Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) vừa có Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) vê môt sô vân đê trong hoạt đông của các TCTD.
Trụ sơ NHNN. (Ảnh: NHNN)
Có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro
Tại Công văn sô 3029/NHNN-TTGSNH, NHNN cho biêt qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các TCTD năm 2020, NHNN nhận thấy một số TCTD có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro.
Cụ thê, nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng so với cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng, lớn so với năm trước.
Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng lớn so với cuối năm 2019, dẫn đến việc chưa phản ánh thực chất kết quả kinh doanh của TCTD.
Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiêm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tông đầu tư TPDN; một số ngân hàng thương mại có số dư đầu tư TPDN tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yêu vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bât động sản.
Cấp tín dụng đê đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lớn so với năm trước, đặc biệt trong quý 4-2020.
Video đang HOT
Chất lượng tín dụng lĩnh vực bất động sản, tín dụng phục vụ nhu câu đời sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng suy giảm mạnh so với cuôi năm 2019.
Nợ xấu cấp tín dụng đối với khách hàng lớn – doanh nghiệp có tông mức câp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên – tăng so với cuôi năm 2019.
Một số TCTD chưa quyết liệt trong công tác thu hôi tối đa nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
Đê bảo đảm an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, NHNN yêu câu các TCTD nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 7-1-2021 vê tô chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021.
Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2021, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Thống đôc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 7-1-2021.
Tăng cường công tác thâm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích; thực hiện định giá tài sản bảo đảm – nhất là bất động sản tại các khu vực đang có hiện tượng sốt đất – đúng giá trị thực, khách quan, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Cân đổi nguồn vôn, tâp trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai và biến đổi khí hậu.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ân rủi ro như bât động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đôi nguôn vôn, sử dụng vốn đê cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…, bảo đảm khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trong đó vê cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, TCTD cân lưu ý kiểm soát chặt chẽ mức độ tâp trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản…
Thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bât đông sản tại các địa bàn đang xảy ra tình trạng sôt đất. Thận trọng trong việc thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án tiêm ân mức độ rủi ro cao.
Vê cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng, NHNN yêu câu TCTD lưu ý nâng cao chất lượng công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn đê hạn chế rủi ro phát sinh.
Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích, đặc biệt đối với vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến nhà ở, không đê xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ đời sông sai mục đích để đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản boặc mục đích khác.
Nghiên cưu bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các gói sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng, giúp khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thuận lợi, hạn chế người dân tìm đên tín dụng đen…
Vê cấp tín dụng với mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán, NHNN yêu câu các TCTD kiểm soát chặt chế tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán đề hạn chế rủi ro. Tuân thủ các quy định về điêu kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cỗ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Vê cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, NHNN lưu ý các TCTD cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, trong đó có liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông để hạn chê rủi ro thanh khoản; Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước…
Nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực xử lý nợ xấu
Cũng tại Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH, NHNN yêu câu các TCTD tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhăm bảo đảm việc sử dụng vốn đúng mục đích khi phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi, đánh giá để xác định sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp; tập trung rà soát việc đầu tư trái phiếu đối với các doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn, nhất là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều tô chức tín dụng/doanh nghiệp khác.
Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực xử lý nợ xấu; thực hiện phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu. Tiếp tục áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyêt số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.
Thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, hạn chế tối đa tốn thất cho TCTD, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các cổ đông.
Tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định về câp tín dụng, xử lý nợ xấu, xử lý nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro.
Thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN bảo đảm lợi nhuận phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của TCTD.
Nghiêm túc thực hiện việc dự thu lãi đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bô sung.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối của tô chức tín dụng bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thông để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro, vi phạm có thể xảy ra đối với TCTD.
Giảm áp lực vốn vay cho ngân hàng, doanh nghiệp
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh cũng như giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại.
Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng Techcombank.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 17-5 tới. Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, Thông tư 03 sẽ giúp giảm bớt áp lực trích lập của các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, việc bổ sung quy định phân bổ trích lập dự phòng nợ xấu trong ba năm sẽ giảm bớt chi phí dự phòng cho ngân hàng, nhất là trong năm 2021. Thông tư 01 hiện mới quy định các TCTD phải phân loại và trích lập dự phòng theo thời hạn đã được cơ cấu, có nghĩa là các TCTD sẽ phải thực hiện trích lập như thông thường khi các khoản nợ tái cơ cấu hết thời hạn. Điều này tạo nên áp lực chi phí dự phòng cực lớn cho các ngân hàng thương mại có số dư nợ tái cơ cấu lớn vào thời điểm các khoản nợ hết hạn được gia hạn trả nợ lãi. Nhưng với việc giãn lộ trình trích lập dự phòng, chi phí dự phòng của các ngân hàng sẽ không tăng quá mạnh trong năm 2021, từ đó giúp các ngân hàng thương mại có dư địa cho thu nhập giữ lại để hỗ trợ tăng cường an toàn vốn và thúc đẩy cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, trước đây, Thông tư 01 của NHNN chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23-1-2020 đến sau ba tháng từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch. Việc này gây khó khăn cho các TCTD khi xác định các khoản nợ đủ điều kiện để tái cơ cấu, cũng như theo dõi và hạch toán trong kế toán khi ngày lấy mốc có thể không trùng với kỳ hạch toán kế toán của ngân hàng. Vì vậy, tại Thông tư 03, NHNN đã bổ sung các điều kiện cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23-1-2020 đến hết năm 2021.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, việc sửa đổi này sẽ có nhiều tác động tích cực trong ngắn và dài hạn đối với các ngân hàng thương mại. Theo đó, danh mục nợ tái cơ cấu của các ngân hàng có thể tăng nhẹ trong năm 2021 do điều kiện để cho phép các khoản nợ tái cơ cấu được mở rộng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến lợi suất tài sản của các ngân hàng là không đáng kể. Dẫn chứng của VNDIRECT cho thấy, từ cuối năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại đã dừng mở rộng danh mục nợ được tái cơ cấu do những lo ngại về quy định thời gian của Thông tư 01 trước đó. Cụ thể, theo số liệu của NHNN đến giữa tháng 11-2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng hơn 341.800 tỷ đồng dư nợ, không tăng nhiều so với con số 321.000 tỷ đồng đã thống kê vào giữa tháng 9 trước đó.
Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra nhận định, với việc cho phép cơ cấu lại các khoản nợ phát sinh trong giai đoạn từ ngày 23-1-2020 đến 10-6-2020, các ngân hàng thương mại có thể xem xét mở rộng lượng dư nợ tái cơ cấu với thời hạn giãn nợ tối đa 12 tháng. Bên cạnh đó, việc kéo giãn thời hạn trích lập cho lượng dư nợ tái cơ cấu đến hạn đồng loạt trong năm 2021 sẽ giúp các ngân hàng tránh được tình trạng chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn.
Số liệu mới nhất từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 5-4-2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 357 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 663 nghìn khách hàng với dư nợ 1,27 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay đạt hơn 3,16 triệu tỷ đồng cho 456,6 nghìn khách hàng.
Dòng tín dụng vào bất động sản chưa đến mức rủi ro Chiều 22/4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, dòng tín dụng vào bất động sản hiện chưa đến mức rủi ro, mới chiếm khoảng 19,8% tổng dư nợ. Từ nay tới cuối năm, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất...