Kiểm sát viên nói gì về vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén?
Nguyên Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Tối cao chia sẻ xung quanh vụ án oan Huỳnh Văn Nén.
Năm 2015, việc ông Huỳnh Văn Nén (SN 1962, ngụ tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) được đình chỉ điều tra, trả lại tự do sau 17 năm ngồi tù oan đã khiến nhiều người bàng hoàng.
Đây là vụ việc còn gây chấn động dư luận hơn cả trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Bởi vì, thời gian tù oan của Huỳnh Văn Nén đã kéo dài gần gấp đôi so với ông Chấn. Thêm vào đó, Huỳnh Văn Nén là trường hợp “án oan chồng án oan”.
Tết năm nay, ông Huỳnh Văn Nén sẽ được đón cái Tết đầu tiên bên người thân sau 17 năm ngồi tù oan.
Nhân dịp này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Lương Quang Tuấn – Luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư An Thái, nguyên Kiểm sát viên Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án Trị an – Xã hội Vụ 2B cũ, nay là Vụ 1A – Viện KSND Tối cao.
Ông nghĩ thế nào về việc một người phải ngồi tù oan tới 17 năm như ông Huỳnh Văn Nén?
- Người xưa từng có câu “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Chúng ta biết rằng, hình phạt tù giam được áp dụng để cải tạo, giáo dục những đối tượng phạm tội.
Như vậy, việc một người không có tội mà phải ngồi tù, mà ngồi tù tới 17 năm là điều quá kinh khủng. Trước khi công tác tại Vụ 2B (cũ), Vụ 1A hiện tại VKSND Tối cao, tôi từng có khoảng 10 năm làm công tác kiểm sát Giam giữ và cải tạo nên tôi hiểu rất rõ điều đó.
Trường hợp án oan của ông Huỳnh Văn Nén là điều mà chúng ta không ai mong muốn xảy ra. Đây là bài học đắt giá cho công tác điều tra, truy tố, xét xử trong tất cả các vụ án của chúng ta sau này.
Ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan vì bị tình nghi liên quan đến 2 vụ trọng án. Cả 2 vụ án này đều đã qua nhiều cấp điều tra, xét xử. Theo ông, vì sao, lỗi từ khâu nào mà phải tới năm 2015 thì ông Huỳnh Văn Nén mới được minh oan?
- Lỗi trước tiên thuộc về cơ quan điều tra đã trực tiếp điều tra các vụ án này. Có thể ngay từ đầu các điều tra viên đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không phát hiện ra, hoặc không làm rõ những điểm bất thường, mâu thuẫn trong vụ án. Sau này, khi các cơ quan khác vào cuộc điều tra lại rất khó xác minh chính xác tình tiết vụ án.
Tôi lấy ví dụ, sau khi ông Huỳnh Văn Nén được công bố vô tội, báo chí có đăng tải lời ông Cao Văn Hùng (nguyên điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông) nói về một số vấn đề trong quá trình điều tra vụ án bà Lê Thị Bông bị sát hại.
Video đang HOT
Trong đó, ông Hùng cho rằng, ông đã làm đúng quy trình và không có gì phải ân hận vì ông không trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và chỉ kế thừa toàn bộ chứng cứ mà các điều tra viên khác đã làm.
Đó chỉ là cách bao biện của ông Cao Văn Hùng mà thôi. Bởi vì, nếu thấy cần thiết, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể dựng lại hiện trường vụ án. Không thể lấy lý do không trực tiếp khám nghiệm hiện trường để bao biện được.
Cũng theo ông Hùng, khi ông Nguyễn Phúc Thành có đơn tố cáo 2 người bạn là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt mới là hung thủ thực sự của vụ án chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén.
Điều tra viên Cao Văn Hùng đã được ông Thành trình bày tóm tắt việc được Thọ và Việt kể cho nghe đã giết bà Bông. Khi hai người bảo “tao vừa giết bà Bông”, Thành không tin, Thọ và Việt vạch chân ra chỉ vết máu ở quần.
Ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó lại cho rằng lời khai của ông Thành là không có cơ sở. Sau đó họ cũng loại trừ Thọ và Việt ra khỏi diện tình nghi.
Lý do mà ông Hùng cho biết, đó là do cơ quan điều tra nhận định, khi đối mặt với án tử hình thì tâm lý phải che giấu, nhưng Thọ và Việt giết người xong lại chỉ dấu máu để làm chứng. Vết máu đó trái với kết quả khám nghiệm tử thi là bà Bông bị chết ngạt, không có máu.
Nếu những điều trên là đúng sự thật tình tiết của vụ án thì có thể nói, một trong những đầu mối quan trọng của vụ án đã được ông Cao Văn Hùng cũng như Công an tỉnh Bình Thuận khi đó bỏ qua một cách quá dễ dàng.
Ông Huỳnh Văn Nén (trái) vui mừng trong sáng 28.11.2015 khi nhận quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông. Ảnh: Tuổi Trẻ
Trên thực tế, phần lới các đối tượng phạm tội thường sử dụng mọi cách để che giấu hành vi của mình. Tuy nhiên, có không ít đối tượng đi kể với bạn bè, người thân. Có thể vì họ lỡ miệng nói ra, nhưng cũng có thể họ coi mình đã làm điều mà không ai dám làm. Họ kể ra để “khoe khoang”, “ra mặt ta đây” với người khác…
Trong trường hợp nhận được đơn tố cáo của ông Thành, đáng ra, cơ quan điều tra, điều tra viên phải triệu tập cả đối tượng Thọ và Việt tới để lấy lời khai, đối chất. Từ những lời khai đó, kết hợp với hồ sơ vụ án, dựng lại hiện trường… Từ đó, họ có thể sớm nhận ra những tình tiết mâu thuẫn, bất hợp lý trước đó của vụ án.
Vậy cựu điều tra viên Cao Văn Hùng có phải là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ án oan ông Huỳnh Văn Nén?
- Trong vụ việc này, tất nhiên là ông Cao Văn Hùng – nguyên điều tra viên Phòng CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm. Bởi ông Hùng là điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều năm 1993 và vụ án bà Lê Thị Bông 1998.
Tuy nhiên, bên cạnh các điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án, một số vị trí khác có thể phải chịu trách nhiệm như: Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra ký kết luận điều tra, Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện kiểm sát ký cáo trạng, Thẩm phán xét xử vụ án….
Tôi cũng phải nói thêm, trong vụ việc này, lãnh đạo, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án Viện kiểm sát tỉnh Bình Thuận phải chịu trách nhiệm lớn hơn các điều tra viên.
Lý do là vì, việc khởi tố, bắt giam, truy tố ông Huỳnh Văn Nén phải có sự chấp thuận từ phía Viện kiểm sát. Trước khi phê chuẩn các văn bản này, Lãnh đạo Viện kiểm sát, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm kiểm sát điều tra vụ án phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ vụ án có dấu hiệu tội phạm không, có đủ cơ sở khởi tố và để bắt ông Nén hay chưa. Khi kết thúc điều tra phải xem các tình tiết vụ án có cơ sở không để viết Cáo trạng truy tố.
Năm nay, lần đầu tiên ông Nén được đón Tết cùng người thân sau 17 năm ngồi tù oan. Ảnh: Tiền Phong
Cho dù việc điều tra có sai sót, nhưng nếu Viện kiểm sát sớm nhận ra những điều mâu thẫn trong lời khai của “bị can” Huỳnh Văn Nén và các lời khai nhân chứng, hiện trường… thì có lẽ ông Huỳnh Văn Nén đã không bị bắt oan như vậy.
Vậy phía Tòa án, VKSND Tối cao có phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này hay không?
- Vụ án của ông Huỳnh Văn Nén đã được đưa ra xét xử nhiều lần, từ cấp tỉnh tới Trung ương. Do đó, tất nhiên là các cơ quan tố tụng cấp cao cũng phải có trách nhiệm trong việc ông Nén bị oan.
Việc ai, cơ quan nào sai ở đâu, chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ.
Vậy ông Huỳnh Văn Nén có phải làm đơn đề nghị điều tra, khởi tố những người liên quan để xảy ra oan sai cho bản thân ông hay không?
- Ông Huỳnh Văn Nén không cần thiết phải làm đơn. Khi cơ quan tố tụng đã tuyên ông vô tội thì cơ quan chức năng sẽ tự phải vào cuộc để điều tra, xử lý. Ai sai ở đâu, sai như thế nào, phải chịu trách nhiệm ra sao sẽ được làm rõ.
Cũng giống như vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn trước đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng đã khởi tố một số cán bộ có liên quan đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử, trong đó có một cựu Thẩm phán Toà Phúc thẩm TAND Tối cao.
Xin cảm ơn ông!
Tóm tắt vụ án oan Huỳnh Văn Nén: 17 năm trước, vào tối 23.4.1998, bà Lê Thị Bông trú tại Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) bị giết tại nhà riêng. Sau đó, ngày 17.5.1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt. Mặc dù tại tòa ông Nén một mực kêu oan và nói rằng mình bị điều tra viên đánh đập, mớp cung, nhưng ngày 31.8.2000, TAND tỉnh Bình Thuận vẫn tuyên phạt ông Nén tù Chung thân cho hai tội danh. Lúc ấy nghe tin, ông Nguyễn Phúc Thành (hàng xóm của Nén, đang thi hành án tại Trại giam Sông Cái – Ninh Thuận) đã có đơn tố cáo rằng người giết chết bà Bông là hai người có tên Thọ và Việt, chứ không phải ông Nén. Nhưng rồi, nội dung tố cáo của ông Thành lại không được ngó ngàng tới. Suốt 17 năm ròng rã, ông Nén và gia đình liên tục kêu oan lên các cấp có thẩm quyền. Đến ngày 12.11.2014, xét thấy còn nhiều điểm mâu thuẫn trong vụ án chưa được điều tra làm rõ, TAND Tối cao quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm ngày 31.8.2000 của TAND tỉnh Bình Thuận để điều tra lại. Sau 8 tháng điều tra lại với hai lần gia hạn tạm giam, cơ quan điều tra vẫn chưa tìm thấy chứng cứ để buộc tội ông Nén về tội danh Giết người, Cướp tài sản như bản án sơ thẩm đã tuyên. Ngày 22.10.2015, ông Huỳnh Văn Nén được cho tại ngoại để chữa bệnh và ngày 28.11.2015 chính thức được đình chỉ điều tra. Ngày 3.12.2015 các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Bình Thuận gồm TAND, Viện KSND và Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xin lỗi công khai do đã buộc tội và kết tội oan ông trong hai vụ án trên. Trước đó, từ năm 2005, ông Huỳnh Văn Nén đã được minh oan trong “Kỳ án vườn điều” – một trong những vụ án oan được cho là lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam. Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian bị bắt vì bị tình nghi giết bà Lê Thị Bông vào năm 1998, ông Nén còn khai có liên quan đến một vụ án xảy ra trước đó 5 năm. Nạn nhân là bà Dương Thị Mỹ được phát hiện tại một vườn điều (thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) mà cơ quan công an nhiều năm điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối. Theo cơ quan điều tra, ông Nén khai rằng cái chết của bà Mỹ do người chị vợ tên Nhung cùng một số người trong gia đình gây ra. Ông cũng khai ra con dao phay gây án và nơi cất giấu hung khí. Từ đó, 9 người trong gia đình vợ của Nén bị buộc tội giết bà Mỹ với động cơ nghi ngờ nạn nhân quan hệ bất chính với chồng Nhung. Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng đều bị tòa phúc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết chưa rõ ràng, những chứng cứ thu được đều mâu thuẫn với lời khai của bị can, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Trong khi đó các bị cáo một mực kêu oan và cho rằng những lời nhận tội trước đó là do bị mớm cung. Riêng Nén lại phản cung, cho rằng thời điểm xảy ra vụ án đang làm thuê cho một gia đình tại Đồng Nai. Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm nhưng vẫn không tìm ra được hung thủ. Theo yêu cầu của TAND Tối cao, Bộ Công an thành lập ban chỉ đạo điều tra lại vụ án. Tuy nhiên, do công tác điều tra diễn ra trong thời gian quá lâu, các tài liệu chứng cứ không đủ cơ sở định tội với các bị can. Cuối cùng, cơ quan chức năng cho rằng các bị cáo vô tội và phải bồi thường oan sai với tổng số tiền hơn một tỷ đồng. Riêng ông Nén khi đó bị cho là thủ phạm giết bà Bông nên chưa được bồi thường.
Theo Minh Quyết (VTC News)
Ông Huỳnh Văn Nén, Tết này...
"Tết này, tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng gia đình tôi cũng sẽ đón Tết thật vui, cái Tết tự do đầu tiên của tôi sau 17 năm không có Tết", ông Huỳnh Văn Nén, "người tù thế kỷ" nói.
Vợ chồng ông Huỳnh Văn Nén nhận tiền hỗ trợ của Thuduc House.
Chập chững tái hòa nhập
Trước kia, ông Nén là một người nát rượu. Sau 17 năm 5 tháng 5 ngày trong tù, ông Nén đã bỏ được rượu. "ời nó bị đọa đày trầm luân một phần vì rượu, bây giờ chúng tôi sẽ không để nó động đến rượu nữa", cha ông Nén, cụ Huỳnh Văn Truyện nói.
Sau khi ra tù, ông Nén cũng đã được Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật, chữa khỏi bệnh cườm mắt. Chưa đi được xe máy, nhưng ông đã biết sử dụng điện thoại di động. Cụ Truyện muốn giao lại mấy công đất ở quê nhà, xã Thới Bình (Thới Bình, Cà Mau) cho ông Nén, để vừa trồng lúa, vừa nuôi tôm. Nhưng các con ông Nén không thể cùng về Cà Mau được, ở đó không đủ đất, không có việc làm cho họ. Do vậy, ông Nén muốn ở lại thị trấn Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), cùng vợ con gây dựng lại cuộc sống ở đây.
"Gia đình tôi đã tan nát gần hai chục năm nay rồi, nay tôi muốn gia đình tôi được quây quần bên nhau cùng làm ăn, bù đắp lại thiệt thòi lại cho ba đứa con sau bao năm tôi bị tù oan". Ông Nén nói. Theo ông, sau khi nhận tiền bồi thường oan sai, ông sẽ mua một chiếc xe ô tô, để các con ông sử dụng kiếm sống. Tuy nhiên...
Con trai tôi đã được minh oan, gia đình tôi được sum họp, tuy sức khỏe tôi có giảm sút nhưng tôi vẫn minh mẫn, không bị bệnh tình gì nặng nề, vậy là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi có nhắm mắt cũng an lòng. Tết này sẽ là Tết vui nhất của gia đình tôi gần hai chục năm nay. Cụ Huỳnh Văn Truyện
Khi tiếp xúc với ai, kể cả người nhỏ tuổi hơn nhiều, ông Nén vẫn có thái độ hơi khép nép, thường dạ thưa, xưng "em". Ngày 2.12.2015, ông cùng cụ Huỳnh Văn Truyện và ông Nguyễn Thận vào thành phố Hồ Chí Minh dự giao lưu trực tuyến "Huỳnh Văn Nén và hành trình giải oan xuyên thế kỷ", do báo Tiền Phong tổ chức. Trước khi về lại Tân Minh, họ được nữ luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo mời cơm tối, ở một nhà hàng khá sang. Ăn xong, ông Nén ra ngoài phòng ăn để hút thuốc. Nhận ra người tù nổi tiếng, anh bảo vệ nhà hàng trong bộ đồng phục có gù vai kim tuyến, có phù hiệu tiến tới hỏi, anh có phải là Huỳnh Văn Nén? "Dạ phải ạ". Ông Nén vừa trả lời, vừa lật đật dụi điếu thuốc. Lên xe ô tô rồi, ông còn hoang mang hỏi, sao tôi đi đâu người ta cũng biết, ông đó làm ở cơ quan nào?
Mặt khác, ông lại có những lúc nổi khùng vô cớ với vợ con, có lúc có thái độ không phải cả với đấng sinh thành, cụ Huỳnh Văn Truyện và với người mà ông phải chịu ơn rất nhiều, ông Nguyễn Thận. Sau 17 năm rưỡi trong tù, dường như những nỗi sợ hãi, những chấn thương tâm lý đã trở thành những ám ảnh vô thức của "người tù thế kỷ". Quá trình trở thành công dân Huỳnh Văn Nén không mặc cảm về thân phận mình, bình thường như mọi công dân khác có lẽ còn gian nan và chông chênh lắm.
Chờ đón Tết vui
Hiện nay ông Nén đã 54 tuổi, sức khỏe kém, không có việc làm, không có thu nhập. Quán hủ tiếu của vợ ông, bà Nguyễn Thị Cẩm bữa hết hàng bữa ế, thu nhập bấp bênh. Vợ chồng con trai lớn là Huỳnh Thành Công và con trai thứ là Huỳnh Thành Lượng đều đi làm thuê, công việc không ổn định. Con trai út Huỳnh Thành Phát vẫn lông bông ham chơi.
Vừa qua, với sự tư vấn, hướng dẫn của LS Trần Vũ Hải, ông Nén đã ký đơn gửi TAND tỉnh Bình Thuận và Cục Bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp, xin được tạm ứng 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai. Nhưng ngày 31.12.2015, tại buổi họp báo do Bộ Tư pháp tổ chức, ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước cho biết, ông Nén chưa nộp hồ sơ đề nghị bồi thường, chưa thỏa thuận xong với các cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Do vậy, việc tạm ứng cho ông Nén là không đúng quy định pháp luật, không thể thực hiện. ời sống của gia đình ông Huỳnh Văn Nén ngổn ngang khó khăn, họ đang sống trong một căn nhà nhỏ lợp tôn, nóng bức khi trời nắng, dột khi trời mưa, gió lùa mọi mùa.
Với mong muốn gia đình ông Nén có nơi cư trú khang trang hơn trước khi đón Tết Nguyên đán Bính Thân, thông qua báo Tiền Phong, Cty cổ phần Phát triển nhà Thủ ức (Thuduc House) đã tặng gia đình ông Huỳnh Văn Nén 40 triệu đồng để sửa nhà. Một số người thân của gia đình ông Nén cũng chung tay hỗ trợ. Nữ LS Phạm Thị Kim Anh và ông Tăng Quảng ở Hội An (Quảng Nam) đã hỗ trợ ông Nén hàng chục triệu đồng.
Ngày 29.12.2015, việc sửa nhà cho gia đình ông Nén bắt đầu. Gia đình ông Nén còn có niềm vui nữa, đó là chị Trần Thị Kim Loan, vợ anh Huỳnh Thành Công đã mang bầu 5 tháng, ông sắp có cháu nội. "Tết này, tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng gia đình tôi cũng sẽ đón Tết thật vui, cái Tết tự do đầu tiên của tôi sau 17 năm không có Tết". Ông Nén vui vẻ nói với tôi.
Theo Nguyễn ình Quân (Tiền Phong)
Báo NTNN và hành trình giải oan của "người tù xuyên thế kỷ" Tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng, Diễn đàn Nhà báo trẻ (Diễn đàn báo chí uy tín trên Facebook) vừa vinh danh nhóm tác giả đến từ Báo NTNN, Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Thanh Niên, Lao Động, Người Lao Động và TTXVN vì đã dày công theo đuổi, điều tra, giúp...