Kiếm Tiên đang chuẩn bị trở lại ?
Với thông tin sắp mở cửa thêm server mới từ nhà phát hành VNG, phải chăng Kiếm Tiên sẽ được hồi sinh để đáp ứng tình trạng “đói” MMORPG Client như hiện nay ?
Kiếm Tiên của năm 2010 đã từng gây ấn tượng mạnh với hình ảnh game 3D hấp dẫn, đồ họa đẹp mắt. Sau đó game lại rơi vào tình trạng lỗi nhiều, ít cập nhật. Đã nửa năm nay, Kiếm Tiên đóng vai “game online thầm lặng” cho đến tháng 9 này game đã đánh dấu một sự trở lại.
Server mới, niềm mong mỏi bấy lâu.
Hiện tại, Kiếm Tiên có 10 cụm server từ giai đoạn game mới ra mắt. Tuy nhiên, từ rất lâu rồi, nhiều người chơi vẫn muốn game mở thêm server. Server mới sẽ giúp những người chơi “chân ướt chân ráo” có thể dễ dàng tham gia, server mới cũng là chốn để những người chơi cũ quay về.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, câu hỏi về việc ra server của Kiếm Tiên luôn bị bỏ ngỏ. Chỉ đến thời điểm hiện tại thì Ban điều hành mới chính thức thông báo là sẽ mở thêm cụm máy chủ mang tên Cự Giảivào ngày 01/10 tới.
Với nhiều tựa game thì việc ra server mới là một chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng với Kiếm Tiên thì đây là tín hiệu đánh dấu sự trở lại. Mở server mới có nghĩa là Kiếm Tiên đã sẵn sàng mở cửa đón chào những người chơi mới. Mở server mới có nghĩa là Kiếm Tiên đã chuẩn bị cho những bước thay đổi mới để chinh phục tiếp những khách hàng ưa thích game nhập vai 3D. Và trên hết, mở server mới có nghĩa là nhà phát hành VNG đang đầu tư trở lại vào tựa game này và có thể sắp tới sẽ là hàng loạt động thái nhằm phát triển mạnh Kiếm Tiên hơn nữa.
Pet, một nét đặc sắc của Kiếm Tiên.
Video đang HOT
Thông tin về server mới đã mang đến niềm vui lớn lao cho nhiều game thủ trung thành với Kiếm Tiên. Hơn ai hết, họ hiểu rằng, đằng sau sự kiện này là dấu hiệu hồi sinh của game, là những nỗ lực của BĐH nhằm lấy lại “phong độ” của Kiếm Tiên từ những ngày đầu mới ra mắt. Và họ hoàn toàn có cơ sở cho niềm tin đó.
Theo thông tin từ nhà phát hành game thì đi kèm với server mới là các chương trình chào mừng hấp dẫn như hoạt động đua top, quay số trúng thưởng, hoạt động khuyến mãi Kim Nguyên Bảo. Server mới cũng là một bước chuẩn bị về lực lượng để hướng đến sự kiện giải đấu Lục Hội Dương Danh sẽ mở màn vào cuối tháng 10. Cũng trong dịp cuối tháng 10, một số tính năng quan trọng của game sẽ được cập nhật. Đồng thời, trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, Kiếm Tiên sẽ tổ chức những event ingame hấp dẫn diễn ra vào các dịp lễ lớn như dịp 20/11, Noel và Năm Mới.
Nói về Kiếm Tiên và định hướng phát triển trong thời gian tới, ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc sản phẩm chia sẻ: “Kiếm Tiên đang nỗ lực để lấy lại sự yêu mến và lòng tin từ những người chơi. Hoàn tất việc sửa lỗi, hoàn thiện game, tiến hành cập nhật, phát triển cộng đồng,… là những công việc mà nhóm điều hành Kiếm Tiên đang nỗ lực để đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu của game thủ.”
Kiếm Tiên từ lâu vốn là một game có cộng đồng người chơi trung thành. Với hàng loạt động thái tích cực này từ Ban điều hành, game hứa hẹn sẽ hồi sinh sau một quãng thời gian dài im tiếng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phải chăng thời kỳ vàng son của JRPG đã qua? (Phần kết)
Lý do gì đã và đang làm lu mờ vinh quang của JRPG?
Chúng ta đã đi qua 2 bài viết, chắc các bạn cũng hình dung ra được hoàn cảnh mà các nhà làm game Nhật Bản đang phải đối mặt lúc này. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, vẫn có một vấn đề lớn luôn bủa vây lấy họ mà chúng ta chưa hề đề cập đến, đó là vấn đề chuyển ngữ.
Như đã tìm hiểu ở phần trước, Cave là một công ty chuyên tập trung vào lĩnh vực sản xuất mini game thay vì cố công cho ra lò những sản phẩm hoành tráng như những nhà sản xuất thông thường. Làm như vậy, họ sẽ có lợi lợi thế từ việc các mini game không đòi hỏi quá nhiều trong việc địa phương hóa (hay hiểu nôm na là chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng nước ngoài).
Hầu hết các đoạn thoại và các tình tiết trong game đều được dịch ra tiếng Anh một cách hết sức đơn giản vì không có quá nhiều cốt truyện hay câu chữ trong game kiểu này.
Trong khi Xseed hay Atlus vốn tập trung phát triển dòng JRPG thường phải tốn một khoản không nhỏ trong việc chi trả lương cho đội ngũ phiên dịch, chưa kể tới chi phí phát triển hệ thống kiểm tra và hạn chế bug trong phiên bản tiếng Anh của game. Ông Bettenhausen - giám đốc phát triển kinh doanh của Ignition Entertainment, cho biết.
"Nếu một game chứa quá nhiều đoạn hội thoại hay là lời các bài hát, phí tổn trong việc phiên dịch và lồng tiếng toàn bộ đôi khi ảnh hưởng lớn đến tiềm năng sinh lời của game, đặc biệt là khi bạn muốn địa phương hóa game cho các thứ tiếng khác ít phổ biến hơn tiếng Anh". (Các bản dành cho game thủ Châu Âu đôi khi còn có cả giọng Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ý).
"...Và nếu tựa game chỉ có thể gây ấn tượng cho một cộng đồng fan nhỏ lẻ, thì công việc này có thể coi là quá tốn kém và mạo hiểm".
Berry cho rằng công ty của ông đang ở trong hoàn cảnh tương tự: "Một số tựa game có hàng tá chữ nghĩa tốn quá nhiếu sức lực để dịch, trong khi một game khác lại không có quá nhiều chữ nhưng lại có hơn 15,000 lời thoại của 170 nhân vật khác nhau, sẽ tiêu tốn hàng trăm ngàn Đô la để lồng tiếng Anh. Đây là một ví dụ thực tế không còn quá xa lạ với các nhà sản xuất".
Các nhà sản xuất bị đưa vào tình thế buộc phải bỏ qua những tựa game có chất lượng dù cho họ thực sự rất muốn phát hành.
Berry cho hay: "Tựa game mới nhất của chúng tôi, The Legend of Heroes: Trails in the Sky, là ngoại lệ bởi chúng tôi thật sự mong muốn xây dựng thương hiệu cho các nhà sản xuất game Nhật Bản, Falcom, ở phương Tây...". Nhưng những trường hợp cá biệt như vậy thường không xuất hiện nhiều.
Trong nhiều trường hợp, các nhà sản xuất tìm được một vài cách ít tốn kém hơn. Chẳng hạn như ký kết hợp đồng với một xưởng sản xuất hoặc một nhóm các biên dịch viên trung gian. Một số công ty thậm chí còn chấp nhận cả bản dịch fan-made, tựa game Ys: The Oath in Felghana có thể coi là một ví dụ điển hình.
"Chúng tôi đang thiếu nhân lực vào thời điểm đó và phải tìm kiếm sự trợ giúp trong việc phiên dịch bằng bất kỳ giá nào. Vậy nên chúng tôi tự hỏi sao không trả tiền cho một người tâm huyết với game hơn là thuê một phiên dịch viên cho một dự án mà anh ta thậm chí còn chưa biết gì hết?".
Những biện pháp như thế dù không phải là lý tưởng, nhưng cũng giúp giảm bớt phần nào chi phí khi mà thị trường game đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Dù cho các tựa game AAA của Nhật vẫn luôn là tượng đài trong lòng các fan hâm mộ trung thành, nhưng có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận, đó là thời kỳ hoàng kim cho các tựa game nhập vai Nhật Bản tung hoành trên thị trường thế giới có lẽ đã lùi xa vào dĩ vãng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phải chăng thời kỳ vàng son của JRPG đã qua? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lí do vì sao mà Xenoblade cùng hàng tá các game JRPG khác sẽ không bao giờ đặt chân được đến thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Mọi chuyện đã chấm dứt. Khi mà gần như không còn ý nghĩa kinh tế nào trong việc xuất ngoại game sang thị trường phương Tây nữa thì việc...