Kiểm soát cao huyết áp đơn giản nhờ ăn thường xuyên 7 loại thực phẩm
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân cao huyết áp cần thường xuyên tiêu thụ thêm 7 loại thực phẩm cực bổ dưỡng này để hỗ trợ điều trị bệnh, vừa tốt lại không có tác dụng phụ.
Cao huyết áp luôn là nỗi sợ hãi lớn nhất đối với người trưởng thành. Theo Lisa Roth Collins – chuyên gia dinh dưỡng kiêm người quản lý tại trang web NataturalSavvy.com, cao huyết áp khiến trái tim phải làm việc cật lực hơn. Từ đó gây áp lực lớn tác động lên thành mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Vậy nên bất kỳ ai cũng cần phải kiểm soát cao huyết áp để phòng tránh rủi ro. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mọi người hãy cố gắng bổ sung thêm 7 loại thực phẩm bổ dưỡng này, bởi chúng có khả năng “đánh bay” cao huyết áp một cách tự nhiên nhất:
1. Củ cải đỏ
Củ cải đỏ nhìn rất bắt mắt và chống cao huyết áp rất tốt, chị em hãy tranh thủ mua về nấu cho cả nhà ăn nhé.
Củ cải đỏ chứa một chất dinh dưỡng được gọi là nitrat ăn kiêng. Nếu ăn vào, cơ thể sẽ tự động chuyển đổi thành oxit nitric và làm hạ huyết áp rất tốt. Cô Lisa giải thích rằng, chất này hoạt động bằng cách làm thư giãn và mở rộng các mạch máu, từ đó tạo nhiều không gian hơn cho những chất lỏng đi qua cơ thể bạn.
2. Hạt điều và hạnh nhân
Cũng giống như chuối, hạt điều và hạnh nhân là cách tuyệt vời để chống lại huyết áp cao nhờ lượng kali dồi dào. Tốt nhất là nên ăn nguyên chất mà không cho thêm muối, bởi rất có thể nó sẽ gây tác dụng ngược nếu nạp nhiều muối vào cơ thể. Kết hợp cả hai với sữa chua, ngũ cốc hay cơm và thịt đều được.
3. Cải xoăn
Video đang HOT
Theo khoa học cho biết, hầu hết các loại rau lá xanh đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ví dụ như vitamin A, C và K. Ngoài ra chúng cũng giàu chất xơ và rất ít calo, nhất là cải xoăn.
Cải xoăn xào tỏi vừa ngon vừa bổ, nhất là chống cao huyết áp cực tốt.
Thêm vào đó, magie và kali trong cải xoăn còn chịu trách nhiệm trong việc hạ huyết áp của cơ thể. Bạn chỉ cần ăn cải xoăn 2 lần/tuần là đủ cung cấp dưỡng chất chống lại cao huyết áp rồi đấy.
4. Tỏi
Rất nhiều người ghét tỏi vì nó gây mùi hôi miệng sau khi ăn. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu chứng minh, những nhóm người ít ăn tỏi có thể dễ mắc cao huyết áp hơn hẳn người thường xuyên ăn.
Nguyên nhân là vì tỏi có khả năng làm giãn các mạch máu để các chất lỏng dễ dàng chảy qua và làm cho máu trở nên lỏng hơn để dễ truyền đến các tĩnh mạch. Vậy nên, chị em hãy thường xuyên cho tỏi kết hợp các món ăn trên bữa cơm gia đình nhé.
5. Dầu cá
Dầu cá là một trong những thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim rất hiệu quả. Để sử dụng lượng dầu cá phù hợp, bạn cần tiêu thụ các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi hồ và cá ngừ. Nếu bạn là người dị ứng với cá, hãy thử đến việc bổ sung omega-3 thông qua các loại thuốc bổ vì nó cũng giúp hạ huyết áp tốt.
6. Cà phê xanh
Nghe thoáng qua có vẻ giống nhau, tuy nhiên cà phê xanh và cà phê đen lại khác nhau ở quá trình rang. Cà phê xanh đã được chứng minh là giàu axit chlorogen – một loại polyphenol có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng ngược lại, cà phê đen lại có thể làm tăng huyết áp do lượng caffeine rất nhiều. Thế nên nếu duy trì uống cà phê xanh thường xuyên, huyết áp của bạn sẽ giảm đi trông thấy đấy.
7. Nước ép hoa quả tươi
Những lợi ích của nước ép hoa quả luôn được đề cao trên các chuyên mục dinh dưỡng, nhất là trong các thực đơn ăn kiêng. Nước ép trái cây chứa rất nhiều nước, vitamin, chất xơ cùng các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và não bộ. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng khi bạn ép từ trái cây tươi, còn những loại nước ép đóng hộp thì đã ít dinh dưỡng lại còn chứa quá nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.
Theo cô Lisa, một vài loại trái cây sau đặc biệt có ích để chữa cao huyết áp, ăn sống hay làm nước ép đều không mất đi lợi ích:
- Dứa: Trong dứa sở hữu đặc tính lợi tiểu tuyệt vời giúp cơ thể bớt tích tụ độc tố. Ăn nhiều dứa còn giúp máu chảy trơn tru mà không tạo quá nhiều áp lực lên thành mạch. Nhưng cần chú ý, khi chế biến nước ép dứa thì nên để lại xác chứ đừng lọc bỏ đi, vừa cung cấp chất xơ lại còn hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Chuối: Lượng kali dồi dào trong chuối là “chìa khóa” để đánh bay cao huyết áp rất tốt. Chỉ cần ăn thêm 1 quả chuối hàng ngày, bạn sẽ thấy huyết áp dần giảm đi trông thấy.
- Lựu: Chúng là loại trái cây “độc nhất vô nhị” chứa đầy chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm. Lựu tốt đến mức uống 400ml mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp và mức cholesterol xuống đến mức kinh ngạc.
Minh Võ
Chóng mặt, coi chừng té ngã, dễ bị tai biến
Ghi nhận của các bác sĩ qua nhiều đợt khám chữa bệnh tại cộng đồng, nhiều người dân chưa kiểm soát tốt huyết áp, phát hiện bệnh muộn hoặc khi biết bệnh thì uống thuốc không đều đặn, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não, khiến người bệnh tàn phế, thậm chí đe dọa tính mạng.
Trong đợt khám chữa bệnh từ thiện do Hội Chữ thập đỏ quận Ninh Kiều phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, phục vụ hơn 200 bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường An Bình, bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, cán bộ Trung tâm y tế quận Ninh Kiều, ghi nhận, nhiều người dân, nhất là người cao tuổi, không biết được chỉ số huyết áp của bản thân.
Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe, bởi sự dao động của chỉ số huyết áp tăng cao hay xuống thấp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng bệnh nhân.
Đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm soát căn bệnh phổ biến mà nguy hiểm này. Trong ảnh: Bác sĩ thăm khám và tư vấn cho người cao tuổi trong dịp khám bệnh, cấp thuốc miễn phí.
Như trường hợp chú Nguyễn Văn Nam (67 tuổi), kể với bác sĩ, chú thường cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, tay chân bủn rủn. Chú phải tạm nghỉ công việc phụ hồ vì trong người không khỏe. Qua thăm khám, bác sĩ Thu Hương ghi nhận chú bị cao huyết áp, chỉ định chú phải uống thuốc ngay, đợi khoảng 20-30 phút, khi huyết áp hạ, mới nên về nhà.
Bác sĩ cũng tư vấn cặn kẽ về tình trạng bệnh của chú Nam, những dấu hiệu chú thường gặp là triệu chứng của bệnh cao huyết áp, phải uống thuốc và kiểm soát huyết áp, vì bệnh rất nguy hiểm, dễ dàng biến chứng gây tai biến mạch máu não. Bác sĩ dặn chú Nam, "khi đang đi, đứng hoặc khi lái xe, nếu cảm thấy chóng mặt, phải dừng lại, ngồi xuống nghỉ cho khỏe lại mới đi tiếp; tránh để té ngã, rất dễ dẫn đến đột quỵ, biến chứng liệt bộ phận hoặc toàn thân".
Một bệnh nhân khác, cụ bà 80 tuổi có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp nhiều năm. Bà cụ cho biết: "Bữa nào mệt, "nghe" cái đầu "lâng lâng, choáng váng" thì đem thuốc ra uống, bữa nào thấy bình thường thì ngưng, không uống. Tôi sợ uống thuốc hoài nóng trong người, với lại "lờn" thuốc. Bác sĩ Thu Hương giải thích với cụ bà, cao huyết áp là bệnh phải uống thuốc suốt đời, uống mỗi ngày, tốt nhất là uống vào một giờ cố định.
Người già bị cao huyết áp, cần tránh té ngã vì dễ bị tai biến, hoặc gãy xương khớp do tình trạng loãng xương. Bệnh tai biến rất dễ tái phát và mức độ nguy hiểm lần sau cao hơn lần trước. Gia đình có người thân bị cao huyết áp thì những người khác cần phòng tránh bệnh cao huyết áp. Giải pháp hữu hiệu nhất chính là thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giảm muối trong các món ăn. Tuân thủ chế độ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng giờ giấc và tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các món ăn trong quá trình chế biến cần giảm muối, mỡ, đường.
Mỗi tuần, người cao tuổi chỉ nên có 2 ngày ăn các món chiên, xào, còn lại các ngày khác chủ yếu ăn món canh. Người cao tuổi không tự chăm sóc được bản thân, nên con cháu chú ý chăm sóc ông bà, cha mẹ. Khi người già đi khỏi nhà, nhớ mang thuốc huyết áp bên người để uống đều đặn hàng ngày.
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có 8 người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, hơn 1/3 người bệnh cao huyết áp không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng, dẫn đến phát hiện muộn, tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, tử vong do đột quỵ. Đó là lý giải vì sao bệnh lý này được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng".
Hiện nay, trên thế giới khoảng 1,4 tỉ người đang sống chung với căn bệnh này, hơn 7,5 triệu người mỗi năm chết vì bệnh này, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa, liên quan đến các yếu tố về di truyền, tình trạng béo phì và lối sống công nghiệp sử dụng nhiều rượu bia, thức ăn nhanh, chế độ ăn uống nhiều muối và ít vận động.
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, người có huyết áp bình thường có chỉ số huyết áp dưới 120/80mmHg, còn người bị cao huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) 90 mmHg. Ngày nay, việc theo dõi, kiểm soát huyết áp khá dễ dàng, ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Mọi người cũng có thể tự đo huyết áp tại nhà.
Bác sĩ lưu ý, không nên hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi đo huyết áp từ 15 - 30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,... để đảm bảo kết quả đo chính xác. Theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp, dùng thuốc theo đơn, điều chỉnh lối sống tích cực và chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để phòng tránh, ngăn ngừa tác hại của bệnh cao huyết áp hiệu quả tại cộng đồng.
Bài, ảnh: THU SƯƠNG
Theo baocantho
"Chuyện nhỏ" giúp người cao huyết áp giảm nguy cơ đột quỵ 49% Một thay đổi rất nhỏ trong cách uống thuốc có thể làm giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim... ở bệnh nhân cao huyết áp. Nghiên cứu mới đây của giáo sư Ramon Hermida (Đại học Virgo, Tây Ban Nha) đã phát hiện ra cách cực kỳ dễ dàng, để những viên thuốc trị cao huyết áp phát...