Kiếm tiền triệu mỗi đêm từ việc bắt cá mú giống
Chỉ cần vài giờ thả lưới, ngư dân cũng có thể bắt được hàng ngàn con cá mú giống, người ít cũng từ 700 – 800 con, với giá thu mua hiện tại khoảng 1.000 – 1.200 đồng/con. Như vậy, mỗi đêm người dân cũng kiếm được tiền triệu từ cá mú.
Thời gian gần đây, cảng biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trở nên khá nhộn nhịp, bởi có rất nhiều người tập trung về khu vực này để bắt cá mú con giống. Vào thời điểm hiện tại, cá mú đang bán được giá nên càng thu hút nhiều ngư dân đổ xô đi đánh bắt.
Thời điểm này đang là mùa sinh sản của cá mú nên có rất đông người đi đánh bắt
Chông đèn đi săn cá mú…
Chúng tôi có mặt tại cảng biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh lúc trời vừa sẩm tối. Thời điểm này đã có hàng chục ngư dân tập trung tại đây, chuẩn bị sẵn sàng mọi ngư, lưới cụ để dong thuyền đi bắt cá mú giống.
Khi nước lên, cá mú sẽ theo nước đi vào trong vùng cửa biển, người dân tận dụng thời điểm này để thả lưới
Khi nghe tôi đề cập đến chuyện bắt cá mú, anh Lê Hoàng, một ngư dân còn khá trẻ cười hồ hởi vì mấy hôm nay trúng lớn. Anh Hoàng cho biết, giai đoạn này đang là mùa sinh sản của cá nên mới có nhiều cá mú con như vậy, chứ bình thường thì không. “Chốc nữa đi với chúng tôi, các anh sẽ biết rõ việc bắt cá diễn ra như thế nào?” – anh Hoàng nói.
Nhiều ngư dân tại đây cho biết, chỉ có vùng biển Cửa Tùng mới xuất hiện loại cá mú con như thế này. Cá mú giống thường chỉ tập trung ở vùng cửa biển, vào những khi nước lên thì cá đi thành đàn theo con nước vào sâu bên trong, đến khi nước xuống thì trở lại biển.
Video đang HOT
Còn theo ông Phan Văn Bình (ở khu phố 3, thị trấn Cửa Tùng) cho hay, cá thường xuất hiện vào khoảng tháng 10 hàng năm, vào những khi biển lặng. Khoảng lúc sẩm tối, nước dâng lên thì cá vào, đến khoảng 22h trở về sau thì không còn cá nữa.
Đang dở câu chuyện, anh Hoàng thúc dục chúng tôi lên thuyền: “Các anh muốn quay phim, chụp ảnh thì cứ lên thuyền đi với anh em tui. Tranh thủ lúc nước đang lên để thả lưới chứ khi nước xuống thì cá đi hết”. Sau khi giúp chúng tôi “yên vị” trên một chiếc thuyền thúng tròn, anh Hoàng dong thẳng thuyền ra phía cửa biển để bắt đầu hành trình bắt cá mú.
Khoảng 20h, cảng Cửa Tùng đã trở nên đông đúc bởi có rất nhiều người đi bắt cá mú. Những tiếng cười nói, tiếng gọi nhau càng làm tăng thêm không khí nhộn nhịp ở cảng biển.
Công cụ để bắt đầu chuyến đánh bắt gồm lưới và thuyền thúng
Dụng cụ bắt cá mú của người dân khá đơn giản, chỉ cần một chiếc lưới, đan rất dày để có thể thu được những loài sinh vật nhỏ nhất (dân đi biển thường gọi là dạ). Vốn đã có kinh nghiệm nên anh Hoàng mất rất ít thời gian cho việc buông lưới. Anh Hoàng nói: “Mình chỉ cần thả lưới, rồi ngồi đợi khoảng 30 phút hoặc 1 giờ sau chờ nước xuống mới bắt đầu thu lưới. Nếu gặp luồng cá đi thì bắt được nhiều, còn không thì khoảng vài trăm con”.
Do có rất đông người đi bắt cá nên phao lưới nổi dày đặc trên mặt nước, lưới của người này thả sát lưới người kia. Đang buông tấm lưới xuống biển, ông Bình cho biết, mấy hôm nay người đi bắt cá mú giống càng đông hơn, lúc cao điểm cũng lên đến gần trăm người, lúc ít thì vài chục người.
Ông Bình kể: “Trung bình mỗi tối tui cũng bắt được khoảng 600 – 700 con, người nhiều nhất thì cũng khoảng trên 3.000 con cá mú giống. Bắt được bao nhiêu đều có thương lái thu mua tại chỗ”.
Khi đồng hồ điểm 21h30, cũng là lúc mực nước biển có dấu hiệu rút xuống, anh Hoàng và anh Phan Đông bắt đầu thu lưới lại để chờ bắt cá. Phía trên bờ đã có thương lái chờ sẵn, chỉ cần ngư dân phân loại xong là họ thua mua rồi đưa đi phân phối.
“Chỉ mất vài giờ cũng kiếm được tiền triệu”
Theo những ngư dân tại Cửa Tùng cho hay, chỉ cần khoảng vài giờ họ cũng có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng, thậm chí gần một triệu đồng nhờ cá mú. Những người may mắn cũng có thể kiếm được vài triệu đồng, nếu bắt gặp cả đàn. Chính vì lợi nhuận thu được từ việc bắt cá mú giống khá cao nên nhiều người dân sẵn sàng bỏ công việc nhà để đi bắt.
Đang phân loại cá để nhập cho thương lái, anh Lê Văn Tuyến (ở khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng) cho biết, cá mú giống còn rất nhỏ, chỉ bằng que tăm nên phải nhọc công sàng lọc, phân loại. Quan trọng là người nhặt cần phải kiên trì để khỏi bỏ sót cá trong mớ hỗn tạp.
Sau khi đưa lên bờ, người dân sẽ tiến hành phân loại, tách riêng cá mú để vào xô nước rồi bán lại cho thương lái
Anh Tuyến kể, tối hôm trước anh bắt được hơn 1.000 con cá mú giống, theo giá thương lái thu mua hiện nay khoảng 1.000 – 1.200 đồng/con, nhờ thế anh thu được hơn 1 triệu đồng. Sau khi nhặt nhạnh cá để vào thau nước, anh Tuyến cho biết, hôm nay anh cũng đánh bắt được khoảng 600 con.
Theo lời các thương lái, cá mú con giống được cung ứng cho các hộ ngư dân nuôi cá mú thương phẩm tại các vùng nuôi ven biển trong tỉnh. Một số được vận chuyển đi các địa phương khác trong nước.
Sau khi thu gom mẻ lưới vừa thả, anh Đông phấn khởi cho biết, hôm nay anh bắt được trên 1.000 con. Với số cá này anh cũng bán được hơn một triệu đồng.
Việc đánh bắt cá mú tạo được thu nhập cao cho nhiều người dân nhưng cũng đang khiến cho loại cá này nhanh chóng cạn kiệt
Những năm gần đây, cá mú được bán với giá rất cao trên thị trường. Nhận biết được giá trị kinh tế của loài cá này nên nhiều người dân đã đổ xô đi đánh bắt. Tuy nhiên, việc khai thác một cách ồ ạt, theo kiểu “tận diệt” như trên đang khiến cho loài cá này nhanh chóng bị cạn kiệt.
Đăng Đức
Theo dantri
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị
Sáng 7/9/2014, tại phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã thành kính dâng hương tại Đài tưởng niệm bờ Bắc sông Thạch Hãn và thả hoa tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong cuộc trường kỳ giải phóng dân tộc. Chủ tịch nước đã trồng cây lưu niệm tại khu vực Đài tưởng niệm đồng thời gửi tặng nhiều phần quà cho trẻ em phường An Đôn và xã Triệu Thượng (huyện Triệu Phong) nhân dịp Trung thu và năm học mới 2014-2015.
Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về tình hình KT - XH, QP - AN và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương, Chủ tịch nước và đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm và gặp gỡ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thả hoa tri ân, tưởng nhớ công ơn to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, tại bờ Bắc sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị.
Hiện tại, xã Vĩnh Thạch đã đạt 17 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Năm 2013, xã Vĩnh Thạch đã vinh dự đón Chủ tịch nước về thăm và lần trở lại này, chứng kiến sự đổi thay vượt trội trên quê hương Vĩnh Thạch, Chủ tịch nước vô cùng phấn khởi và biểu dương nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Thạch thời gian qua.
Trong hai ngày 8 và 9/9, Chủ tịch nước Trường Tấn Sang có chuyến thăm huyện đảo Cồn Cỏ, làm việc với chính quyền huyện đảo và UBND tỉnh Quảng Trị
Theo Thanh Bình
Công an Nhân dân
Ký ức bi hùng về sự ra đi vĩnh viễn của 39 học sinh K8 Trong cuộc "vạn lý trường chinh" có một không hai trong lịch sử cách đây gần 50 năm, có những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của sự chia ly, khắc khoải. Nhưng đau đớn nhất là sự ra đi vĩnh viễn của 39 học sinh K8, để lại sự day dứt cho người thân. Trước sự đánh phá hết sức ác liệt...