Kiểm soát tốt các gói hỗ trợ, không đáng lo lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) đã giảm trong tháng 5 song CPI bình quân 5 tháng vẫn tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong 3 năm nay. Giá thịt lợn vẫn cao, giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, các chính sách kích cầu và hỗ trợ vốn cho nền kinh tế là những yếu tố tác động đến nỗ lực kiểm soát lạm phát năm nay.
Các chuyên gia cho rằng, tác động từ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19 lên CPI sẽ có độ trễ vào năm sau. Ảnh: Lê Tiên
Có rủi ro
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chủ động điều hành giá cả hàng hóa, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, là những yếu tố làm cho CPI cả nước tháng 5 năm 2020 giảm 0,03% so với tháng trước, giảm 1,24% so với tháng 12 năm 2019, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2020, CPI tăng 4,39% so với cùng kỳ năm 2019.
Từ các khía cạnh của nền kinh tế, có thể nhận diện những yếu tố hỗ trợ việc kiểm soát lạm phát trong những tháng vừa qua. Đó là, giá xăng dầu trong xu hướng giảm, sức cầu tiêu dùng yếu khiến giá cả nhiều mặt hàng giảm, tăng trưởng tín dụng ở mức khá khiêm tốn, chỉ đạt 1,32% tính đến ngày 15/5 và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm nay, vẫn còn nhiều yếu tố gây rủi ro với nỗ lực kiềm giữ CPI ở mức thấp.
Trên thị trường hàng hóa, thịt lợn đang là mối lo rõ nhất khi các chủ trương kéo giảm giá mặt hàng này vẫn chưa có tác dụng rõ rệt. Giá thịt lợn tháng 5 năm 2020 tiếp tục tăng 4,13% với tháng trước do nguồn cung chưa được đảm bảo. Đáng chú ý, đây là mặt hàng chiếm quyền số 4,2% trong rổ hàng hóa tính CPI.
Bên cạnh đó, giá dầu thế giới dự báo sẽ còn tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới khi các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục tìm cách giảm sản lượng khai thác dầu. Chốt phiên giao dịch ngày 2/6, giá dầu Brent trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã vượt trên mốc 40 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Video đang HOT
Từ khía cạnh cung tiền với nền kinh tế, sau 2 tháng ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cho biết đang tích cực triển khai. Do đó, dự kiến nguồn vốn giải ngân từ các gói hỗ trợ tín dụng này sẽ thể hiện rõ hơn tác động đối với CPI trong quý II.
Mặt khác, việc thực hiện Nghị quyết 84 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, do đó sẽ góp phần đẩy giá một số loại hàng hóa, dịch vụ.
Lạm phát cũng là nội dung được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa công bố ngày 3/6. Chính phủ tiếp tục sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để bù đắp cho tác động do dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong nước ở mức cao và thu ngân sách sụt giảm nghiêm trọng. Theo WB, cần lưu ý hơn đến khả năng tác động đến lạm phát do nới lỏng chính sách tiền tệ và bội chi tăng cao do thu thuế sụt giảm.
Nhưng không đáng ngại
Nêu quan điểm về diễn biến và dự báo CPI từ nay đến cuối năm, TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng: Lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn có một số rủi ro, trong đó, yếu tố tác động trước mắt là mặt hàng thực phẩm và năng lượng, song mức tác động sẽ không quá lớn. Về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, sức cầu trong nền kinh tế vẫn khá yếu, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ chỉ đạt mức 9 – 10% nên không đáng ngại. Nhìn chung là có lực đẩy nhưng không quá lo, đặc biệt khi các cơ quan điều hành chính sách đều khá thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% là có thể đạt được.
Cùng quan điểm về điều này, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Việt Nam cho rằng, sức tác động từ các yếu tố giá xăng, giá thịt lợn sẽ không quá lớn, trong khi đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ và mức tác động (nếu có) dự kiến sẽ có độ trễ vào năm sau.
Còn theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế: “Nếu kiểm soát dòng vốn tốt để các gói hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh, không đổ vào các lĩnh vực không hiệu quả thì nhiều khả năng giữ được lạm phát mục tiêu cả năm”.
Hạ mặt bằng lãi suất: "Tiếp sức" cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, góp phần giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại VietinBank - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái
Mặt bằng lãi suất giảm khá mạnh
Theo sự điều chỉnh mới, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5% xuống 3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5% xuống 5%/năm. Ngoài ra, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng cũng được điều chỉnh giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm...
Ghi nhận sáng 18-5 cho thấy, biểu lãi suất huy động của 30 ngân hàng thương mại trong nước niêm yết quanh mức 0,1-8,3%/năm tùy theo kỳ hạn. Tuy nhiên, đối với một số mức lãi suất ngắn hạn được áp "trần", hầu hết lãi suất niêm yết của các ngân hàng thương mại đều dưới "trần".
Trong đó, các ngân hàng lớn, như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đều niêm yết lãi suất không kỳ hạn ở mức 0,1%/năm, thấp hơn so với "trần" quy định của Ngân hàng Nhà nước và thấp nhất trong hệ thống.
Các kỳ hạn khác cũng được điều chỉnh mạnh, trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank là 4,1-4,25%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 2 tháng tại VietinBank và BIDV là 4%/năm, từ 3 tháng đến dưới 6 tháng 4,25%/năm. Các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã hạ lãi suất huy động xuống còn 4,1-4,25%/năm (đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng)...
Theo ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, việc giảm lãi suất huy động tạo dư địa giúp các ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 5%/năm. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho rằng, thực tế, các ngân hàng cũng có động thái giảm các chi phí 1-2 tháng qua, nhưng dư địa cũng không còn nhiều.
"Chi phí lớn nhất, quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến lãi suất cho vay là chi phí lãi huy động (chiếm 70-80% tổng chi phí của ngân hàng). Các ngân hàng giảm được lãi suất huy động là điều kiện tốt để giảm lãi suất cho vay, không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn", ông Nguyễn Đình Tùng phân tích.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Thanh Hà cho biết, hiện có khoảng 1,8-2 triệu tỷ đồng, chiếm 23% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tập trung vào các ngành như: Công nghiệp chế biến - chế tạo, vận tải, dịch vụ... Bởi vậy, quyết định giảm các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cùng với việc tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh
Thực tế, từ khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hệ thống ngân hàng đã có một đợt hạ mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức 5,5%/năm. Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) thông tin, tập đoàn cùng với nhiều đơn vị thành viên đã được Vietcombank hỗ trợ giảm lãi suất với dư nợ gần 1.200 tỷ đồng. Sắp tới, Vietcombank tiếp tục xem xét giảm lãi suất đợt hai với dư nợ khoảng 780 tỷ đồng. Đây là giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp ổn định dòng vốn, khôi phục sản xuất.
Trong khi đó, bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam chia sẻ, hiện thị trường trong nước đã dần khôi phục trở lại, vì vậy, việc ngân hàng hạ lãi suất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Đi đôi với đó, doanh nghiệp mong muốn ngân hàng đơn giản thủ tục, nhất là thủ tục thế chấp tài sản với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn...
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho hay, với lĩnh vực sản xuất thiết yếu, ngân hàng còn tiếp tục hạ lãi suất cho vay thêm 2-2,5%/năm. Năm 2020, VietinBank dự kiến dành khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất, chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Tương tự, theo Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành, Vietcombank đang xem xét hỗ trợ giảm lãi cho danh mục 50.000 tỷ đồng. Dự kiến, phần lợi nhuận chia sẻ với khách hàng qua việc giảm lãi cũng trên 2.240 tỷ đồng.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà thông tin, không kể việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đến nay, hệ thống ngân hàng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 260.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng; cho 182.000 khách hàng vay mới 630.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi thấp hơn phổ biến 0,5-2,5%/năm so với mặt bằng. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã cho vay mới đối với gần 517.000 khách hàng với dư nợ gần 19.000 tỷ đồng.
Rõ ràng, ngay sau hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn xuống 5%/năm là động thái tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng Mặc dù ghi nhận việc cắt giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, song theo các chuyên gia, động thái này chưa thể kéo ngay lãi suất cho vay giảm thêm. Chưa tác động ngay đến lãi vay Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái nói trên là thiết thực, nhưng chưa thể...