Kiểm soát tải trọng phương tiện qua cầu Thăng Long để đảm bảo tuổi thọ 10 năm
Để bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm soát tải trọng xe.
Theo đó, lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm soát tải trọng đối với các phương tiện lưu thông qua cầu Thăng Long-đường vành đai 3, đường Võ Văn Kiệt.
Vị trí đặt cân và kiểm tra tải trọng xe tại Km1 00 đường Võ Văn Kiệt (chiều đường sân bay Nội Bài đi cầu Thăng Long) xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố. Hà Nội. Công tác phối hợp kiểm soát tải trọng xe được thực hiện 24/7, phân thành 3 ca trực hàng ngày.
Trong ngày 7/1 thông xe cầu Thăng Long, Tổ kiểm tra tải trọng xe tiến hành ra quân, tuần tra trên các đoạn tuyến khu vực 2 đầu cầu Thăng Long, phát hiện các xe có dấu hiệu vi phạm tải trọng, tổ chức kiểm tra và xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Mặt cầu Thăng Long đã hoàn thành sửa chữa và sẽ “mở” lại cầu từ ngày mai, 7/1
“Việc kiểm soát tải trọng xe cầu Thăng Long sẽ tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên tuyến đường vành đai 3, nhằm bảo vệ tốt kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo tuổi thọ công trình cầu Thăng Long”, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ nhấn mạnh.
Bà Hiền cũng khẳng định, lực lượng Thanh tra giao thông của Tổng cục và Sở GTVT Hà Nội kiên quyết xử lý các hành vi phạm hành chính của các phương tiện vận chuyển hàng hóa, chở hàng quá tải trọng cho phép của phương tiện, quá tải trọng cầu, đường, quá khổ giới hạn cầu, đường theo đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, Thanh tra giao thông của 2 đơn vị trên sẽ phối hợp với CSG, CATP Hà Nội, Công an các quận, huyện để xử lý các trường hợp chống đối lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, kiên quyết xử lý các trường hợp chây ỳ, không chấp hành nhằm đảm bảo nghiêm quy định của pháp luật.
Trong khi đó, Bộ GTVT thông tin, sau gần 5 tháng sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành và sẽ đưa vào thông xe khai thác từ ngày 7/1/2021, phương tiện có tốc độ lưu thông tối đa 80km/giờ.
Với công trình này kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trong nhiều lần kiểm tra tiến độ thi công, sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã khẳng định, sau sửa chữa, mặt cầu Thăng Long sẽ giữ được 10 năm mới phải sửa chữa tiếp.
Cấm ô tô trên cầu Thăng Long từ cuối tháng 7 để sửa chữa mặt cầu
Để phục vụ việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long với quy mô lớn, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa thông báo sẽ cấm toàn bộ ô tô đi lại trên tầng 2 từ cuối tháng 7/2020 để phục vụ việc thi công sửa chữa.
Sẽ cấm toàn bộ ô tô trên cầu Thăng Long để sửa chữa mặt cầu
Mặt cầu Thăng Long 'rách tơi tả' sau nhiều lần sửa chữa
Đại diện Tổng cục Đường bộ cho biết, trước việc hư hỏng trên diện rộng mặt cầu Thăng Long, Tổng cục đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án sửa chữa mặt cầu tầng 2 (dành cho ô tô lưu thông) với quy mô lớn. Thời gian, thực hiện sửa chữa từ cuối tháng 7/2020. Để phục vụ công tác thi công, Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện cấm toàn bộ ô tô đi trên tầng 2 cầu Thăng Long.
Trong thời gian cấm ô tô để phục vụ sửa chữa, phương tiện qua lại cầu Thăng Long sẽ được tổ chức, phân luồng đi sang các cầu khác như Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Với xe máy, tàu hỏa do lưu thông ở tầng 1 (không sửa chữa) nên vẫn đi lại bình thường. Tuy nhiên Tổng cục Đường bộ cũng cắm biển hạn chế tốc độ dưới 5 km/h, mục đích để hạn chế rung lắc, ảnh hưởng đến việc thi công, thảm nhựa bên trên.
Thời gian qua, trước việc hư hỏng trên diện rộng ở mặt cầu Thăng Long, Bộ GTVT đã có chỉ đạo Tổng Cục đường bộ Việt Nam triển khai dự án sửa chữa mặt cầu theo công nghệ mới. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp; lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo thẩm quyền; xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai dự án dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và tuổi thọ công trình và hoàn thành trong tháng 9/2020.
Theo phương án sửa chữa đã được báo cáo Bộ GTVT, đơn vị thi công sẽ cào bóc toàn bộ lớp bê tông nhựa hiện có trên mặt cầu Thăng Long, làm sạch bản mặt thép bên dưới rồi hàn các đinh neo, lắp đặt lưới thép, sau đó thảm các lớp bê tông cường độ cao để phương tiện lưu thông êm thuận.
Trước đó, với kinh phí hơn 100 tỷ đồng, năm 2009 và 2012 mặt tầng 2 cầu Thăng Long đã được sửa chữa lớn, tuy nhiên sau đó tình trạng lớp bê tông nhựa vẫn bị đùn lên, nứt xẻ rãnh và ổ gà. Từ đó đến nay, mỗi năm Bộ GTVT vẫn phải dùng ngân sách để duy tu, sửa chữa với giá trị được tính toán cao gấp 11 lần kinh phí duy tu trên cùng tuyến đường.
Chính sách hỗ trợ đúng, kịp thời giúp giảm nghèo bền vững Những năm qua, chủ trương giảm nghèo bền vững luôn được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đó là đánh giá tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND về Đề án giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua "Bà Rịa-Vũng Tàu chung tay vì người nghèo-Không...