Kiểm soát thành phố Soledar sẽ là một chiến thắng chiến lược với Nga
Một số trận giao tranh ác liệt nhất trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đã xảy ra ở Soledar. Thành phố này có tầm quan trọng chiến lược vì có mạng lưới đường hầm và mỏ muối khổng lồ.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo Pion ở Donetsk, Ukraine, ngày 16/12/2022. Ảnh: AP
Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 11/1, Nga gần đây tuyên bố rằng họ đã chiếm được phần lớn Soledar ở khu vực Donetsk. Chính phủ Ukraine đã mô tả tình hình ở đó là “rất khó khăn”. Giao tranh vẫn tiếp diễn. Chính phủ Ukraine đã gửi quân tiếp viện để nỗ lực giành lại quyền kiểm soát. Nếu họ thất bại, Soledar sẽ trở thành thành phố đầu tiên bị Nga chiếm giữ ở vùng than Donbass kể từ mùa hè.
Vị trí của Soledar cách khoảng 15 km về phía Đông Bắc Bakhmut và là trung tâm hành chính của khu vực, khiến Soledar trở nên cực kỳ quan trọng từ quan điểm quân sự. Cả thành phố Soledar và Bakhmut đều bị tấn công liên tục kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Quân đội Nga và các lực lượng liên quan đã tìm cách chiếm Bakhmut kể từ mùa hè. Tiến độ ban đầu của họ rất chậm nhưng điều đó đã thay đổi đáng kể vào tháng 1 năm nay. Nếu Soledar thất thủ, mối đe dọa do Bakhmut nguy cơ bị bao vây sẽ tăng theo cấp số nhân.
Trong khi đó, Bakhmut cũng có tầm quan trọng chiến lược. Thành phố nằm trên đường cao tốc E40, nằm giữa thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv và Rostov-on-Don ở Nga. Chiếm được Bakhmut sẽ giúp quân đội Nga tiến thẳng về phía Tây tới các thành phố như Kramatorsk – một thành phố hành chính và công nghiệp quan trọng ở khu vực Donetsk vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc chiếm được toàn bộ khu vực là một trong những mục tiêu chính của chiến dịch quân sự. Bakhmut chỉ cách Kramatorsk 50 km. Nhưng quân đội Ukraine đã thiết lập một số tuyến phòng thủ dọc theo những con đường; do đó, nhiều chuyên gia ở Ukraine và nước ngoài cho rằng sự thất thủ của Bakhmut sẽ không nhất thiết phải mang tính quyết định ngay lập tức.
Một tòa nhà ở Bakhmut bị tấn công. Ảnh: DW
Bakhmut là thành phố mà quân đội Ukraine rút lui vào mùa đông năm 2015, sau khi để mất trung tâm giao thông quan trọng chiến lược Debaltseve vào tay lực lượng đòi độc lập. Trước đó, vào mùa thu năm 2014, một trung tâm kiểm soát gồm có đại diện của quân đội Nga và Ukraine, cũng như Tổ chức liên chính phủ về An ninh và Hợp tác ở châu Âu đã được thành lập tại Soledar.
Điều này được thực hiện để cho phép các quan sát viên giám sát và điều phối lệnh ngừng bắn được vạch ra trong thỏa thuận Minsk. Lệnh ngừng bắn chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ và Nga đã rút đại diện vào năm 2017.
Soledar nổi tiếng thế giới với các mỏ muối. Muối ăn đã được khai thác trong thành phố từ cuối thế kỷ 19, khi khu vực này là một phần của Đế chế Nga. Trước khi xung đột nổ ra, thành phố có hơn 10.000 dân, trong khi số người sống ở Bakhmut nhiều gấp 7 lần. Cả hai thành phố đều do lực lượng đòi độc lập do Nga hậu thuẫn kiểm soát vào đầu năm 2014 nhưng sau đó đã nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng Ukraine.
Cũng trước khi xung đột nổ ra, công ty nhà nước Artemsil có trụ sở tại Soledar đã cung cấp 90% muối của Ukraine. Công việc này bị đình trệ khi các lực lượng Nga tấn công và hiện Ukraine buộc phải nhập khẩu muối từ nước ngoài.
Trước ngày 24/2/2022, các mỏ muối của thành phố là một thỏi nam châm thu hút khách du lịch với những chuyến tham quan dưới lòng đất sâu 200-300 m bên dưới thành phố. Tổng chiều dài các đường hầm dưới lòng đất của Soledar ước tính khoảng 300 km. Tại đây cũng có một đường hầm đặc biệt ấn tượng: cao 30 m rộng 14 m và dài khoảng 1 km.
Sâu bên dưới bề mặt của Soledar có bảo tàng, nhà thờ, phòng nhạc giao hưởng, sân bóng đá, tác phẩm điêu khắc làm từ tinh thể muối và khu điều dưỡng cho tới 100 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp.
Bakhmut cũng vậy, tự hào là nơi có những đường hầm dưới lòng đất, nơi rượu vang sủi được làm theo công thức cổ điển trong các mỏ đá sâu khoảng 70 m. Nho làm rượu vang đến từ bán đảo Crimea trước khi Nga sáp nhập vào năm 2014. Cho đến năm 2022, Bakhmut là quê hương của một trong những nhà sản xuất rượu vang sủi lớn nhất Đông Âu, nơi sản xuất hơn 25 triệu chai mỗi năm. Tuy nhiên, điều đó cũng chấm dứt sau khi xung đột nổ ra.
Giao tranh tại Ukraine chưa giảm trước lệnh ngừng bắn do Nga đề xuất
Sáng 6/1 (giờ địa phương), thành phố Kramatorsk gần mặt trận Donetsk ở miền Đông Ukraine vẫn bị pháo kích dữ dội.
Một binh sĩ Ukraine dùng lựu pháo 2A65 Msta-B bắn về phía quân đội Nga tại một tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 5/1. Ảnh: Reuters.
"Kramatorsk đang bị tấn công. Hãy ở yên tại chỗ trú ẩn", Thị trưởng thành phố Oleksandr Honcharenko đăng dòng thông báo trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ông không đưa chi tiết thiệt hại trong vụ tấn công.
Theo hãng tin Reuters, các lực lượng Nga và Ukraine đã tấn công các vị trí của nhau ở miền Đông Ukraine vào ngày 6/1 mà không có dấu hiệu cho thấy họ sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn kéo dài 36 giờ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất tạm thời nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo.
Trước đó một ngày, Tổng thống Putin đã ra lệnh ngừng bắn tạm thời dọc theo toàn bộ chiến tuyến từ 12h ngày 6/1 (4h chiều giờ Việt Nam) đến hết ngày 7/1.
Theo thông báo chính thức của Điện Kremlin, yêu cầu được đưa ra dựa theo đề nghị của Thượng phụ Kirill - người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga. Văn bản này nhấn mạnh: "Xét theo thực tế rằng một số lượng lớn người theo đạo Chính thống sống trong các khu vực xung đột, chúng tôi kêu gọi phía Ukraine tuyên bố ngừng bắn và cho những người theo đạo cơ hội tới nhà thờ dự lễ".
Về phía mình, Kiev đã từ chối thực hiện các bước đi tương tự. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khẳng định họ sẽ không xem xét nghiêm túc đề xuất đó. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng bác bỏ lời đề nghị của Điện Kremlin. Ông cáo buộc Nga sẽ sử dụng khoảng thời gian ngừng bắn từ trưa 6/1 đến ngày 7/1 làm "vỏ bọc" để ngăn chặn bước tiến quân của Ukraine, đồng thời tiếp viện thêm vũ khí để tiếp tục các mục tiêu quân sự ở đây.
Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết các binh sĩ đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga trong ngày 5/1. "Đối phương đang tập trung nỗ lực nhằm thiết lập quyền kiểm soát khu vực Donetsk nhưng không thành công", Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh thêm cả Ukraine và Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích trong ngày qua.
Phản công Nga ở miền nam, quân đội Ukraine lần đầu lên tiếng về diễn biến Quân đội Ukraine cho hay, lực lượng Nga hứng chịu "tổn thất đáng kể" ở khu vực phía nam theo hướng Kherson, trong bối cảnh Kiev tuyên bố mở cuộc phản công quy mô lớn. Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo do Mỹ viện trợ (ảnh: CNN) "Đối phương hứng chịu những tổn thất nặng nề. Tổn thất nhân sự từ hàng...