Kiểm soát chặt việc mở lại các đường bay quốc tế
Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn thiện phương án khôi phục các đường bay quốc tế, với đề xuất 6 đường bay sẽ được nối chuyến trở lại, trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xem xét.
Tần suất các chuyến bay như thế nào?
Theo phương án đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam, đường bay TP Hồ Chí Minh – Quảng Châu (Trung Quốc) dự kiến được mở lại với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, trong đó, phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng máy bay Boeing 787. Phía Trung Quốc chỉ định 1 hãng hàng không khai thác bằng máy bay A320.
Đường bay Hà Nội – Tokyo (Nhật Bản) nối lại với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên và TP Hồ Chí Minh – Tokyo có tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội – Tokyo bằng máy bay Boeing 787 vào ngày thứ 3 hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay TP Hồ Chí Minh – Tokyo bằng máy bay A321 vào ngày thứ 3 hàng tuần.
Kiểm soát chặt việc mở lại các đường bay quốc tế. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
Trên đường bay đến Hàn Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác chặng Hà Nội – Seoul với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay Boeing 787. Vietjet khai thác đường bay TP Hồ Chí Minh – Seoul bằng máy bay A321.
Đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc) cũng sẽ do Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đầu TP Hồ Chí Minh bằng máy bay Boeing 787 và Vietjet khai thác đầu Hà Nội bằng máy bay A320. Riêng đường bay đến Lào và Campuchia được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nối lại với tần suất 1 tuần/chuyến, do Vietnam Airlines khai thác.
Video đang HOT
Theo ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, để có thể triển khai kế hoạch khai thác thường lệ các đường bay này, Cục kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế công bố các yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc đối với hành khách khi nhập cảnh và công bố danh sách phòng xét nghiệm real-time PCR do Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thông báo các đối tác, hành khách.
Trên các chặng bay tới Trung Quốc, hành khách trước khi lên máy bay phải có giấy xác nhận âm tính với COVID-19 theo phương pháp xét nghiệm real time PCR tại cơ sở do Chính phủ nơi hành khách xuất phát đầu tiên chỉ định trong vòng 5 ngày trước khi khởi hành. Giấy chứng nhận này được gửi đến Đại sứ quán đề xác nhận và gửi lại hành khách trước khi lên máy bay. Ngoài ra, hành khách nhập cảnh Trung Quốc phải cài đặt ứng dụng di động để giám sát và phải cách ly tập trung 14 ngày có thu phí.
Với Hàn Quốc, khách nhập cảnh nước này phải đeo khẩu trang, nhiệt độ không vượt quá 37,5 độ C, tự cách ly tại nhà hoặc cơ sở được chỉ định và phải cài đặt ứng dụng di động để giám sát…
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 27/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương phải bố trí các cơ sở cách ly đáp ứng yêu cầu của người nhập cảnh, không phân biệt người nước ngoài và người Việt Nam. Thủ tướng cũng đồng ý mở rộng thực hiện việc cách ly tại cơ sở lưu trú có thu phí; đồng thời giao Bộ Công an, chính quyền các địa phương, nhất là ngành y tế thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Dự kiến ngày 15/9 sẽ mở lại các đường bay quốc tế
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã xây dựng kế hoạch khai thác trở lại các đường bay quốc tế, trước mắt là bay lại hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản từ 15/9 tới.
Cục Hàng không Việt Nam hiện đã thỏa thuận xong với Hàn Quốc và Nhật Bản về việc khai thác hai chiều thị trường hàng không. Dự kiến sẽ bay 8 chuyến khứ hồi/tuần, Nhật Bản bay 4 chuyến và Hàn Quốc bay 4 chuyến. Tất cả hành khách khi về Việt Nam đều phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định để phòng chống dịch COVID-19.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, trước khi dịch COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng vào cuối tháng 7/2020, Bộ GTVT đã xây dựng phương án các chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi dịch COVID-19 đợt 2 bùng phát, nhu cầu du lịch và đi lại bằng đường hàng không trong nước đã giảm mạnh do tâm lý e ngại của người dân.
Theo báo cáo tài chính của các hãng hàng không, mặc dù ngành hàng không đã cắt giảm chi phí, bán bớt máy, cắt giảm lương cán bộ công nhân viên, giảm giá vé, song lợi nhuận, doanh thu tài chính của các hãng hàng không nội địa vẫn rơi vào cảnh suy kiệt dòng tiền. Vietnam Airlines dự tính doanh thu cả năm 2020 giảm một nửa, còn 50.000 tỷ đồng và lỗ khoảng 13.000 tỷ đồng. Vietjet Air đạt doanh thu quý II/2020 khoảng 1.970 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 1.122 tỷ đồng.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế cũng mới đưa ra dự báo đến năm 2024, hàng không thế giới mới có thể phục hồi như năm 2019, các hãng hàng không Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng trên 4 tỷ USD trong năm 2020.
Có thật nhiều tiền mới nên đầu tư bất động sản vào thời điểm này
Nếu nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu tốt nhất nên gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư có nhiều tiền, không dùng đòn bẩy ngân hàng và xác định đầu tư dài hạn thì hãy nên mua bất động sản vào thời điểm hiện tại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản nếu ít tiền và phải dùng đòn bẩy tài chính tôi khuyên không nên tham gia. "Chúng ta không biết được đến lúc nào BĐS mới tăng giá mạnh, chúng ta kéo dài thời gian sử dụng đòn bẩy dài như vậy không an toàn. Vì vậy, nếu có ít tiền thì nên gửi ngân hàng, tôi cho rằng lãi suất hiện tại so với các kênh đầu tư trên thị trường đang rất tốt", ông Đính nhận định.
Cũng theo ông Đính, đầu tư BĐS chỉ dành cho người nhiều tiền. BĐS có hai yếu tố sinh lợi là giá trị và thời gian. BĐS trong suốt vài chục năm qua trải qua 3-4 cuộc khủng hoảng nhưng giá BĐS tính bình quân vẫn tăng. Có những chỗ tăng gấp 2-3 lần sau một thời gian ngắn. Cùng với sự gia tăng theo giá trị BĐS còn có thể khai thác kinh doanh cho thuê.
"Tôi cho rằng những khu vực tiềm năng cho đầu tư BĐS là những địa phương có tốc độ phát triển tốt, tăng trưởng kinh tế mạnh. Đây sẽ là những khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng rất tốt. Vì vậy, phân khúc bất động sản tại đây rất tiềm năng, nhà đầu tư có thể xem xét", ông Đính khẳng định.
Đối với BĐS du lịch, ông Đính khuyên nhà đầu tư đây là một sản phẩm rất đặc biệt có cơ hội dư địa rất lớn bởi Việt Nam có lợi thế tốt nhất trong khu vực, "Chúng ta có kế hoạch phát triển thông qua những chính sách của chính phủ, trong 5-10 năm nữa du lịch của Việt Nam sẽ thu hút và là một trong những kênh có nhiều cơ hội. Trên thực tế chúng tôi ghi nhận những dự án BĐS mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ".
Đánh giá về diễn biến thị trường bất động động sản hiện tại, ông Đính cho biết trong một chuỗi quá trình phát triển của thị trường BĐS từ năm 2017-2018 thị trường BĐS rất sôi nổi, rất mạnh và đến năm 2019 thì khựng lại các chỉ số của thị trường ngay lập tức giảm hơn so với năm 2018. Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện tại hoàn toàn không có khủng hoảng.
Thị trường BĐS đang bị tác động xấu từ những yếu tố khách quan như dịch bệnh, nguồn cung bị khựng lại do vướng mắc về thủ tục. Những yếu tố này khiến giao dịch trên thị trường giảm mạnh nhưng khác hoàn toàn với giai đoạn khủng hoảng những năm 2010.
"Tôi cho rằng hiện nay có nhiều dự án ở các đô thị lớn phải dừng lại để thanh kiểm tra, các dự án ở các địa phương bị hạn chế phát triển. Mỗi địa phương có khoảng 20-30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM còn tới cả trăm dự án.
Việc các dự án bị dừng triển khai dẫn đến nguồn cung thiếu, trong khi lực cầu vẫn mạnh. Theo ghi nhận của Hiệp hội, có những dự án được hấp thụ lên tới 90%. Cụ thể, tại TP.HCM có những dự án giá bán lên tới 40 triệu đồng/m2 nhưng trong vòng hai ba tháng đã tiêu thụ tới 95%", Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nêu lý do.
Ông Đính đánh giá đây không phải khủng hoảng do thị trường BĐS bởi nhu cầu vẫn rất mạnh, rất lớn. Chính vì thế, BĐS sẽ là loại hình phục hồi nhanh nhất so với các ngành nghề khác khi dịch bệnh kết thúc. Điều này đã minh chứng sau khi đợt dịch một kết thúc, kết thúc giãn cách, thị trường đã nhanh chóng khôi phục các giao dịch. Lượng giao dịch đến nay chỉ được 10 nghìn giao dịch thành công, bằng khoảng 10% năm ngoái. Tuy nhiên, lượng giao dịch này chủ yếu tập trung trong khoảng 2 tháng từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
"Chúng ta tin tưởng Chính phủ, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát đợt dịch thứ hai này. Và khi dịch được kiểm soát, BĐS sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tiên được khôi phục, bên cạnh đó là du lịch, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng. Trong thời gian tới vẫn còn cửa sáng cho thị trường BĐS nên chúng ta vẫn nên lạc quan", ông Đính cho biết.
Hàng loạt lãnh đạo của Dầu thực vật Tường An (TAC) nhanh tay chốt lời khi giá cổ phiếu tăng nóng Từ 18/8 tới nay, giá cổ phiếu Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (Mã chứng khoán: TAC - sàn HOSE) đã tăng 67,9% trong 8 phiên và hàng loạt lãnh đạo nhanh tay đăng ký bán ra. Cụ thể, ông Vũ Đức Thịnh, Phó tổng giám đốc Tài chính đăng ký bán ra 10.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành...