Kiểm soát chặt việc kê khai giá, tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý
6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo điều hành giá thống nhất tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định và nền tảng thuận lợi cho các nhà đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 1/7/2020. Theo đó, tổ chức thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với công tác kê khai giá thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
Thông báo nêu rõ, trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo thống nhất tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định và nền tảng thuận lợi cho các nhà đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân.
Ban Chỉ đạo kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%; trong chỉ đạo điều hành giá lựa chọn thời điểm, mức độ, điều chỉnh đồng bộ các công cụ chính sách để không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Kiểm soát lạm phát nhưng không thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ; các chính sách kiểm soát lạm phát phải gắn với thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
Theo đó, để đạt mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm.
Cụ thể, công tác điều hành giá phải kết hợp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời các biện pháp vĩ mô, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ quan trọng thiết yếu như xăng dầu, y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm,… Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, cập nhật các kịch bản điều hành giá phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong điều kiện thực sự cần thiết, có thể điều hành ở mức tiệm cận nhưng không được cao hơn 4% để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.
Video đang HOT
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả thị trường quốc tế và trong nước để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp theo thẩm quyền, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu trong thời gian trong và sau dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; tiếp tục tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm đồng hành, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.
Cần có những chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách quản lý, điều hành giá cho phù hợp với thực tế hiện nay; khắc phục chồng chéo, vướng mắc; đồng thời xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp và đẩy mạnh công khai, minh bạch trong quản lý điều hành giá, nhất là các mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Đồng thời nghiên cứu xây dựng chỉ số giá tham chiếu trong nước và khu vực một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu để các doanh nghiệp có cơ sở áp dụng thực hiện thống nhất.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp lớn, các hiệp hội ngành hàng có những chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) nghiên cứu xây dựng chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tham chiếu của một số hàng hóa quan trọng thiết yếu để phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành giá.
Tổ chức thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với công tác kê khai giá thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; tránh lợi dụng tăng giá bất hợp lý. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá và kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Tăng cường công tác thông tin truyền thông và giám sát thông tin mạng, không để những thông tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường; chủ động tuyên truyền về công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các cấp, các ngành; thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng và tạo sự đồng thuận trong dư luận.
Để kiểm soát tình hình giá thịt lợn trong thời gian tới, Thông tư nêu rõ Bộ Công Thương cần đảm bảo tốt khâu lưu thông; chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng và triển khai chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn.
Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán, vận chuyển lợn thịt và thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là tại các tỉnh giáp biên giới Lào và Campuchia; chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng liên quan thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát khâu trung gian: kênh phân phối, cung ứng từ lò mổ đến các đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn
Hà Nội: Rà soát, xác minh các doanh nghiệp thuộc đối tượng được khoanh, xóa nợ thuế
Cục Thuế TP Hà Nội đang tập trung rà soát dữ liệu, lập danh sách người nộp thuế thuộc diện khoanh nợ, xóa nợ; xây dựng quy trình các bước thực hiện; đồng thời, phối hợp với cơ quan công an, UBND phường xã trong việc xác minh tình trạng của những doanh nghiệp, đại diện pháp luật của doanh nghiệp thuộc đối tượng khoanh, xóa nợ thuế.
Cục Thuế Hà Nội cho biết, nhờ những nỗ lực thu hồi nợ thuế nên trong những năm gần đây, số nợ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Nội quản lý đã liên tục giảm. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2019 số nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn đã giảm 10.561 tỷ (tương đương 48,7%); tỷ trọng nợ trên số thu NSNN trên địa bàn đã giảm mạnh xuống mức 4,4%.
Mặc dù vậy, tình hình nợ thuế vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là công tác quản lý và xử lý số nợ khó thu của nhóm đối tượng là người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh... ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ.
Với nhóm đối tượng nợ khó thu này, cơ quan thuế phải phối hợp với chính quyền địa phương, phối hợp với các sở ban ngành áp dụng biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo quy định, đồng thời vẫn quản lý theo dõi số tiền nợ thuế và tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành.
Những khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi đang là "gánh nặng" cho cơ quan thuế (ảnh minh họa)
Điều này cản trở mục tiêu giảm nợ của cơ quan thuế do các khoản nợ không còn khả năng thu hồi, không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng thu không còn tài sản, không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Từ năm 2015 đến năm 2019, số nợ khó thu này tăng 225% lên mức 6.052 tỷ và chiếm hơn 1/3 tổng số nợ tại Cục Thuế Hà Nội.
Để chủ động triển khai Nghị quyết số 94/2019/QH14 (Nghị quyết 94) về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2020 tới, ngay trong tháng 4/2020, Cục thuế TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 94 do Đồng chí Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Cùng với đó, cơ quan thuế Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn thành phố; Tập trung rà soát dữ liệu, lập danh sách người nộp thuế thuộc diện khoanh nợ, xóa nợ, xác định số tiền nợ thuế thuộc diện xóa nợ, khoanh nợ đồng thời xây dựng quy trình các bước thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội cũng phối hợp với cơ quan công an, UBND phường xã trong việc xác minh tình trạng của những doanh nghiệp, đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã không hoạt động tại trụ sở đăng ký với cơ quan thuế...
Trước đó, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 (Nghị quyết 94) ngày 26/11/2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Nghị quyết sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Ngày 19/03/2020, Bộ Tài chính cũng đã ban hành chỉ thị số 03/CT-BT về việc triển khai khoanh nợ, xóa nợ đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đáp ứng các quy định về trình tự thủ tục hồ sơ, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Hàng Việt cần được ưu tiên hơn nữa trong đầu tư công Để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, Chính phủ đặt mục tiêu phải giải ngân hết số vốn đầu tư công còn lại trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020 khoảng 700.000 tỷ đồng (tương ứng 30 tỷ USD). Doanh nghiệp được tạo điều kiện có việc làm thì nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn. Ảnh:...