Kiểm soát vũ khí hạt nhân: Nga, Mỹ muốn Trung Quốc ‘ngồi cùng mâm’
Mỹ đang hướng tới một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới có sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc.
Thông tin kết quả cuộc đàm phán về sự ổn định chiến lược giữa Mỹ và Nga diễn ra tại Geneve, Thụy Sĩ vào ngày 17/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết phái đoàn hai bên đã cùng nhau thảo luận về khả năng đưa Trung Quốc vào hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân.
“Phái đoàn Mỹ đã đưa ra thảo luận ý tưởng của Tổng thống ( Donald Trump) về một hướng kiểm soát vũ khí hạt nhân mới có sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc” – cơ quan ngoại giao Mỹ thông báo.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng 21A (DF-21A) của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: RIA)
Tại cuộc đàm phán, Washington thể hiện quan điểm với Matxcơva về tầm quan trọng của việc tuân thủ các cam kết kiểm soát vũ khí. Bên cạnh đó, phái đoàn Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về chương trình nghiên cứu và triển khai vũ khí hạt nhân phi chiến lược tại Nga và về “sự thiếu minh bạch” liên quan đến các cam kết hiện hành – theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Video đang HOT
Dẫn đầu phái đoàn Nga tham gia cuộc hội đàm tại Geneve là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov. Về phía Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan làm trưởng đoàn.
Vấn đề lôi kéo Trung Quốc tham gia vào “mô hình kiểm soát vũ khí thế kỷ XXI” đã từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ The Financial Times, người đứng đầu Điện Kremlin có khẳng định rằng ông không thấy có điều kiện tiên quyết cho đề xuất này. “Trung Quốc là một cường quốc và họ đang trong quá trình nâng tầm tiềm lực hạt nhân của mình. Có lẽ, một lúc nào đó điều này sẽ diễn ra, nhưng còn bây giờ việc so sánh mức độ tiềm lực giữa chúng ta là khá khập khiễng” – ông Putin nói.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nga - NATO bế tắc trong việc cứu vãn hiệp ước hạt nhân
Cuộc gặp giữa quan chức cấp cao Nga và NATO ngày 25.1 kết thúc không thu được kết quả khả quan nào.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu sau cuộc họp với quan chức Nga ngày 25.1
AFP
Theo AFP, đại diện khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay đã họp bàn với phái đoàn Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov dẫn đầu tại Brussels, Bỉ. Nội dung cuộc họp tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên nhằm cứu vãn Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1987.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc họp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: "Không có bất kỳ tiến triển thực sự nào trong cuộc gặp hôm nay vì Nga không tỏ ra sẵn lòng thay đổi quan điểm của mình". Ông Stoltenberg còn cáo buộc Nga đang vi phạm hiệp ước INF thông qua việc phát triển và triển khai các loại tên lửa mới.
Tổng thư ký NATO nêu rõ: "Những vũ khí mới đó rất khó để phát hiện. Chúng di động và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể vươn tới các thành phố ở châu Âu".
Trong khi đó, các quan chức Nga bác bỏ cáo buộc và tố ngược lại rằng Mỹ mới là bên vi phạm hiệp ước khi triển khai máy bay không người lái và tên lửa khi thử các hệ thống phòng không.
Cuộc họp diễn ra giữa lúc Nga - Mỹ đang căng thẳng với những cáo buộc lẫn nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi INF và dọa sẽ chính thức khởi động quy trình 6 tháng rút ra từ ngày 7.2 nếu Nga không đáp ứng yêu cầu.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra nếu INF sụp đổ. Ông cũng để ngỏ khả năng đưa thêm các quốc gia khác vào hiệp ước hoặc khởi động đàm phán để ký một thỏa thuận khác.
Theo giới quan sát, khả năng Mỹ chính thức rút khỏi INF có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường đối với tình hình an ninh thế giới, trong đó châu Âu có thể sẽ lại trở thành "chiến địa".
Theo Thanhnien
Vũ khí nào khiến Hiệp ước INF đổ vỡ? Mỹ đã đe dọa rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung năm 1987 (INF), cáo buộc rằng tên lửa mới của Nga, Novator 9M729 (được NATO gọi là SSC-8), vi phạm hiệp ước này, vốn cấm hai nước điều động tên lửa tầm trung đặt trên bộ ở châu Âu. Nga và Mỹ từ lâu đã đổ lỗi cho nhau...