Kiểm soát chi ngân sách: Minh bạch, theo thông lệ quốc tế
Kiểm soát chi ngân sách là lĩnh vực được Kho bạc Nhà nước đặc biệt quan tâm vì liên quan tới các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong những năm qua, công tác này luôn được đổi mới theo các thông lệ quốc tế.
Công chức kho bạc nhà nước Bến Tre đang thực hiện tra soát số liệu chi ngân sách. Ảnh: Hanh Thao
“6 cái giảm”
Đánh giá về công tác kiểm soát chi (KSC) ngân sách của Kho bạc Nhà nước (KBNN) thời gian qua, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh đến 6 cái giảm, đó là: Giảm hồ sơ, tài liệu; giảm về thủ tục hành chính; giảm đầu mối kiểm soát thông qua cơ chế một cửa một giao dịch viên; giảm thời gian kiểm soát thanh toán; giảm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giảm hồ sơ, giấy tờ.
Video đang HOT
Tất cả những kết quả này là nhờ KBNN đã tích cực đổi mới, hiện đại trong thời gian qua mà bước cải cách ghi dấu ấn nhất chính là dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và quy chế “một cửa một giao dịch viên”. Chính các bước cải cách này đã giúp khách hàng không còn phải trực tiếp đến KBNN để giao dịch nữa, đồng thời, các hồ sơ, chứng từ đều được đẩy lên DVCTT nên đã giảm lượng hồ sơ giấy đi rất nhiều…
Đặc biệt theo ông Vinh, điểm đáng chú ý trong công tác cải cách KSC là KBNN đã thực hiện kiểm soát theo ngưỡng chi đối với các khoản chi nhỏ lẻ (trong chi thường xuyên) có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống và KSC theo rủi ro. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, các đơn vị sử dụng ngân sách. Theo đó, thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách tự chịu trách nhiệm về quyết định chi của đơn vị mình, đảm bảo các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
Tiếp tục đổi mới công tác kiểm soát chi
Tại buổi tập huấn về Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN và Thông tư số 62/2020/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN vừa được KBNN tổ chức mới đây, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ KSC- KBNN cho biết, công tác KSC ngân sách đã được đổi mới theo các thông lệ quốc tế, việc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách đang được hướng dẫn tại rất nhiều thông tư. Các thông tư này đã đáp ứng việc KSC nguồn vốn chi thường xuyên. Thông qua KSC, KBNN đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều khoản chi sai chế độ quy định.
Trao đổi kỹ hơn về công tác KSC, ông Hà cho biết, các thông tư quy định về KSC đều căn cứ theo quy định của Luật NSNN năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật NSNN năm 2015 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn trên nhiều thông tư cũng gây khó khăn cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tra cứu, thực hiện. Một số nội dung như KSC chi lương, mua sắm tài sản công, chi chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng… chưa được hướng dẫn cụ thể. Do đó, theo ông Hà, thời gian tới KBNN dự kiến tiếp tục đổi mới phương thức KSC, đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN, tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Đặc biệt, Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN đã bao quát hết các nội dung chi thường xuyên, tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình giao dịch với KBNN. Đồng thời, thông tư cũng phân định rõ trách nhiệm của KBNN trong từng khâu kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN rất phù hợp với định hướng cải cách tin học hóa đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Ngoài việc quy định rõ các bước trong khâu KSC, Thông tư 62 đã khắc phục được những tồn tại tại các thông tư trước đây, đó là hướng dẫn cụ thể việc KSC các khoản chi lương, chi mua sắm tài sản công, chi mua sắm tài sản theo hình thức tập trung…
Với các giải pháp đã, đang và dự kiến thực hiện trong thời gian tới, công tác KSC tại KBNN đang tiếp tục được đổi mới, ngày càng thuận lợi hơn cho cả KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách. Theo ông Hà, ngay khi Thông tư 62 có hiêu lực, KBNN đã kịp thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn, giải đáp những quy định mới cho các cán bộ làm công tác KSC trong toàn hệ thống. Với các quy định rõ ràng cùng với việc tập huấn bài bản, tỉ mỉ, công tác KSC tại KBNN thời gian tới sẽ ngày càng minh bạch theo kịp với thông lệ quốc tế.
Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIII: Loại trừ cho bằng được 'lợi ích nhóm'
Sáng 26/10, phát biểu tại Hội nghị góp ý vào Dự thảo Văn kiện ại hội XIII của ảng do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - ường Hồ Chí Minh cho rằng cần thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm nêu gương, cũng như loại trừ bằng được "lợi ích nhóm".
Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - ường Hồ Chí Minh đề nghị cần loại trừ "lợi ích nhóm"
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Văn kiện lần này có nhiều điểm mới. Nếu như trước đây mới chỉ ghi xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, lần này, dự thảo bổ sung cả "hệ thống chính trị" bao gồm Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Dự thảo Văn kiện tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết là sức mạnh. Dân chủ trong Đảng phải là nòng cốt, dân chủ phải là kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và sáng tạo, là những tiền đề, nhân tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Về các đột phá chiến lược, ông Mẫn cho biết, từ Đại hội XI, XII Đảng ta đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược: thể chế, nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng. Lần này, dự thảo Văn kiện tiếp tục khẳng định: thể chế là hành lang pháp lý; nguồn nhân lực vẫn là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển và gắn với đó là hạ tầng, kết cấu hạ tầng.
Góp ý dự thảo Văn kiện, Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam đang làm gia công phụ kiện cho nước ngoài và đang bị lệ thuộc. Do đó, cần phải có giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Về công tác xây dựng Đảng, ông Sở cho rằng cần thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. "Phải loại trừ bằng được "lợi ích nhóm", kiên quyết loại bỏ những người không đủ phẩm chất khỏi tổ chức Đảng", ông Sở nói.
Đối với việc phát triển nguồn nhân lực, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, dự thảo nói nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng không thấy tiêu chí cho từng con người thế nào? Theo ông Dong, sự phát triển của nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số... đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, bởi nếu "công dân số" thì có nghĩa là từ bà bán rau, ông bán nước cũng phải sử dụng được các tiện ích số.
Trật tự ATGT trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn diến biến phức tạp Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục triển khai, thực hiện nhiều các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT trên địa bàn. Trong đó chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT đến...