26 tuổi) ở TP.Thái Bình ( tỉnh Thái Bình) nỗ lực vừa tự học và tự làm những món đồ handmade như nơ cột, kẹp tóc, khẩu trang, băng đô… Sau nhiều lần nếm trải thất bại, công việc phụ này hiện trở thành nghề “kiếm cơm” chính của chị.
“Trước đây, tôi chưa từng nghĩ sẽ làm về mảng thêu. Trong đợt dịch Covid-19 năm 2020, tôi đã thử kinh doanh sản phẩm khác nhưng không có kết quả. Lúc lang thang trên mạng, tôi tình cờ phát hiện một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm về thêu nên chuyển sang mảng này”, chị Yến nói.
Sản phẩm handmade có thêu hoa đơn giản giúp thu hút khách hàng – ẢNH: NVCC
Tất cả sản phẩm của chị Yến đều làm từ chất liệu vải linen, sợi thiên nhiên mềm mịn. Chị Yến cho biết cô bán được số lượng lớn sản phẩm nhờ thêu thêm họa tiết nhỏ tinh tế. Các sản phẩm handmade của chị có giá dao động 45.000-130.000 đồng. Chị Yến cho hay có tháng bán được tới 2.000 sản phẩm.
“Tôi nhận thấy thị trường quốc tế rất yêu thích và trân trọng sản phẩm thủ công của người Việt. Tuy nhiên, để thu hút khách, các mặt hàng handmade phải mang màu sắc, nét đẹp riêng và người bán cũng cần phải tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm”, chị Yến chia sẻ. Để thu hút khách hàng, chị Yến còn thêu tên của họ để đảm bảo sản phẩm “không dụng hàng với ai”.
Tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm handmade, có tháng chị Yến bán được 2.000 sản phẩm
Những chiếc khẩu trang thêu handmade thu hút khách hàng nhờ sử dụng chất liệu vải linen – ẢNH: NVCC
Video đang HOT
Hoa làm bằng đất sét
Cũng muốn kiếm thêm thu nhập trong mùa dịch Covid-19, chị Trần Lam Thúy Mai (32 tuổi) ở tỉnh Bình Thuận đã chọn đất sét nhân tạo tự khô để khởi nghiệp.
“Ngoài công việc chính vào ban ngày, buổi tối tôi tự tìm hiểu và học cách làm hoa giả bằng đất sét nhân tạo tự khô trên Youtube để bán sản phẩm handmade, kiếm thêm thu nhập”, chị Mai, một nhân viên nhà thuốc tây, chia sẻ.
Hoa sen đá làm bằng đất sét
Sản phẩm được nhiều người trẻ yêu thích vì “tồn tại” được gần 10 năm
Chị Mai cho biết cô chọn đất sét nhân tạo tự khô vì có thể làm ra bất cứ vật mẫu nào mà không bị giới hạn… và sản phẩm có tuổi thọ 8-10 năm. Hiện tại, cô bán nhiều sản phẩm từ đất sét như cây, hoa, phụ kiện trang sức, tượng chibi, mô hình…
“Tôi dùng sơn dầu trộn trực tiếp vào đất để tạo ra màu mong muốn, rồi sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để nặn đất sét làm cây hoặc mẫu hoa, kế đến để khô và hoàn thiện sản phẩm. Thường một chậu hoa sen tốn khoảng 120-160g đất sét”, chị Mai chia sẻ.
Sản phẩm chị mai được pha tỉ lệ 1:3 giữa đất sét Nhật và Thái
Cánh hoa làm từ đất sét
Dùng tay để nặn cánh hoa
Những đóa hoa nhìn như thật được làm từ đất sét
Đa dạng nhiều mẫu mã
Kiếm được vài triệu đồng mỗi tháng nhờ khéo tay
Để cho ra một chậu hoa trông như thật, chị Mai cho biết cô phải trải qua nhiều công đoạn từ nhàu nặn cho cho đến trang trí tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Một chậu sen đá hoặc xương rồng đất sét trung bình mất khoảng 4-8 giờ mới hoàn thành, còn những mẫu lớn hơn thì 1-2 ngày.
Trung bình mỗi tháng chị Mai có thu nhập 4-5 triệu động từ việc bán các sản phẩm do chính cô làm bằng đất sét nhân tạo tự khô. “Tôi phải làm sản phẩm handmade sao cho đẹp nhất, giống thật nhất và thường xuyên ra nhiều mẫu mã mới thì mới thu hút được nhiều khách hàng”, chị Mai nói.
Thất nghiệp vì Covid-19, vợ chồng nghèo chật vật bám trụ Sài Gòn
Sau hơn 1 năm hoành hành, dịch Covid-19 đã khiến cho không ít người lao động rơi vào cảnh bế tắc vì nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Họ không còn cách nào khác ngoài việc rời khỏi các thành phố lớn, về quê kiếm kế sinh nhai. Nhưng cũng có những người vì hoàn cảnh mà phải bám trụ lại mảnh đất Sài Gòn. Để có tiền cho con ăn học, thuê trọ, họ chỉ còn biết vay mượn khắp mọi nơi, hy vọng sớm tìm được công việc mới.
Theo thông tin trên Thanh niên, anh P.C.T. 36 tuổi, quê Tây Ninh và vợ là chị N.T.T., 44 tuổi, quê Phú Thọ đã thất nghiệp suốt 7 tháng nay. Anh chị cho biết, mình đã làm việc ở Sài Gòn được 11 năm, nhưng tháng 5/2020, công ty thông báo giải thể khiến anh chị chỉ còn cách cầm hồ sơ xin việc, đi khắp nơi tìm cơ hội mới.
Anh T. bế tắc vì không biết làm thế nào để xoay sở, lo cho gia đình (Ảnh: Vũ Phượng)
Dù đã nhiều tháng trôi qua, nhưng anh chị vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng. "Nơi thì kêu dịch cắt giảm không tuyển thêm, nơi thì chê nhiều tuổi rồi. Giờ người ta tuyển lao động dưới 25 tuổi, chứ như tôi 44 tuổi rồi, sao mà làm năng suất như mấy em trẻ vậy được. Đành chịu, cứ đi hỏi từ ngày này qua ngày khác vậy thôi", vợ chồng anh chị T. buồn rầu cho biết.
Hiện nay, chị đang làm đủ thứ việc để kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng chỉ được 2, 3 ngày là lại hết việc, cuộc sống rất bấp bênh. Anh T., chồng chị là thợ hồ nhưng hiện cũng không có việc, chỉ biết đợi ai thuê gì làm nấy. Dù khổ đến mấy anh chị cũng chịu, nhưng ngặt nỗi không ai thuê làm. "Đêm đến lo tiền học cho con, tiền nhà trọ mà không sao chợp mắt được, chưa bao giờ thấy bế tắc, áp lực tiền bạc đến như vậy", anh T. thở dài.
Gia đình ba người sống trong căn phòng trọ chừng 8m2 (Ảnh: Thanh niên)
Trong căn nhà trọ chừng 8m2 ngột ngạt, tài sản lớn nhất của vợ chồng anh chị là chiếc tủ lạnh được mua trả góp vài năm trước. Hiện tại, riêng tiền học, tiền thuê trọ đã ngót nghét 5 triệu đồng/tháng, còn những chi phí khác anh chỉ còn biết "giật gấu, vá vai", cứ vay chỗ nọ, bù chỗ kia. May có bạn bè, hàng xóm thương tình nên cũng giúp đỡ ít nhiều.
Thế nhưng khi nhận giấy báo đóng tiền học cho con, anh chị không khỏi lo lắng, sốt ruột. "Đời mình đã thất học, đã dốt rồi nên con mình mà dốt nữa thì tội cho nó. Phải cho nó cái chữ để sau này có công việc gì đó bớt khổ mà làm kiếm sống", anh T. tâm sự.
Thậm chí, cuộc sống còn bế tắc đến nỗi khi anh mượn được app để chạy xe ôm công nghệ, lúc đến đón khách, thấy xe nát quá nên họ hủy luôn chuyến. Hơn nửa năm qua, từ bốc vác, đào đất, khiêng sắt, phụ công trình,...chưa có việc gì là anh chưa làm qua.
Dù khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng lo cho con ăn học (Ảnh: Vũ Phượng)
Dù quê nội chỉ cách Sài Gòn chưa tới 100km nhưng đã 3 năm nay anh chị chưa về quê ăn Tết. Dù rất nhớ nhà nhưng không có tiền để về. Anh chị đành mua gói bánh thắp nhang, vậy coi như là đón Tết. Tủi thân đến phát khóc nhưng cũng chẳng biết phải kêu ai.
Nhiều người nói anh chị nên về quê, nhưng anh T. cho biết, nếu về quê sẽ phải ở nhờ nhà anh em, như thế thì rất phiền. Ở không được, về không xong khiến anh T. không biết phải cầm cự như thế nào.
Sau khi câu chuyện của anh chị được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ ý muốn giúp đỡ hoặc giới thiệu công việc để cuộc sống anh chị đỡ khổ. Thậm chí còn có người sẵn sàng tặng anh chị một chiếc xe máy để chạy xe ôm hoặc giao đồ ăn.
Nhiều người nhiệt tình giới thiệu công việc hoặc tặng xe máy cho vợ chồng anh T. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế, không riêng gì vợ chồng anh T. lâm vào cảnh bi đát do tác động của dịch Covid-19. Hồi giữa tháng 2, một công ty tại Bình Dương cũng đã phải đóng cửa khiến hơn 300 công nhân bỗng dưng thất nghiệp sau Tết. Đáng nói là họ không hề biết gì về thông tin công ty ngừng hoạt động, chỉ sau kỳ nghỉ Tết, trở lại làm việc, họ mới bần thần nhận tin.
Công nhân ở Bình Dương bần thần khi biết công ty đã dừng hoạt động (Ảnh: Lao động)
Hay gần đây nhất là câu chuyện về gia đình có 5 người con cố bám trụ lại Sài Gòn dù bố mẹ đã bị mất việc. Họ phải đi nhặt ve chai sống qua ngày bởi không thể tìm được công việc mới.
Chẳng biết đến lúc nào dịch Covid-19 mới biến mất hoàn toàn và cuộc sống của người lao động trở lại như bình thường. Chỉ mong rằng những gia đình như vợ chồng anh T. sẽ sớm tìm được lối thoát, hay đơn giản là kiếm được một công việc ổn định, để gia đình đỡ khổ hơn.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Tản mạn về đồng lương "thanh cao" và những nghề tay trái của giáo viên Giáo viên làm thêm mà không phạm pháp, làm thêm để sau những buổi lên lớp không phải lo chuyện cơm áo, gạo tiền là điều đáng trân quý. Khi kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày càng cao và Nhà nước đang khuyến khích mọi cá nhân, tập thể làm giàu thì...