Kiểm soát lái xe sử dụng chất ma túy, rượu bia
Thời gian tới, Sở GTVT Đà Nẵng sẽ phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra đồng loạt đội ngũ lái xe tải trên địa bàn về tình trạng sức khỏe, khả năng sử dụng chất ma túy.
Đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông TP Đà Nẵng nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn, được ông Lê Văn Trung – Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng – trình bày tại hội nghị về công tác an toàn giao thông, trật tự đô thị quý I/2014 tổ chức sáng 16/4.
CSGT Công an TP Đà Nẵng tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người đi xe máy nhằm hạn chế TNGT
Theo ông Trung, trong quý 1/2014, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người và làn bị thương 44 người. So với cùng kỳ năm 2013, tai nạn giao thông tại Đà Nẵng đã giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong tổng số 51 vụ tai nạn giao thông kể trên, tai nạn giao thông đường bộ có 49 vụ, làm chết 24 người và làm 44 người khác bị thương, tổng thiệt hại tài sản 45,6 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2013, tai nạn giao thông đường bộ giảm 12 vụ (29/61 vụ), giảm 10 người chết (24/34 người), giảm 4 người bị thương (44/48 người).
Phân tích nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ, Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng cho biết, nguyên nhân gây ra số vụ tai nạn cao nhất là đi quá tốc độ cho phép; kế đến là đi không đúng phần đường; chuyển hướng không quan sát; sử dụng rựu bia…
Về đối tượng gây tai nạn, chiếm phần lớn là người điều khiển xe mô tô với 37 vụ, làm 19 người chết, 34 người bị thương; xe mô tô 10 vụ làm 5 người chết, 8 người bị thương và người đi bộ có 2 vụ làm 2 người bị thương.
Về tai nạn giao thông đường sắt, ông Lê Văn Trung cho biết, trong quý 1/2014 trên địa bàn TP xảy ra 2 vụ làm chết 4 người; so với cùng kỳ năm 2013 thì số vụ không tăng nhưng số người chết tăng 2 người (4/2 người). Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng không có vụ tai nạn giao thông đường thủy nào xảy ra.
Theo Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng, từ đâu năm đến nay công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông được các lực lượng chức năng TP Đà Nẵng thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.
Video đang HOT
Trong quý 1/2014, lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã kiểm tra, lập biên bản 15.560 trường hợp vi phạm (gồm 7.969 ô tô, 7.472 mô tô, 119 xe máy điện); đã xử phạt 12.725 trường hợp, chuyển Kho bạc Nhà nước thu gần 6,8 tỉ đồng; tạm giữ 35 ô tô, 362 mô tô; tước giấy phép lái xe 1.433 trường hợp (516 ô tô, 917 mô tô); gửi thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến nơi cư trú, công tác, học tập 1.752 trường hợp.
Ngày 16/4, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cùng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng tổ chức lễ phát động thực hiện giai đoạn 2 của dự án “Phòng, chống và kiểm soát lái xe sử dụng rượu, bia”. Dự án này do Trung tâm Quốc tế về Chính sách chất có cồn (ICAP) tài trợ thực hiện với mục tiêu tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia. Đây là 1 trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu các tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia.
Các hoạt động chính của dự án là tập huấn cho cán bộ liên quan kiến thức về an toàn giao thông, tác hại của rượu bia, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, các quy định của pháp luật về nồng độ cồn, các biện pháp phòng chống và kiểm soát việc lạm dụng rượu bia; trang bị và hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ cồn cho lực lượng Thanh tra Giao thông và trang bị thiết bị tuyên truyền cho một số bến xe…
Trao tặng máy đo nồng độ cồn cho Thanh tra Giao thông TPHCM (ảnh: Sở GTVT TPHCM)
Giai đoạn 1 của Dự án (2011-2012) đã được thực hiện thành công tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Thời gian tới dự án sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 (2013-2015) tại 2 tỉnh này. Ngoài ra, trong giai đoạn 2, dự án bổ sung thêm TPHCM làm địa phương thứ 3 tham gia dự án.
Tại buổi lễ, Đại diện ICAP đã trao tặng và hướng dẫn Thanh tra giao thông TPHCM sử dụng máy đo nồng độ cồn. Với máy này, Thanh tra Giao thông TPHCM cho biết kể từ ngày 25/4 sẽ triển khai kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe khách tuyến cố định, xe tải, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn thành phố.
Theo đại diện Thanh tra giao thông TPHCM, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể bị phạt ít nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 15 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Phát biểu tại lễ phát động dự án, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM yêu cầu đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải cam kết thực hiện không điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường sau khi đã sử dụng rượu, bia. Đồng thời, ông cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, quản lý bến xe phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Theo ông Dương Hồng Thanh, chỉ cần thực hiện tốt việc này thì tình hình tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia sẽ giảm đáng kể.
Công Bính – Tùng Nguyên
Theo Dantri
Luật Sĩ quan quân đội: Sẽ tách lương ra khỏi quân hàm
Sáng 16/4, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tan thanh vơi chu trương tach lương ra khoi quân ham - ảnh minh họa
Việc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, so với dự thảo trước đây, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lần này đã tiếp thu các ý kiến góp ý, chỉnh lý bổ sung, cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị về nhiều nội dung.
Dự thảo có một số điểm mới như: Việc phong quân hàm cấp tướng được sửa đổi theo Hiến pháp năm 2013 và được quy định vào luật chứ không ở cấp dưới luật. Bên cạnh đó, dự thảo Luật bỏ quy định cấp quân hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Tổng giám đốc các công ty loại 1.
Thời hạn phong hàm cấp Đại tá lên Thiếu tướng tối thiểu là 4 năm. Việc phong hàm cấp Tướng trở lên sẽ không quy định thời gian.
Đối với Hà Nội, Chỉ huy lực lượng vũ trang cấp hàm cao nhất là Trung tướng; ở Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất là Thiếu tướng. Chỉ huy quân sự các tỉnh sẽ mang cấp hàm Thượng tá; trừ 6 tỉnh, thành Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai mang cấp hàm Đại tá.
Góp ý vào Dự thảo, một số ý kiến tại Phiên họp cho rằng, dự thảo Luật quy định một số chức vụ trần quân hàm cấp Tướng còn chưa đáp ứng được yêu cầu như: Cùng nhóm chức vụ cơ bản nhưng trần quân hàm lại khác nhau, có chức vụ được phong hàm Đại tá, có chức vụ được phong hàm Thiếu tướng; cùng chức danh Cục trưởng nhưng có Cục trưởng được phong hàm Trung tướng, có Cục trưởng được phong hàm Thiếu tướng, gây nên những bất cập giữa cấp Cục và Tổng cục; có Cục trưởng trần quân hàm bằng Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Chính ủy quân khu, quân chủng và cao hơn Tổng Cục phó; chưa bảo đảm nguyên tắc người chỉ huy và chính ủy có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất của đơn vị.
Một số ý kiến đề nghị dự thảo cần làm rõ vị trí có nhu cầu hàm cấp Tướng; không cần quy định hàm cấp Tướng đối với một số đơn vị như: các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công. Mặt khác, đơn vị chiến đấu và trực tiếp phục vụ chiến đấu phải cao hơn các đơn vị khác để tránh những quy định không phù hợp, gây tâm lý so sánh, thắc mắc không đồng thuận ngay trong lực lượng.
Về chính sách lương trong Quân đội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tan thanh vơi chu trương tach lương ra khoi quân ham va cho răng, cân đổi mới chinh sach tiên lương theo hương này, bảo đảm tiền lương được xác định theo vị trí việc làm và chức danh, để việc phong, thăng quân hàm trong lực lượng vũ trang đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cho ý kiến tại buổi làm việc, nhấn mạnh nguyên tắc cấp trên phải cao hơn cấp dưới, cấp trưởng phải cao hơn cấp phó, chức vụ tương đương sẽ có quân hàm tương đương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu cần thống nhất trong cả Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân sửa đổi và Luật Công an nhân dân sửa đổi tuân thủ nguyên tắc này.
"Đối với Quân đội, đơn vị có tổ chức mô hình Chính ủy, Chính ủy và Tư lệnh có thể có cấp hàm bằng nhau, còn các đơn vị khác không nên quy định như vậy", Chủ tịch Quốc hội nói.
Về thời hạn thăng quân hàm cấp tướng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên quy định cụ thể trong dự thảo theo hướng rút ngắn thời hạn thăng quân hàm để trẻ hóa sĩ quan chỉ huy trong Quân đội. Dự thảo cũng nên quy định bổ nhiệm ngay trần cấp hàm đối với người được bổ nhiệm vào chức vụ mà chưa có cấp hàm phù hợp. Ví dụ, một người là Trung tướng được bầu vào Bộ Chính trị, bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ được phong Đại tướng trước niên hạn - Chủ tịch Quốc hội nói.
Về vấn đề tiền lương sĩ quan, cần quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, không quy định cụ thể trong luật này mà làm thang bảng lương riêng.
Liên quan đến việc thống nhất trần quân hàm giữa hai lực lượng Quân đội và Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa nêu quan điểm, không nên so sánh việc bổ nhiệm chức vụ, quân hàm giữa Quân đội và Công an vì Quân đội được tổ chức theo mô hình tác chiến liên địa bàn bao gồm đảm bảo an toàn vùng trời, vùng đất, lãnh thổ nên có đặc thù riêng.
Một số ý kiến cũng cho rằng, một số quy định trong dự thảo Luật liên quan chặt chẽ với cac quy đinh cua Hiên phap như: thẩm quyền của Quốc hội, Chu tich nươc, Thu tương Chinh phu. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Hiến pháp va phu hơp vơi nhiêm vu, thâm quyên cua cac cơ quan nha nươc đôi vơi viêc tô chưc Quân đôi nhân dân.
Theo TTXVN
Cân trọng tải xe: Tài xế cũng đỡ mất phí "bôi trơn"! "Việc cân trọng tải xe được rất nhiều cái lợi: xe cộ đảm bảo tốt, giao thông an toàn, hạ tầng đường sá không bị hư hỏng, không phải để ý đến chi phí bôi trơn". "Việc siết tải trọng xe là cách để tạo ra một thị trường vận tải tích cực hơn"... PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với...