“Kiểm soát cơn bão cytokine”- hướng đi mới trong điều trị Covid-19
“Kiểm soát cơn bão cytokine” là cách thức để ngăn không cho các triệu chứng của Covid-19 đột ngột chuyển biến nặng hơn chỉ sau vài ngày.
Dù hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị nào hiệu quả đối với bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2, hay còn gọi là Covid-19, song những thử nghiệm lâm sàng thời gian gần đây tại cả Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ hay các nước châu Âu đều cho thấy những kết quả khả quan.
Ảnh minh họa: AP
Các nhà nghiên cứu Pháp vừa tiến hành thử nghiệm lâm sàng một phương pháp hoàn toàn khác với trước đây, đó là “kiểm soát cơn bão viêm” hay còn gọi là “cơn bão cytokien, một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân mắc Covid-19.
Làm thế nào để ngăn không cho các triệu chứng của Covid-19 tại một số bệnh nhân đột ngột chuyển biến nặng hơn sau vài ngày? Cơ quan Y tế công cộng – các bệnh viện Paris (AP-HP), gồm 39 bệnh viện ở Paris và vùng le-de-France, vừa tiến hành một thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương thức ngăn chặn tình trạng mà các chuyên gia gọi là “cơn bão viêm”.
Tình trạng được hiểu là ở một số trường hợp mắc Covid-19 chỉ phát triển các triệu chứng vừa phải ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng tử vong do suy đa tạng. Bệnh nhân sẽ khó hồi phục sức khỏe khi rơi vào tình trạng này.
Video đang HOT
Theo Giáo sư Gabriel Steg, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu thuộc AP-HP, các nhà nghiên cứu cho rằng đã xác định được phương hướng nhằm chống lại tình trạng này và điều quan trọng là cần phải có sự chuẩn bị tốt về tất cả các phương diện:
“Đã có rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh, song điều tồi tệ nhất vẫn đang ở phía trước. Như tại Pháp, lệnh phong tỏa vẫn đang được áp dụng và chúng ta phải chuẩn bị tốt trên mọi mặt trận, từ tăng cường đội ngũ y bác sĩ, phòng bệnh, thiết bị y tế, tiến trình điều trị tới nghiên cứu. Cần phải giải quyết đồng thời 3 vấn đề là chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa và một điều không không thể thiếu là đẩy mạnh công tác nghiên cứu”, GS. Steg nói.
AP-HP cũng từng chịu trách nhiệm điều phối các thử nghiệm liên quan tới việc sử dụng 4 loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc trong điều trị Covid-19, như thuốc kháng virus remdesivir, các loại thuốc chống HIV lopiniavir và ritonavir, dùng riêng rẽ hay kết hợp với interferon beta và hidroxychloroquine. Tuy nhiên cuộc thử nghiệm mới nhất mang tên Corimunno, lại hướng tới các phương pháp điều trị khác, với một chiến lược khác.
Theo GS. Steg, phần lớn các phương pháp điều trị được thử nhiệm là những loại thuốc sử dụng trong điều trị chống lại phản ứng miễn dịch và viêm quá mức xảy ra rất đột ngột, thường là một tuần sau khi xuất hiện triệu chứng”, một hiện tượng “được gọi là cơn bão viêm hoặc cơn bão cytokine”.
Để kiểm soát phản ứng này, các nhà nghiên cứu đặc biệt cho những người tham gia sử dụng các kháng thể đơn dòng, những kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm, từ một dòng tế bào lympho duy nhất và được chế tạo để đáp ứng với một mục tiêu cụ thể.
“Kiểm soát cơn bão cytokine” không phải là một ý tưởng mới. Thực tế là trong 2 thập kỷ qua, giới chuyên gia đã nắm bắt về chẩn đoán và điều trị các hội chứng bão cytokine. Nhất là đối với cuộc chiến chống Covid-19, việc các chuyên gia y tế thường trực cảnh giác đối với hội chứng và có sự chuẩn bị để xác định và điều trị được cho là rất quan trọng.
Các nghiên cứu quan trọng trước đó tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19, cũng cho thấy đối với nhiều bệnh nhân tử vong vì virus SARS-CoV-2, nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ thống miễn dịch của chính họ, chứ không phải là virus, dẫn tới tử vong.
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu do chuyên gia Jean-Laurent Casanova của Viện Y học Howard Hughes tại Maryland, Mỹ, dẫn đầu cũng đang xúc tiến một nghiên cứu để lý giải việc nhiều bệnh nhân trẻ, sức khỏe tốt, không có bệnh nền cũng nhiễm Covid-19 với triệu chứng nghiêm trọng.
Theo chuyên gia Casanova, dựa vào ADN của các bệnh nhân, nghiên cứu có thể xác định đột biến gene khiến một số người trẻ tuổi dễ nhiễm virus corona. Kết quả nghiên cứu có thể giúp bác sĩ xác định bệnh nhân nào có nguy cơ nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất./.
Thu Hoài
Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện đột phá về virus corona
Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã phát hiện ra đường lây truyền thứ 3 của virus corona gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19). Phát hiện đột phá của họ được kỳ vọng có thể làm giảm sự lây lan của loại virus chết người này.
Hãng thông tấn NHK cho biết, các nhà khoa học tại Nhật Bản phát hiện ra rằng các hạt vi mô (micromet) có thể khiến virus corona lây lan nhanh hơn nhiều.
Theo đó, các cuộc trò chuyện đơn giản trong khoảng cách gần hoặc thậm chí chỉ đứng gần nhau cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus mặc dù người mang virus không ho và hắt hơi.
Theo NHK, tính đến nay, chúng ta đã biến đến 2 con đường lây truyền chính của virus corona, bao gồm tiếp xúc với vật thể nào đó có chứa virus. Hai là nhiễm virus từ các giọt bắn do người bệnh ho và hắt hơi. Nhưng một số chuyên gia tuyên bố rằng, có thể có con đường lây nhiễm thứ 3.
Sự hiện diện của một con đường lây truyền khác có thể giải thích cho sự lây lan nhanh chóng bất thường của virus corona trên toàn cầu.
Ông Kazuhiro Tateda, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản cho biết, các hạt micromet có thể truyền virus corona khi mọi người ở gần nhau.
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng virus corona lây lan bởi những giọt bắn của người bệnh khi họ ho và hắt hơi đưa virus vào trong không khí.
Nếu con đường lây truyền thứ 3 như ông Tateda và các nhà khoa học Nhật Bản khác công bố được xác nhận, thì các hạt micromet mang theo virus có thể lan rộng ngay cả khi mọi người đang nói chuyện hoặc chỉ đơn giản là ở gần nhau.
"Các chuyên gia hiện đang xem cơ chế lây nhiễm mới này như một chìa khóa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona", theo NHK.
Việc xác định được đường lây truyền virus corona mới có thể giúp làm chậm sự lây lan của Covid-19 và cũng xác nhận việc tự cách ly rộng rãi chính là chiến lược hiệu quả nhất để chống lại đại dịch.
Các nhà khoa học tiết lộ chủng virus corona mới xuất hiện từ 3 năm trước Chủng virus corona liên quan đến bệnh viêm phổi cấp Covid-19 khiến 700.000 người trên toàn cầu mắc bệnh có thể đã xuất hiện từ cách đây 3 năm, một nghiên cứu mới tiết lộ. Các chủng virus corona liên quan đến bệnh Covid-19 đã được phát hiện ở tê tê từ cách đây 3 năm trước. Theo Express, virus corona chủng mới...