Kiểm soát chặt chẽ an toàn phương tiện thủy
Tổng kiểm tra tất cả các phương tiện thủy, nhất là đò ngang hoạt động trên những tuyến sông ở Thủ đô phối hợp chặt chẽ với Cục CSGT đường thủy cùng lực lượng công an ở các quận, huyện xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép. Những biện pháp quyết liệt trên đang được Phòng CSGT đường thủy CATP Hà Nội ráo riết triển khai nhằm đảm bảo an toàn đường thủy trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm sẽ góp phần đảm bảo ATGT đường thủy
Đủ điều kiện mới được phép hoạt động
Cùng với CBCS của đơn vị tổ chức kiểm tra đò ngang Phú Thịnh ở hạ lưu cầu Vĩnh Thịnh, Trung tá Nguyễn Tuấn Long – Đội phó Đội CSGT đường thủy số 1 cho biết: Từ ngày mố cầu được xây dựng đã biến đổi dòng chảy tại khúc sông này. Chưa hết, do đoạn sông trên bị gấp khúc đột ngột nên nước càng chảy xiết. Chỉ cần một phút bất cẩn, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng. Dù trên phà được trang bị đầy đủ phao, phương tiện cứu sinh, cứu đắm nhưng khi chứng kiến chiếc phà với sức chứa khoảng 50 hành khách và phương tiện chậm chạp vượt sông, dòng nước chảy rất mạnh đã khiến cho vị trí tập kết của chiếc phà ở bến đối lưu cách hàng trăm mét so với dự tính ban đầu, mới thấy lo lắng của Trung tá Long là không thừa.
Video đang HOT
Ngoài việc đảm nhận nhiệm vụ quản lý tới hơn 50km đường sông cùng với hàng chục bến khách ngang sông, nhiệm vụ đảm bảo ATGT đường thủy của CBCS Đội CSGT đường thủy số 1 lại càng khó khăn hơn bởi yếu tố thủy văn ở khu vực này rất bất lợi. Có lẽ chính vì vậy mà hàng ngày 3 tổ công tác của đơn vị dù “quần quật” từ sáng đến khuya cũng chẳng ngơi việc.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương – Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy thông tin: Mực nước không chỉ biến đổi bất thường và dòng chảy mạnh, tại khu vực thuộc Đội CSGT đường thủy số 1 quản lý còn phải đối mặt với tình trạng sụt lún ở những bãi cát ngầm. Khi mực nước xuống, những bãi cát trên trở thành điểm khan cạn, tàu thuyền dễ mắc lại, không lưu thông được. Còn vào mùa mưa gặp giông lốc chúng cũng trở thành những “điểm đen” nguy hiểm đối với các loại phương tiện thủy đi qua. Chưa hết, gần 20 bến khách ngang sông trong đó phần lớn các bến đều chở người ở địa phương ra những bãi bồi khai hoang, trồng trọt nên hàng ngày lượng hành khách qua sông rất lớn. Chưa hết, trong những ngày nghỉ lễ sắp tới, mật độ phương tiện và hành khách tham gia giao thông thủy cũng sẽ tăng.
Tất cả những yếu tố trên đã đặt lên vai những người CSGT đường thủy nhiệm vụ nặng nề trong việc đảm bảo ATGT đường thủy. Để “hóa giải” những nguy cơ có thể dẫn tới chìm đò, lật tàu, gây chết người, bên cạnh đẩy mạnh tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về hoạt động thủy, Phòng CSGT đường thủy còn chỉ đạo CBCS tập trung rà soát kiểm tra độ an toàn của tất cả bến khách ngang sông. “Chỉ có tàu, thuyền, bến khách nào đạt tiêu chuẩn an toàn, có giấy phép, bằng cấp chứng chỉ mới được phép hoạt động. CSGT đường thủy còn yêu cầu chủ bến ký cam kết, thực hiện yêu cầu bắt buộc hành khách phải mặc áo phao hoặc được trang bị dụng cụ nổi cầm tay khi đi đò” – Trung tá Long khẳng định.
Xử lý nghiêm “sa tặc”
Nếu như công tác phòng ngừa TNGT đối với bến khách ngang sông đang được Đội CSGT đường thủy số 1 tập trung thì tại địa bàn Đội CSGT đường thủy số 2 và số 3 lại đẩy mạnh việc kiểm tra xử lý các hành vi khai thác cát trái phép. Theo quy luật, bắt đầu từ tháng 4 đến cuối năm là thời điểm bùng nổ hoạt động xây dựng. Chính vì vậy, nhu cầu về cát, sỏi cũng như các vật liệu xây dựng khác cũng gia tăng. Đi cùng với đó là tình trạng khai thác cát trái phép ở các tuyến sông Hồng, sông Đuống ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.
Lấy dẫn chứng từ vụ việc bắt giữ 17 tàu khai thác cát giữa tháng 4 vừa qua, Trung tá Nguyễn Văn Phúc – Đội trưởng Đội CSGT đường thủy số 3 đánh giá: Để phát hiện và bắt giữ được tàu khai thác cát trái phép không phải là chuyện đơn giản. Sau hàng tháng trời cùng với sự hỗ trợ của Cục CSGT đường thủy, Phòng CSGT đường thủy mới triệt phá thành công “đường dây” khai thác cát trái phép lớn nhất từ trước đến nay trên sông Hồng đoạn giáp ranh giữa Hưng Yên và Hà Nội. “Hoạt động khai thác cát trái phép không chỉ gây nguy hại đến bản thân phương tiện, tính mạng của chủ tàu, thuyền mà về lâu dài, chúng còn gây biến đổi dòng chảy, đe dọa tới hệ thống an toàn đê điều và các công trình thủy” – Thượng tá Nguyễn Văn Cương khẳng định.
Theo ANTD
Quyết liệt thực hiện đường thông, hè thoáng
Tại hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy và giảm ùn tắc giao thông, quản lý lòng đường, vỉa hè và bán hàng rong", quận Hoàn Kiếm đã đề ra những biện pháp quyết liệt, chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở và các phòng, ban, ngành của quận nghiêm túc thực hiện.
Những tuyến phố văn minh đô thị sẽ làm Thủ đô thêm khang trang, sạch đẹp
Đối với 20 tuyến phố văn minh đô thị (Quang Trung, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Lê Lai, Lê Thạch, Lý Thái Tổ, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hàng Trống, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Gà, Hàng Điếu, Đường Thành, Nhà Chung) và các khu vực trọng điểm (Quảng trường 19-8, xung quanh khu vực trụ sở Thành ủy-HĐND-UBND thành phố và vườn hoa Lý Thái Tổ): Chỉ được để xe đạp, xe máy, ô tô tại những nơi qui định có thể tổ chức sắp xếp một số điểm giao thông tĩnh trật tự, gọn sạch đảm bảo tối thiểu 1,5m lối đi cho người đi bộ. Các tuyến phố cổ như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện sẽ tổ chức tuyến phố đi bộ nên việc tổ chức sắp xếp các hộ kinh doanh theo qui định của đề án mở rộng không gian đi bộ. Sắp xếp tạm thời một số hộ đang kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quà, hàng nước (thuộc diện chính sách, hộ nghèo, khó khăn và là người dân sống trên địa bàn phường) tại các ngõ, thời gian bán hàng từ 5h đến 8h và từ 19h đến 24h.
Nguyên tắc tổ chức giao thông tĩnh cũng được quận Hoàn Kiếm qui định cụ thể. Đối với các tuyến phố có chiều rộng hè từ 3,5m đến 5,5 m, có thể tổ chức trông giữ phương tiện (1 hàng xe, chiều rộng tối đa 2m). Các phố có chiều rộng hè lớn hơn 5,5m, có thể tổ chức điểm trông giữ phương tiện (2 hàng xe, chiều rộng tối đa 4m). Các phố còn lại có chiều rộng hè nhỏ hơn 3,5m giao cho UBND phường kẻ vạch sơn, hướng dẫn nhân dân để xe theo qui định, đảm bảo lối đi cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m. Các doanh nghiệp tham gia mô hình "khoán quản" là các đơn vị chủ yếu thực hiện việc trông giữ phương tiện tại các điểm được qui hoạch và cấp phép (thu phí trông giữ phương tiện theo qui định hiện hành) các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép trông giữ phương tiện cho cán bộ, công nhân viên và khách đến cơ quan thì nộp phí sử dụng hè phố theo qui định, không được phép thu tiền trông giữ phương tiện.
Để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các tiêu chí, nguyên tắc trong quản lý TTATGT, TTĐT và VSMT trên địa bàn, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã qui định rõ cơ chế trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền từ quận đến phường trong đó Chủ tịch UBND quận, Trưởng CAQ chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố và Quận ủy Hoàn Kiếm trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chủ tịch UBND phường, trưởng CAP chịu trách nhiệm trước quận ủy, UBND quận và Đảng ủy phường về công tác đảm bảo TTĐT, TTATGT, VSMT trên địa bàn phường. Nếu để xảy vi phạm các tiêu chí quản lý đã được xác định trên từng tuyến phố, từng địa bàn sẽ bị xử lý trách nhiệm theo qui định...
Theo ANTD
Chính phủ chỉ đạo giải quyết chế độ cho thuyền viên tàu BTT-07 bị mất tích Sau khi Báo An ninh Thủ đô đã có bài phản ánh "Cần sớm chi trả chế độ cho thân nhân tàu BTT-07", mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2951/VPCP-KGVX về việc giải quyết chế độ lao động cho 8 thuyền viên tàu BTT - 07. Theo Công văn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý với...