Kiểm soát hải sản sau khai thác tại các cảng cá
Từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, việc truy xuất nguồn gốc hải sản thông qua nhật ký khai thác đã được các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá (ĐDTTKSNC) tại các cảng cá triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần khắc phục cảnh báo của EC.
Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc).
Đi vào hoạt động từ tháng 4-2018 đến ngày 30-8-2018 Văn phòng ĐDTTKSNC cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã tổ chức thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của cảng cá 2 lần/ngày và cấp phát tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến từng chủ tàu. Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát 275 lượt tàu cá trước khi vào cảng, xuất cảng tại cảng cá Hòa Lộc với sản lượng hải sản qua cảng 4.220 tấn. Trong đó, 155 lượt tàu cá được kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu xuất cảng; 120 lượt tàu cá được kiểm tra, kiểm soát khi tàu về cảng. Qua quá trình kiểm tra văn phòng đã nhắc nhở 255 tàu cá đang còn thiếu một số trang thiết bị, như: Thiết bị giám sát hành trình, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nộp sổ nhật ký khai thác và yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng chuẩn bị đầy đủ trước khi tàu cá tham gia hoạt động khai thác. Ông Lê Văn Thăng, Trưởng Văn phòng ĐDTTKSNC cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Từ khi bước vào hoạt động đến nay, văn phòng đã chủ động triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi tàu rời cảng và sau khi tàu cập cảng theo đúng quy trình, trình tự khi chủ tàu báo cáo dời cảng và cập cảng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều chủ tàu, thuyền trưởng chưa chấp hành việc ghi và nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác theo quy định. Một số chủ tàu không viết nhật ký khai thác hoặc có viết nhưng sơ sài, mang tính chất đối phó. Các chủ tàu cá làm nghề lưới rê của xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa); tàu làm nghề lưới kéo của các xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc và Hải Lộc (Hậu Lộc) neo đậu tại bãi ngang các xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc chưa vào cảng và khai báo xuất trình giấy tờ trước khi tham gia khai thác. Hiện Văn phòng ĐDTTKSNC tại cảng cá Hòa Lộc đang tiếp tục tuyên truyền đến các chủ tàu, thuyền trưởng và các hộ ngư dân tham gia khai thác, dịch vụ khai thác biết chủ trương của Nhà nước về vấn đề khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định. Cấp phát sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng ghi đầy đủ các thông tin vào sổ nhật ký khai thác, báo cáo khai thác làm cơ sở cho việc đánh giá trữ lượng nguồn lợi vùng biển. Tiếp tục phối hợp với UBND các xã bãi ngang của huyện Hậu Lộc, UBND xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) tuyên truyền sâu rộng đến các chủ tàu cá, thuyền trưởng và các hộ sản xuất, kinh doanh hiểu, nhận thức đúng việc tàu cá trước và sau khi đi khai thác cần báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức phân công lịch trực 24/24h để kiểm tra, kiểm soát các tàu cá ra, vào cảng và cấp đúng, đầy đủ, nhanh nhất các thủ tục cần thiết cho các tàu đủ điều kiện xuất bến, kiên quyết xử lý những tàu chưa đầy đủ điều kiện về hồ sơ, thủ tục cũng như các trang thiết bị trên tàu.
Để chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Văn phòng ĐDTTKSNC tại các cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Lạch Bạng (Tĩnh Gia), Lạch Hới (TP Sầm Sơn), bao gồm các lực lượng của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ban quản lý các cảng cá và bộ đội biên phòng là cơ quan phối hợp. Bước vào hoạt động, các văn phòng đại diện đã xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình kiểm tra, kiểm soát, ghi thông tin vào sổ theo dõi hành trình khai thác hải sản. Thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin từ các chủ tàu, thuyền trưởng về thời gian xuất, cập bến. Niêm yết công khai quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá khi cập cảng và rời cảng, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm soát nghề cá tại văn phòng. Theo đó, tất cả các tàu cập cảng, vận chuyển cá ở cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền đều được văn phòng kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định. Riêng các tàu khi vào bến mà chủ tàu không chứng minh được nguồn gốc hải sản khai thác, sẽ tiến hành lập biên bản. Trường hợp không ghi nhật ký hải sản, không báo cáo khai thác, chủ tàu sẽ bị lập biên bản xử phạt theo quy định.
Video đang HOT
Bài và ảnh: Hải Đăng
Theo baothanhhoa
Thanh Hóa: Hoạt động khai thác vào quy củ
Sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Sở NN-PTNT Thanh Hóa thành lập 3 văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá.
Đến nay, hoạt động khai thác hải sản của ngư dân đã dần đi vào quy củ.
Cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động đánh bắt hải sản tại vùng biển Hậu Lộc (Ảnh: VD)
Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) có trên 200 tàu đánh bắt xa bờ thường xuyên ra vào cảng, trong đó có 20 "tàu 67". Theo ông Lê Văn Thăng, Trưởng Văn phòng đại diện Thanh tra, kiểm soát nghề cá (văn phòng) cảng Hòa Lộc, về cơ bản, ngư dân không vi phạm lãnh hải của các nước khác nhưng vẫn còn vi phạm một số quy định về khai thác, đánh bắt, cần phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở.
"Khi ngư dân ghi đầy đủ nhật ký khai thác, cơ quan chức năng sẽ nắm bắt được ngư trường đánh bắt, trữ lượng hải sản của từng vùng. Thế nhưng, ngư dân có thói quen không ghi nhật ký khai thác hải sản gây không ít khó khăn cho công tác quản lý.
Về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cơ bản các tàu có công suất lớn đều đã lắp đặt đầy đủ, các tàu có công suất nhỏ chưa tuân thủ nghiêm. Sau nhiều đợt thanh kiểm tra, chúng tôi tiếp tục công tác tuyên truyền, nhắc nhở để bà con hiểu và thực hiện. Nhìn chung, ngư dân nhận thức nhanh quy định của pháp luật và chấp hành", ông Thăng cho biết.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, chỉ tính từ đầu năm đến nay, địa phương đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về chống khai thác IUU với gần 1.200 người tham gia. Các cấp chính quyền từ huyện đến xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá có công suất dưới 20CV; ký cam kết với những chủ thuyền có công suất trên 90 CV không đưa ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Chỉ tính từ tháng 4/2018 đến nay (thời điểm thành lập các văn phòng), lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra 717 phương tiện đánh bắt, trong đó nhắc nhở 121 phương tiện và xử lý 50 vụ vi phạm với tổng số tiền 177 triệu đồng.
Ngư dân Hậu Lộc chuẩn bị ngư cụ vươn khơi (Ảnh: VD)
Các văn phòng tại Thanh Hóa sau khi được thành lập đã hoạt động tích cực. Văn phòng Hòa Lộc kiểm soát 275 tàu, trong đó có 155 tàu xuất cảng, 120 tàu vào cảng; đủ điều kiện hoạt động 50 tàu, nhắc nhở 225 tàu (do thiếu một số trang thiết bị như giám sát hành trình, không ghi nộp sổ nhật ký khai thác), sản lượng hải sản qua kiểm tra đạt 4.200 tấn. Văn phòng Lạch Hới (TP Sầm Sơn) kiểm soát 113 tàu, trong đó có 76 tàu xuất cảng, 37 tàu vào cảng; đủ điều kiện hoạt động 113 tàu, sản lượng hải sản qua kiểm tra đạt 3.900 tấn. Văn phòng Lạch Bạng (Tĩnh Gia) kiểm soát 80 tàu, trong đó có 35 tàu xuất cảng, 45 tàu vào cảng; nhắc nhở 80 tàu (do thiếu một số trang thiết bị như giám sát hành trình, không ghi nộp sổ nhật ký khai thác); sản lượng hải sản qua kiểm tra đạt 3.000 tấn.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, các văn phòng tại Thanh Hóa sẽ thực hiện nghiêm kiểm soát tàu cá xuất bến và tàu cá tại cảng. Lực lượng chức năng cũng sẽ kiên quyết thu hồi tất cả các thiết bị MOVIMAR đã được lắp đặt trên các tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 24m và lắp đặt các thiết bị đã được thu hồi cho các tàu cá có chiều dài trên 24m theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị các chủ tàu, thuyền trưởng đã được lắp đặt thiết bị MOVIMAR phải mở 24/24 giờ khi đi khai thác trên các vùng biển.
VĂN DŨNG - THANH NGA
Theo nongnghiep
Chen chân ở chợ hải sản rạng sáng bên vịnh Hạ Long Đều đặn hàng ngày, cứ từ 2 giờ sáng, chợ hải sản họp ngay trên cảng cá phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) lại đông vui, náo nhiệt. Những chiếc bóng đèn cao áp chiếu sáng một vùng sân cảng rộng chưa đầy 300m2, soi rọi những gánh cá, tôm, cua, ghẹ, mực..., với cả nghìn người chen chúc nhau mua, bán......