Kiểm soát tài sản qua bản… tự khai!
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Cục IV) – Thanh tra Chính phủ, khẳng định như vậy khi trả lời Báo Người Lao Động ngày 4/3.
Phóng viên: Thưa ông, dự thảo đề án kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị xem xét phê duyệt chưa?
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Cục IV) – Thanh tra Chính phủ,
Ông Phạm Trọng Đạt: Mới đây, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 33/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Còn đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thì đang chờ Chính phủ phê chuẩn.
Sau này, việc kê khai tài sản sẽ chỉ là một bước, một khâu. Hiện nay, việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng chưa kiểm soát được quà biếu, thu nhập tăng thêm…
Việc kê khai tài sản cũng chỉ kiểm soát được thông qua bản tự kê khai mà thôi! Trong khi kiểm soát thu nhập thì rất rộng, nhiều vấn đề; việc trả lương qua tài khoản chỉ là một nội dung thôi. Đi kèm với đó sẽ có các chế tài khác để xử lý.
* Việc thực hiện kê khai tài sản của cán bộ công chức, viên chức đã được Thanh tra Chính phủ thực hiện từ năm nào?
- Từ khi có Luật Phòng chống tham nhũng. Từ năm 2007-2008, chúng tôi đã thực hiện và đến nay vẫn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện sau khi có Chỉ thị 33/2014.
* Từ năm 2008 đến nay, Thanh tra Chính phủ có nhận được đơn thư, phản ánh về bản kê khai tài sản của cán bộ, lãnh đạo có dấu hiệu bất thường không?
- Hằng năm cũng có nhưng không nhiều. Những tài sản tăng thêm cũng được yêu cầu xác minh và thẩm định đầy đủ. Nguyên tắc kê khai tài sản là tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Còn bản kê khai có dấu hiệu không đúng thì cơ quan quản lý cán bộ có thẩm quyền có thể ra quyết định yêu cầu xác minh, đánh giá tính trung thực. Việc kê khai tài sản chậm hay không trung thực đều có chế tài từ khiển trách, cảnh cáo đến cách chức…
Video đang HOT
* Vậy đã có cán bộ của Thanh tra Chính phủ bị xử lý như thế chưa?
- Chưa có. Nội bộ Thanh tra Chính phủ chưa có phát hiện, xử lý đối với vấn đề này. Chỉ phát hiện và xử lý ở các lĩnh vực, ngành khác.
Dinh thự của gia đình nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền ở tỉnh Bến Tre được dư luận quan tâm nhiều trong những ngày qua. Ảnh: Minh Sơn
* Có ý kiến cho rằng Thanh tra Chính phủ phải gương mẫu, đi đầu trong việc kê khai và giải trình nguồn gốc khi có dư luận?
- Ở Thanh tra Chính phủ, đối tượng kê khai, công khai tài sản thì cũng phải thực hiện như bất kỳ cán bộ, công chức ở các ngành khác, không có việc tách riêng quy định trong thực hiện.
* Sau khi Báo Người Cao Tuổi phản ánh bản kê khai tài sản có giá trị rất lớn của ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, đã khiến dư luận xì xào. Xin ông cho biết tại thời điểm ông Khánh kê khai tài sản, có đơn thư, yêu cầu xác minh nào về trường hợp này hay không?
- Người ta có kê khai, công khai theo pháp luật. Người ta tự kê khai và không có cơ sở, dấu hiệu nào để người thẩm quyền phải xác minh cả.
* Với tài sản rất lớn gồm 2 ngôi nhà và nhiều cổ phiếu tại các ngân hàng, cũng đã đủ gây ra dư luận. Tại sao thời điểm đó, cơ quan quản lý lại không thấy có vấn đề cần xác minh tính trung thực?
- Kê khai theo nguyên tắc tự giác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Còn dấu hiệu thế nào thì đều có tiêu chí cụ thể cả. Tiêu chí này thuộc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và ra quyết định chứ không phải ai cũng ra quyết định xác minh được đâu. Các quy định cụ thể đều có cả. Đồng chí Khánh là lãnh đạo cũng phải chấp hành các quy định như các đối tượng khác.
Nếu phát hiện vi phạm tiêu chí thì phải thanh tra, kiểm tra và việc đó thuộc thẩm quyền của người có chức vụ, quyền hạn. Không theo dõi việc kê khai này nhưng theo tôi được biết thì tất cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phải kê khai theo đúng quy trình của cơ quan.
* Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản của ông Ngô Văn Khánh hay ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ – gần đây cũng có điều tiếng về sở hữu nhiều tài sản?
- Anh Khánh thuộc Ban Bí thư quản lý. Việc kê khai và công khai tài sản trước hết ở Thanh tra Chính phủ; còn gửi bản kê khai đó cho những ai thì đều theo quy định cả. Cơ quan quản lý cán bộ như Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét vấn đề và nếu thấy cần thiết thì yêu cầu. Về quản lý nhà nước, nếu Tổng Thanh tra Chính phủ thấy có vấn đề, có dấu hiệu vi phạm những tiêu chí thì có thể đề xuất báo cáo. Còn bình thường, vẫn kê khai đầy đủ, công khai; không có vấn đề gì thì cứ áp dụng theo quy định của pháp luật.
Chưa chủ động xác minh Theo Chỉ thị 33/2014 của Bộ Chính trị, việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản là giải pháp quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng. Đảng đã có chủ trương và nhà nước đã thể chế hóa thành những quy định cụ thể để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thời gian qua, việc kê khai tài sản vẫn còn mang tính hình thức; việc công khai bản kê khai tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chưa chủ động tiến hành xác minh tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai trong khi công tác thanh – kiểm tra việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản còn hạn chế. Thẩm quyền xác minh: Tùy trường hợp Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 4-3, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục IV – Thanh tra Chính phủ, cho biết mặc dù đã nghỉ hưu và sinh hoạt Đảng ở địa phương nhưng theo quy định hiện hành, việc xác minh tài sản của ông Trần Văn Truyền vẫn thuộc Ban Bí thư. Ông Tuyển thừa nhận các quy định về xác minh tài sản đối với cán bộ cấp cao, từ thứ trưởng và tương đương trở lên hiện nay thể hiện trong rất nhiều văn bản khác nhau. Chính vì thế, việc ai, cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định xác minh tài sản khi có dư luận hoặc đơn thư tố cáo phải dựa vào từng trường hợp cụ thể. Chức vụ của ông Ngô Văn Khánh hiện tương đương thứ trưởng, do Ban Tổ chức trung ương quản lý và thẩm quyền xác minh bản kê khai tài sản cũng thuộc về Ban Bí thư.
Theo Thế Kha (Người lao động)
Kiểm soát thu nhập của cán bộ
Theo dự thảo Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vừa được Thanh tra Chính phủ đưa ra lấy ý kiến, toàn bộ các khoản thu nhập từ lương, thưởng, chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, trúng xổ số... sẽ bị nhà nước kiểm soát. Tài sản bất minh không giải trình được nguồn gốc có thể bị thu hồi ngay.
Sẽ tập trung nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập, về giao dịch thanh toán qua ngân hang - Ảnh: Ngọc Thắng
Trao đổi với Thanh Niên ngày 22.12, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết dự thảo đề án vừa được trình lên Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến. "Nếu Bộ Chính trị đồng ý cho phép Chính phủ thực hiện thì chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng lộ trình cụ thể, chi tiết việc kiểm soát thu nhập của toàn bộ những người có chức vụ, quyền hạn theo quy định" - ông Đạt nói.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập
Theo TTCP, minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp then chốt, trọng tâm trong phòng ngừa tham nhũng nhưng hiện nay còn nhiều hạn chế; quy định về kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng còn mang tính hình thức, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn.
Sẽ có cơ chế cho phép tịch thu ngay những khối tài sản bất minh, không chứng minh được về nguồn gốc hình thành
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng
TTCP nhận định một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến cho việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế là nền kinh tế VN vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt. Chính vì thế dự thảo đề án đề ra mục tiêu nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ khi được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm đến 5 năm sau khi người có chức vụ, quyền hạn nghỉ hưu với rất nhiều nội dung thông tin, gồm: thông tin kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thông tin về thu nhập từ ngân sách nhà nước; thông tin về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)...
Để tạo tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, dự thảo cho rằng cần phải sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về kê khai, giải trình, xác minh và xử lý đối với người kê khai không trung thực và thu nhập không giải trình được nguồn gốc hình thành hợp pháp.
Theo dự thảo, các khoản thu nhập thuộc diện bị kiểm soát lên tới hàng chục đầu mục được quy định tại điều 3 và điều 4 luật Thuế TNCN: thu nhập từ tiền thưởng, chuyển nhượng vốn, bất động sản, chứng khoán, trúng thưởng (casino, cá cược, xổ số), bồi thường nhà nước, bồi thường từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ... Các khoản thu nhập không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ bị phát hiện, khi có yêu cầu giải trình nguồn gốc mà không giải trình được thì được xem là các khoản thu nhập bất hợp pháp. Bộ Công an sẽ nghiên cứu, đề xuất bổ sung tội danh làm giàu bất hợp pháp vào bộ luật Hình sự và thực hiện việc điều tra, xử lý theo hướng thu hồi tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc của người có chức vụ, quyền hạn.
Không kiểm soát được hết sẽ dễ dàng tẩu tán
Dự thảo đã đưa ra lộ trình thực hiện khá cụ thể. Theo đó, trong giai đoạn 1 (2014 - 2016) sẽ tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập, về giao dịch thanh toán qua ngân hàng (NH), về thuế TNCN, quy định về việc nhận quà và nộp lại quà tặng, về việc kiểm soát chi tiêu của người có chức vụ, quyền hạn. Giai đoạn này TTCP sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan tập trung kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở địa phương từ phó chủ tịch huyện và tương đương trở lên; các cơ quan nhà nước ở T.Ư từ phó vụ trưởng và tương đương trở lên.
Dự thảo đề án coi phản ánh, tố cáo của người dân là một "kênh" thông tin hữu hiệu để kiểm soát thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Sau khi tổng kết, đánh giá những ưu nhược điểm đã thực hiện trong giai đoạn 1 sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn 2 (2017 - 2020) với mục tiêu quan trọng nhất là mở rộng việc kiểm soát thu nhập với những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập để đến giai đoạn 3 (sau năm 2020) sẽ kiểm soát được toàn bộ thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài việc kiểm soát chi, ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc thực hiện phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng mọi khoản tiền từ ngân sách nhà nước cho cá nhân người có chức vụ, quyền hạn.
Theo ông Phạm Trọng Đạt, việc kiểm soát thu nhập không thể làm nhanh trong "một sớm, một chiều", mà phải có quá trình, làm từng bước vững chắc, bởi hiện nay có quá nhiều rào cản phải vượt qua. Ông Đạt cho biết trong giai đoạn đầu sẽ tập trung vào việc yêu cầu kê khai thu nhập và có cơ chế để kiểm tra, đánh giá tính trung thực của việc kê khai đó. "Sẽ có cơ chế cho phép tịch thu ngay những khối tài sản bất minh, không chứng minh được về nguồn gốc hình thành" - ông Đạt khẳng định.
PGS-TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên - Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng yếu tố mấu chốt, quyết định thành bại của đề án nằm ở chỗ có kiểm soát nổi toàn bộ tài sản của những người có chức vụ, quyền hạn hay không. Hiện nay gần như toàn bộ nền kinh tế đang sử dụng tiền mặt, việc chuyển đổi sang hình thức chuyển khoản đã khó, nhưng khó hơn nữa là có rất nhiều dạng tài sản thể hiện ở đất đai, nhà cửa, cổ phiếu, đầu tư vốn, tàu thuyền, ô tô, vàng, kim cương... "Nếu chúng ta không kiểm soát được toàn bộ số tài sản đó thì rất dễ để họ chuyển đổi tài sản sang một dạng khác. Hơn nữa, nếu đề ra lộ trình thực hiện quá dài cũng dễ khiến các quan chức giàu có hiện nay nhanh chân tẩu tán tài sản" - bà An quan ngại.
Ai thuộc diện kiểm soát thu nhập ? Dự thảo cho biết những người có chức vụ quyền hạn quy định tại khoản 2 điều 1 luật Phòng, chống tham nhũng thuộc diện phải kiểm soát thu nhập: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Những người này phải thực hiện việc kê khai thu nhập phát sinh theo kỳ kê khai (quý, năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.
Theo NTO
Cán bộ sở kê khai có thêm 3 căn nhà trong một năm Giám đốc Trung tâm Giao dịch Công nghệ thông tin và truyền thông Hà Nội kê khai năm qua có thêm 3 căn nhà có tổng diện tích 900 m2, một khu nghỉ dưỡng diện tích 150 m2, 2 ôtô trị giá 2 tỷ đồng... Theo quy định kê khai tài sản cá nhân, bà Phạm Mỹ Hoa, Giám đốc Trung tâm Giao...