Kiếm tiền “khủng” từ nghề viết ứng dụng trên mạng xã hội
Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này rất lớn.
Chỉ riêng mạng xã hội Zing Me, doanh thu ứng dụng hàng tháng đã lên đến 100 tỷ đồng và khoảng 1 triệu người dùng sẵn sàng “rút ví” mua ứng dụng. Điều đó cho thấy, nghề viết ứng dụng trên mạng xã hội đang là “cơ hội vàng” cho các lập trình viên kiếm tiền.
Thị trường màu mỡ…
Với hơn 12 triệu người đang sử dụng mạng xã hội (chiếm gần 60% người dùng Internet ở Việt Nam), ứng dụng trên mạng xã hội là thị trường màu mỡ cho các nhà cung cấp nội dung lẫn các lập trình viên. Theo thống kê của Vinasa, mỗi năm cả nước có 100 ngàn lập trình viên mới ra trường, cộng với nguồn nhân lực sẵn có đang hoạt động thì đây sẽ là thị trường giàu tiềm năng.
Ông Nguyễn Văn Đức Trọng – Giám đốc phát triển kinh doanh của Zing cho biết: doanh thu hàng tháng mà các ứng dụng đang chạy trên mạng xã hội Zing Me đạt đến con số 100 tỷ đồng và khoảng 1 triệu người trên Zing Me chịu chi trả cho những ứng dụng trên mạng xã hội. “Đây là con số khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này”, ông Trọng nhận định.
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng trên mạng xã hội khá đa dạng, không chỉ dừng lại ở các ứng dụng trò chơi như thời kỳ ban đầu mà còn yêu thích nhiều ứng dụng tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, học tiếng Anh, chia sẻ tập tin, đọc sách trực tuyến…
Bên cạnh đó, khi fanpage trên mạng xã hội dần trở thành kênh truyền thông, quảng bá, kinh doanh của các nhãn hàng thì một loại ứng dụng mới phát sinh được gắn trực tiếp vào fanpage phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp như bán vé, tổ chức quay số trúng thưởng, nhận quà… (tạm gọi là ứng dụng kinh doanh) cũng xuất hiện. Theo ông Trọng, trên Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này cũng rất lớn.
Nhiều mạng xã hội như Zing Me, Go.vn, Facebook đã triển khai chiến lược nền tảng mở, công khai các hàm API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà phát triển ứng dụng để cùng viết ứng dụng và chia sẻ doanh thu. Một số mạng trong nước như Zing Me còn cung cấp API cho việc lập trình ứng dụng trên nền tảng di động như iOS, Android.
Nếu như tỷ lệ ăn chia của nhà mạng là 70/30 (70% doanh thu nghiêng về các nhà phát triển ứng dụng hoặc 50/50 tùy thuộc vào tính chất độc quyền của ứng dụng) thì trên một số mạng trong nước như Zing Me, do nhu cầu phát triển tập khách hàng, nhà phát triển ứng dụng có thể đạt được tỷ lệ doanh thu lớn hơn 70% nếu ứng dụng viết ra có ích cho khách hàng của họ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các mạng xã hội trong nước còn có kênh thanh toán, kênh truyền thông riêng rất tiện lợi cho các nhà phát triển ứng dụng trong việc quảng bá hay thu tiền từ người dùng.
…nhưng khai thác còn “khiêm tốn”
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng mạng xã hội rất lớn nhưng số lượng ứng dụng đáp ứng được nhu cầu trên lại là con số khiêm tốn. Trong 94 ứng dụng trên Zing Me, chỉ có khoảng 25% là của Việt Nam. Trên các mạng xã hội như Facebook, số lượng ứng dụng “made in Vietnam” mang đến nguồn thu khá nhỏ cho các nhà lập trình.
Nhiều ý kiến cho rằng các lập trình viên Việt Nam thiếu ý tưởng trong việc phát triển ứng dụng mới. Điều này cũng chưa chính xác, theo ông Nguyễn Minh Tú – Giám đốc kỹ thuật của Zing, chúng ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách tham khảo trên Internet hoặc quan sát thực tiễn cuộc sống xung quanh.
Ông Tú nhận xét, các lập trình viên Việt Nam có vẻ thiếu tự tin khi mang ứng dụng ra cạnh tranh trên thị trường. Họ e ngại tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” khi đưa ứng dụng lên một nền tảng nào đó rồi bị chính chủ nền tảng đưa ra một ứng dụng tương tự để cạnh tranh không lành mạnh. Tâm lý này là rào cản lớn để các lập trình viên mạnh dạn đưa “sản phẩm trí tuệ” lên các mạng xã hội để kinh doanh.
Vấn đề thứ hai nằm ở kinh nghiệm vận hành ứng dụng. Rất nhiều ứng dụng ngay ngày đầu tiên ra mắt đã gặp phải tình trạng quá tải khi chạy trên nền tảng đông người dùng và kết quả là người dùng không quay lại với ứng dụng vào những lần sau.
Đừng bỏ lỡ cơ hội
Ở thời điểm hiện nay, nhà cung cấp mạng xã hội Zing Me khá nhanh nhạy trong việc tăng cường đối thoại với các nhà phát triển ứng dụng, lập trình viên thông qua nhiều buổi gặp gỡ, tọa đàm trực tiếp.
Theo ông Trọng, Zing Me sẵn sàng mở cửa một cách công bằng cho các nhà phát triển ứng dụng chạy trên nền tảng mạng xã hội này, không phân biệt đó là ứng dụng được phát triển bởi công ty “đối thủ”. Ông Trọng chia sẻ 4 nguyên tắc để phát triển ứng dụng trên Zing Me hiệu quả. Thứ nhất, các lập trình viên không nhất thiết chỉ phát triển ứng dụng trò chơi vì nhu cầu ứng dụng trên mạng xã hội rất đa dạng và các ứng dụng trò chơi luôn chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những nhà phát hành lâu năm. Thứ hai, lập trình viên phải biết chớp lấy thời cơ và đưa ra ứng dụng càng sớm càng tốt để đón đầu thị hiếu. Thứ ba, nhà phát triển ứng dụng đừng bỏ qua nền tảng di động vì tập người dùng này khá quen thuộc với việc trả tiền. Điều quan trọng cuối cùng là ứng dụng phải hoạt động ổn định và có khả năng tiếp nhận hàng chục ngàn người sử dụng cùng một lúc.
Từ nhu cầu thị trường, viết ứng dụng trên mạng xã hội là mô hình kinh doanh mới mà các nhà phát triển nên chú trọng. Bên cạnh đó, bản thân các lập trình viên cần phải tự tìm hiểu về thị trường cũng như công nghệ mới để khai thác lĩnh vực màu mỡ này.
Theo vietbao
"Rửa hận" bằng ảnh chế trên mạng
Nhiều người đã lợi dụng ảnh chế để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. (Ảnh minh họa)
Khi Internet trở thành công cụ truyền thông phổ biến với độ phát tán rất nhanh thì cũng xuất hiện nhiều người lợi dụng nó vào mục đích cá nhân.
Diễn đàn mạng trở thành nơi đấu tố bằng... ảnh chế
Trong một dịp khẩu chiến trên mạng và ấm ức bởi những lời lẽ xúc phạm của đối thủ, LAH - thành viên của diễn đàn HaH đã cất công lục tìm tất cả thông tin liên quan đến member vừa hạ nhục mình để tìm cách rửa hận.
"Lấy số điện thoại nó ném lên diễn đàn sex rồi rao là gay tìm tình thì xưa rồi, chửi bới kiểu chợ búa thì chẳng ra cái gì mà chém nhau ngoài đời thực thì vừa dớ dẩn, vừa dễ dính đến pháp luật. Em dò ra Facebook của nó, lấy hết ảnh về và lồng các lời thoại, khung hình vào để ném lên diễn đàn hay các trang ảnh hài. Vậy là phát tán cực nhanh mà nó thì uất không thể làm gì mình", LAH chia sẻ một cách hả hê sau khi hạ nhục đối thủ mà không phải động binh đao.
Chỉ cần một chút ít kỹ năng Photoshop, tìm tòi lục ảnh và thêm các lời thoại, bất kỳ bức ảnh nào cũng có thể trở thành kẻ phản chủ nếu rơi vào tay những "siêu chế". Thôi thì đủ kịch bản, từ hài hước cho đến các kiểu chế nhạo khá phản cảm khi lồng ghép cả vào những bức ảnh khiêu dâm.
Thậm chí, trong nhiều tình huống, các "siêu chế" còn lập ra hẳn cả một trang báo điện tử giả với giao diện y hệt các báo lớn và sau đó lồng vào một bài viết nhục mạ đối phương với lời lẽ và ảnh minh họa hướng về khổ chủ.
Gần đây nhất, khi một thành viên diễn đàn VoZ mua hàng nợ, chiếm dụng vốn của nhiều thành viên khác và cuối cùng phủ đòn bằng việc xù nợ với lý do hết khả năng chi trả và "mặt thớt" thách thức các chủ nợ thì một lần nữa cộng đồng "chế" lại được phen dậy sóng.
Mọi thông tin về nick Cusiu đều được phơi bày và lồng ghép vào đủ thứ poster hay thậm chí là cả các bài báo với nội dung được biên tập lại. Một thành viên VoZ tham gia cuộc "đánh hội đồng mạng" này cho biết: "Cũng chẳng đòi lại được tiền nhưng nó nhơn nhơn quá nên phải kiếm cách cho nó không ngóc mặt lên được ít lâu chứ để nó yên lành mà sống thì uất không ngủ được. Đánh người thì vi phạm pháp luật nên làm thế này thì tốc độ lan truyền trên Internet nhanh lắm, nó cũng tự biết nhục thôi".
Song song với các trang web chuyên chế ảnh như Cab, 9gag..., sự "đóng góp" của các bức ảnh chế kiểu này cũng thực sự tạo nên những đợt sóng nhỏ hoặc đôi khi cả một số tình huống hài hước dành cho khổ chủ bất đắc dĩ.
Khi Internet trở thành công cụ truyền thông phổ biến với độ phát tán cao thì cũng là lúc nó trở thành nơi các cá nhân sử dụng vào mục đích hạ nhục người khác bằng đủ thủ đoạn.
Hiểu luật trước khi "chế"
Hầu hết trào lưu chỉnh sửa ảnh đều mang tính tự phát và bản thân các tác giả cũng không lường hết được độ phát tán của sản phẩm mình làm ra. Nếu đơn thuần chỉ là những bức ảnh hài hước, không liên quan đến các gương mặt, danh tính cá nhân cụ thể thì câu chuyện có thể dừng ở mức gây cười.
Tuy nhiên, nếu đã là một trận "chế hội đồng" nhằm mục đích nhục mạ hoặc bôi xấu người khác thì rất có khả năng dính đến các quy định về pháp luật.
Quản trị diễn đàn VoZ nick VNA cho biết: "Thường thì ban quản trị rất mạnh tay xử lý các trường hợp chế nhạo và bôi bác nhau kiểu này nhưng đôi khi sản phẩm ảnh, video up lên quá nhanh thì chúng tôi xoá cũng không kịp được".
Trong thời gian EURO vừa qua, trào lưu chế thậm chí còn lên đến đỉnh điểm khi một bình luận viên trở thành tiêu điểm của cộng đồng chế. Thôi thì đủ các màn hỉ nộ ái ố xoay quanh các lỗi bình luận của anh chàng BLV này và nhiều ảnh "chế" trong số đó đều vi phạm vào điều luật Xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác.
Anh Nguyễn Vũ Toàn, Trưởng văn phòng luật một công ty luật Hà Nội cho biết: "Về cơ bản là có thể xử lý được các cá nhân cố tình bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác nếu nạn nhân có trình báo và đưa ra đủ vật chứng. Tuy nhiên, Internet là một môi trường khá rộng và việc xác minh chứng cứ, nguồn gốc người tung ảnh "chế" lại khá nan giải bởi chỉ cần làm 1 nick ảo ở 1 diễn đàn online, up ảnh/video lên là ngay lập tức độ phát tán rất nhanh và khó truy cứu".
Hơn nữa, đa số các vụ việc liên quan đến ảnh chế đều dừng ở mức độ vừa phải, chưa phát sinh các trường hợp nạn nhân vì phẫn uất hay bức xúc mà thưa kiện ra cơ quan chức năng nên tính đến nay hầu như ảnh "chế", clip "nhạo" vẫn chưa bị sờ gáy.
Theo vietbao
Bức ảnh đầu tiên trên Internet sắp tròn 20 tuổi Vào 18/7 tới, tấm ảnh đầu tiên được đăng tải trên mạng World Wide Web mang tên "Les Horribles Cernettes" sẽ chính thức bước sang tuổi 20. New York Daily News vừa công bố tấm ảnh đầu tiên được đăng lên Internet mang tên "Les Horribles Cernettes". Bức ảnh này được Tim Berners-Lee, người phát minh ra mạng World Wide Web vào năm...