Kiểm soát chất lượng, giá thuốc nhờ “nối mạng” nhà thuốc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, với kết nối mạng nhà thuốc, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý thuốc…
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc.
Phó Thủ tướng yêu cầu đến hết tháng 6 năm 2018, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc triển khai trước tại các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hưng Yên, rút kinh nghiệm, nêu ra các yêu cầu quản lý chuyên môn để Tập đoàn Viễn thông Quân đội hoàn thiện về kỹ thuật trước khi triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế triển khai kết nối nhà thuốc trong toàn quốc từ đầu tháng 7/2018.
Bộ Y tế tổ chức triển khai trên toàn quốc việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc vào đầu tháng 7/2018. Phấn đấu trong năm 2018, hoàn thành việc kết nối đối với các nhà thuốc và trạm y tế xã; trong năm 2019 hoàn thành đối với các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc còn lại trên phạm vi cả nước.
Đồng thời, Bộ Y tế chủ trì hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn (bằng văn bản, video…) bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan đều được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về thực hiện kết nối, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; đồng thời nghiên cứu, sớm có quy định về hình thức, biện pháp xử lý các trường hợp cơ sở không tham gia kết nối; lưu ý có giải pháp phù hợp đối với các đối tượng là quầy thuốc, tủ thuốc ở vùng nông thôn không có máy tính kết nối mạng, kết nối bằng điện thoại di động thay cho máy vi tính…
Video đang HOT
Phó Thủ tướng khẳng định, việc thực hiện kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc là giải pháp quan trọng, cần thiết nhằm triển khai các chỉ đạo về tăng cường hiệu quả quản lý thuốc tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/ 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Bởi với việc kết nối này, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý thuốc…
Điều đặc biệt, đó là việc kết nối các cơ sở cung ứng sẽ làm thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm soát thuốc đối với cơ quan quản lý, các cơ sở cung ứng thuốc và cơ sở y tế, đòi hỏi có quyết tâm cao của ngành y tế và chính quyền các địa phương. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận và sự ủng hộ của các cơ sở y tế, cơ sở cung ứng thuốc và của nhân dân trong thực hiện giải pháp này.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát các thông tư về vấn đề quản lý, sử dụng thuốc, khắc phục tình trạng mua bán thuốc, dùng thuốc không theo đơn, lạm dụng kháng sinh, quy định các loại thuốc bắt buộc phải kê đơn và có lộ trình thực hiện về kê đơn đối với các loại thuốc khác.
Trước đó, từ ngày 4/1/2018, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm ứng công nghệ thông tin đối với nhà thuốc tại 4 tỉnh Phú Thọ, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Nam Định, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến trong năm 2018, dự án kết nối mạng tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc sẽ hoàn thành, nhằm mục tiêu kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào – bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc để góp phần giám sát việc bán thuốc theo đơn, kiểm soát giá thuốc và chất lượng thuốc.
Bộ Y tế cho rằng việc nối mạng hệ thống nhà thuốc không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc, việc thu hồi thuốc và hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các nhà thuốc.
Tú Anh
Theo Dân trí
Việt Nam nằm trong nhóm nước dùng kháng sinh nhiều nhất
Từ năm 2009 đến 2015, mức sử dụng kháng sinh tại Việt Nam tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đó.
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng Ban Dược và Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết chi phí thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Việt Nam năm 2017 gần 35 nghìn tỷ đồng. Trong 30 hoạt chất có chi phí nhiều nhất năm 2017 thì kháng sinh chiếm gần một phần ba.
Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Trong đó 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ lên đến 91%. Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng một nửa kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý. Nhiều bác sĩ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn, kéo dài và không cần thiết... Phần lớn vi khuẩn đường ruột E.coli, vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae, vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện)... kháng kháng sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của tổ chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Thực tế, tình trạng kháng kháng sinh đang là nỗi lo chung của cả thế giới. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong hơn 5 năm (từ 1983 đến 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
Tình trạng kháng thuốc đã trì hoãn việc điều trị cho bệnh nhân bằng kháng sinh phù hợp, mất hiệu quả chống nhiễm trùng, mất hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong các thủ thuật y khoa và phẫu thuật. Hậu quả là tăng tỷ lệ bệnh nhân tử vong, tăng thời gian điều trị nội trú và tốn kém chi phí điều trị.
Dự báo đến năm 2050, khoảng 10 triệu người tử vong mỗi năm do kháng kháng sinh. Thực tế này ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Thậm chí, hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với hậu quả khủng hoảng tài chính.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc năm 2017 đến 2020. Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá, giám sát về tình trạng kháng thuốc và đưa ra giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Vô tình đánh cược sức khỏe của cả gia đình chỉ vì không biết những tác hại của thực phẩm đóng gói Đôi khi, các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào bao bì thực phẩm. Vì vậy khi đến siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, ngoài hạn sử dụng, bạn hãy chú ý đến bao bì đóng gói của thực phẩm. Hình minh họa Bạn có thường mua thực phẩm đóng gói từ siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi...