Kiểm soát huy động vốn và hạn chế cho vay bất động sản
Cho vay bất động sản tiếp tục được kiểm soát và hạn chế, Ngân hàng Nhà nước tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Tăng thêm mức độ an toàn cho hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhằm tăng cường an toàn trong hoạt động ngân hàng, theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn được dùng cho vay dài hạn là 40%.
Từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/2021, tỷ lệ này còn là 37%; Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022 là 34% và từ tháng 10/2022 là 30%.
Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “siết” tín dụng vào bất động sản.
Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.
Tỉ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là quy định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng bởi tỷ lệ cho vay so với huy động của các ngân hàng đang ở mức khá cao.
Theo Ngân hàng Nhà nước, cuối tháng 9 tỷ lệ huy động/cho vay của toàn hệ thống ngân hàng vẫn còn 88,13%. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước là 91,47%, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 84,61%.
Hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản lên 200%
Cùng với việc giảm sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “siết” cho vay bất động sản, hạn chế nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản hướng tới ưu tiên cho khu vực sản xuất.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia về tài chính – ngân hàng nhận định, thị trường vốn cho bất động sản của Việt Nam vẫn yếu. Nếu thị trường bất động sản chỉ dựa vào nguồn vốn như hiện tại là rủi ro cho ngân hàng, cho tài chính, cho nền kinh tế Việt Nam.
“Chúng ta cần phải dựa vào những nguồn vốn đa dạng của nhà đầu tư, quỹ đầu tư, đầu tư nước ngoài… Các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải minh bạch tài chính để niêm yết trên thị trường chứng khoán, hướng tới huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn từ thị trường này. Có như vậy mới bù đắp được nguồn vốn lâu nay vẫn phụ thuộc và tín dụng ngân hàng” – TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Siết tín dụng sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng nhưng cũng sẽ tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là người thu nhập thấp khi không được hỗ trợ lãi suất khi mua nhà, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích thêm.
Mặc dù các ngân hàng siết cho vay bất động sản, tín dụng chảy thị trường vẫn tăng khá nhanh trong 8 tháng năm 2019. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế./.
Theo Phương Hoài/VOV.VN
Long Giang Land trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 12%
Ngày 8/11/2019, CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Long Giang (Long Giang Land, mã CK: LGL) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.200 đồng. Đây cũng là mức cao nhất kể từ khi cổ phiếu LGL chính thức gia nhập thị trường chứng khoán.
Hiện Long Giang Land có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực phát triển và kinh doanh bất động sản.
Với khối lượng chứng khoán đang niêm yết và lưu hành gần 50 triệu cổ phiếu, Công ty dự kiến chi gần 60 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày chốt hưởng quyền là 8/11/2019 và ngày chi trả là 5/12/2019.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Công ty thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Trước đó, Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 10%.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018, Công ty ghi nhận doanh thu 1.294 tỷ đồng, tăng 56% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 118 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2018 là 144,7 tỷ đồng.
Năm 2019, Long Giang Land đặt mục tiêu doanh thu 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 120 tỷ đồng, cổ tức bằng tiền mặt 12%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt lần lượt 999 tỷ đồng và 61,6 tỷ đồng, tăng trưởng 31% và 26,5% so với cùng kỳ năm 2018; hoàn thành 76,8% và 51,3% kế hoạch năm.
Trong 3 tháng cuối năm 2019, dự kiến, Công ty sẽ ghi nhận khoản doanh thu và lợi nhuận lớn từ việc chuyển nhượng diện tích thương mại văn phòng toà nhà Rivera Park Hà Nội và lô C dự án Rivera Park Sài Gòn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Thanh Huyền
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Licogi 16 phát hành cổ phiếu để tái cơ cấu nợ Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG, sàn HoSE) dự kiến sẽ phát hành gần 29,4 triệu cổ phiếu ra công chúng. Thời gian dự kiến trong tháng 12/2019. Licogi 16 dự kiến dành 130 tỷ đồng tthu từ đợt phát hành để tái cơ cấu nợ vay ngắn hạn. Số cổ phần trên được phát hành bằng mệnh giá, theo đó...