Kiểm soát tín dụng: Thách thức tạo ra nhiều áp lực tốt
Động thái kiểm soát chặt chẽ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nói chung và lĩnh vực bất động sản (BĐS) nói riêng tuy là thách thức nhưng đang tạo ra nhiều áp lực tốt cho sự phát triển.
Ảnh Internet
Kiểm soát chặt chẽ theo lộ trình
Từ ngày 2/8/2018, tức kể từ thời điểm Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018, đến nay, động thái kiểm soát chặt chẽ tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có lĩnh vực BĐS, bắt đầu có chiều hướng gia tăng.
Theo các nhà quan sát, nguồn vốn ngân hàng đang được tập trung mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, ngành công nghiệp hỗ trợ và DN công nghệ cao, bao gồm các DN khởi nghiệp. Riêng các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như BĐS, chứng khoán, BOT và BT giao thông đã và sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Đáng lưu ý, trong các giải pháp được NHNN nhắc đến, sắp tới sẽ tiến hành thanh tra đột xuất các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ… Nghĩa là, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh sai phạm sẽ được kiểm tra, giám sát kỹ, nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro, yếu kém, cũng như nguy cơ vi phạm pháp luật.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng Tổng hợp thuộc NHNN Chi nhánh TP.HCM, trước đó, tại TP.HCM, NHNN cũng đã thực hiện chủ trương kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực nóng với nhiều chính sách ràng buộc để siết cho vay BĐS như nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 250%, hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45%… Nếu khoảng 10 năm trước tín dụng vào BĐS thường xuyên ở mức cao trên 30%, thì 3 năm trở lại đây đã giảm mạnh, ở mức khoảng 10%, là một minh chứng.
Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản
Video đang HOT
Thời gian vừa qua, các NHTM đã phòng ngừa rủi ro tín dụng BĐS và nợ xấu phát sinh khá hiệu quả bằng cách thống kê giá đất bình quân trong 3 – 4 năm gần đây để căn cứ vào đó cho vay khoảng 50% giá trị BĐS được thẩm định, thay vì 70 – 80% như trước. Ông Bùi Quang Tín, giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho hay, con số dư nợ tín dụng BĐS cả nước vẫn được duy trì suốt 4 năm qua và đang trong mức an toàn. Tính riêng tại TP.HCM, hiện nợ xấu trong lĩnh vực cho vay BĐS ở mức thấp, chỉ từ 2 – 2,5%.
Chính nhờ lộ trình hạn chế tín dụng vào BĐS của NHNN nên Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới khuyến nghị các DN sớm thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư một cách tích cực hơn. Đây là một thách thức, nhưng thách thức này về lâu dài tạo ra một áp lực rất tốt cho thị trường BĐS.
HoREA cũng khuyến nghị các DN phải nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của DN; coi trọng việc hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn BĐS trong nước hùng mạnh.
Ngoài ra, DN có thể xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn ngoài xã hội, và định hướng trở thành công ty đại chúng để đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Đặc biệt, các DN cần nỗ lực để hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu DN, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu, và cao nhất là niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài. Cùng với đó, các DN lựa chọn đối tác là các DN, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị.
Gia An
Theo baodauthau.vn
Quy định mới về điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm
Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm...
Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020.
ảnh minh họa
Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 77/2015/NĐ-CP là về điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm:
1. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Đầu tư công.
2. Đối với dự án khởi công mới, ngoài các điều kiện quy định tại Điều 56 của Luật Đầu tư công, cần có thêm các điều kiện sau:
a- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch, trừ dự án khẩn cấp, dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách nhà nước, tăng thu, kết dư ngân sách nhà nước và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b- Xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối các nguồn vốn; bảo đảm bố trí đủ vốn theo tiến độ hoàn thành quy định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
c- Bố trí đủ vốn theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm đầu thực hiện dự án.
3. Dự án khẩn cấp và dự án cần thiết mới phát sinh bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn được bố trí vốn từ nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định và phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư.
4. Đối với vốn chuẩn bị đầu tư hoặc dự án chuẩn bị đầu tư phải có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư và dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền quyết định đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch.
Nghị định 120/2018/NĐ-CP cũng sửa đổi mức ứng trước vốn kế hoạch đầu tư công tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP.
Theo đó, mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản theo từng nguồn vốn của năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản và không vượt quá tổng mức vốn kế hoạch trung hạn 5 năm bố trí cho dự án.
Nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện và thẩm quyền quyết định việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công quy định tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP. Theo đó, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Đầu tư công.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm được kéo dài đến hết ngày 31/12 năm sau năm kế hoạch.
Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch đầu tư công hằng năm của từng dự án sang các năm sau, nhưng không quá thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 của Luật đầu tư công.
Đối với dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
a-Phần vốn nước ngoài đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công hằng năm và đã được Chính phủ Việt Nam nhận nợ nhưng chưa giải ngân, thời gian thực hiện và giải ngân được kéo dài đến hết ngày 31/12 năm sau năm kế hoạch;
b- Phần vốn nước ngoài đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công hằng năm nhưng Chính phủ Việt Nam chưa nhận nợ và chưa giải ngân, sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước, hủy dự toán đối với số vốn chưa giải ngân.
Trường hợp đặc biệt, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán ngân sách năm sau nhưng không vượt quá tổng mức vốn nước ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội quyết định.
Theo Hải quan
Căn hộ Sài Gòn 10.000 USD/m2: Hồng Kông, Singapore cũng ngả mũ Rót hàng nghìn tỷ đồng nhưng cho tới nay, hình hài căn hộ siêu sang, dát vàng chưa thấy đâu còn chủ đầu tư thì ôm cục nợ, nếu tiếp tục dự án thì gặp khó khăn mà bỏ cũng không xong. Nhiều dự án siêu sang chết yểu Số phận lận đận Cuối năm 2009, thị trường bất động sản Hà Nội...