Kiểm lâm viên Thanh Hóa được CSCĐ Hà Nội giải cứu
Một kiểm lâm viên Thanh Hóa đi vào Huế công tác, sau đó bắt xe Huế – Hà Nội để đi về. Đến Ninh Bình, anh này đề nghị xuống xe để về nhà, tuy nhiên nhà xe không những không cho xuống mà còn hành hung. Sự việc xảy ra vào hồi 4h ngày 10/2.
Anh Lê Duy Trọng (30 tuổi, ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), công tác tại Đội kiểm lâm cơ động và PCCC rừng số 1 Thanh Hóa kể lại tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội): “Tôi đi từ Huế ra Hà Nội trên chuyến xe Camel mang BKS 29Z – 6945 thuộc Cty TNHH Du lịch Lạc Đà, trụ sở tại 459 đường Trần Khát Chân, Hà Nội, bị tài xế và phụ xe của hãng này bắt giữ, hành hung khiến tôi phải vào viện cấp cứu”.
Theo lời kể của anh Trọng, ngày 8/2, anh nhận nhiệm vụ vào Huế công tác. Đến chiều 9/2, anh mua vé xe Camel thuộc Cty TNHH Du lịch Lác Đà, từ Huế ra Hà Nội để dọc đường có thể xuống bất cứ lúc nào.
Anh Lê Duy Trọng kể lại sự việc. Ảnh: TD
“Khoảng 17h cùng ngày, xe chuyển bánh và đến 3h sáng 10/2, xe này đi đến địa phận huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thì bị CSGT cùng kiểm lâm phối hợp kiểm tra. Trước đó, CSGT và kiểm lâm nhận được tin báo trên chuyến xe này có chở lâm sản.
Khi kiểm tra, CSGT và Kiểm lâm không phát hiện thấy lâm sản trên chuyến xe này. Xe tiếp tục chuyển bánh đến địa phận tỉnh Ninh Bình thì tôi xin nhà xe cho tôi xuống. Tuy nhiên, lái xe không những không cho tôi xuống mà còn đổi lái cho phụ xe rồi lôi tôi ra đánh đập”, anh Trọng nhớ lại.
Video đang HOT
Biên bản kiểm tra của cơ quan liên ngành tỉnh Thanh Hóa
Anh cho biết thêm: “Người lái xe này dùng tay, chân liên tiếp đấm đá vào người khiến tôi bị thương nhiều chỗ. Không xuống được xe, tôi đành đi tiếp ra Hà Nội. Trên đường đi, nhiều lần tôi xin xuống nhưng mỗi lần như vậy đều bị lái xe tiếp tục đánh đập”.
“Lái xe vu cho tôi là ăn cắp đồ trên xe rồi đánh đập. Tôi đã đổ hết đồ đạc cho lái xe kiểm tra nhưng không có gì, nhưng nhà xe vẫn không cho tôi xuống xe và bắt tôi ngồi trên xe đưa ra Hà Nội. Sự việc chưa dừng lại ở đó, khi xe này gần trụ sở công ty trên đường Trần Khát Chân, lái xe gọi thêm 1 người lên xe và lại tiếp tục lôi tôi ra đánh. Sau đó họ lôi tôi vào phòng giám đốc. Tôi bí mật nhắn tin báo về cơ quan nhờ công an giải cứu. Ít phút sau CSCĐ 113 công an TP Hà Nội đến giải cứu tôi và đưa tôi về công an phường Thanh Nhàn”.
Văn phòng Cty TNHH Du lịch Lạc Đà
Anh Trọng cho biết thêm: “Họ nghi tôi báo cho lực lượng chức năng vì dọc đường xe 29Z- 6945 bị kiểm tra. Thực tế là lực lượng kiểm Lâm Thanh Hóa đã nhiều lần bắt và phạt xe khách này vì hành vi chở lâm sản trái phép”.
Làm việc với PV báo Kienthuc.net.vn, ông Hoàng Quốc Tuế, Giám đốc công ty TNHH DL TM Lạc Đà cho biết: “Tôi không khuyến khích các nhân viên lái xe của công ty đánh hành khách mà cần phải bảo vệ hành khách của mình”.
Về sự việc xảy ra với an h Lê Duy Trọng, ông Tuế giải thích: “Nhân viên lái xe là ông Hoàng Quốc Tuấn không đánh anh Trọng mà chỉ giữ anh Trọng lại xe để đưa ra Hà Nội chờ công an xử lý. Bởi anh Trọng nhiều lần nắn đồ của khách, nên các lái xe mới giữ anh Trọng lại. Tuy nhiên anh Trọng không chịu, nên xảy ra giằng co”.
“Lái xe sợ anh này lấy cắp đồ của khách đi xe giấu vào đâu đó trên xe, rồi ngày hôm sau lại lên xe đi tiếp và lấy lại đồ. Công ty phải đền đồ cho khách nhiều lần rồi”.
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội điều tra, làm rõ.
Theo Bee.net.vn
Bến xe Quy Nhơn (Bình Định): Tái diễn nạn "cò" trấn lột nhà xe
Xe "dù" hay xe từ trong bến ra đều phải nộp tiền cho "cò" mới được đón khách.
Ngày 12-11, ông Phan Chánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe Bình Định, cho biết: Đang tái diễn tình trạng "cò" làm tiền các xe khách dừng đỗ đón khách xung quanh Bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn (Bình Định). "Trong các xe bị "cò" làm tiền, nhiều nhất là các xe "dù", xe giả chạy hợp đồng. Ngoài ra, họ còn làm tiền các xe từ trong bến ra rồi dừng đỗ đón thêm khách" - ông Chánh cho hay.
Theo phản ánh của các nhà xe, những xe bị "cò"t phần lớn chạy tuyến từ Quy Nhơn đi các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên và ngược lại; từ Quy Nhơn đi các huyện phía bắc tỉnh Bình Định... Đ tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, các "cò" hoạt động dưới nhiều hình thức tinh vi hơn, có tổ chức hơn. Hai khu vực "cò" hoạt động mạnh nhất là phía bắc (trên đường Tây Sơn) và phía tây nam (trên quốc lộ 1D) bến xe. Các "cò" đặt ra "luật" là khi dừng đón khách, mỗi chuyến chủ xe phải chi từ 40.000 đồng trở lên. Các nhà xe đưa tiền cho "cò" thông qua những người bán nước, hàng rong ven đường. Những xe nào không chung chi sẽ bị ngăn không được đón khách hay bị đe dọa, đập phá xe...
"Cò" mới nổi ở Bến xe Quy Nhơn thường giao những người chạy xe ôm tiếp cận "làm luật" với các nhà xe. Ảnh: TL
Ông PNM, chủ chiếc xe khách 24 chỗ ngồi 79D-26... chạy tuyến Nha Trang - Quy Nhơn, k: "Tôi có nhiều khách quen hẹn đón trước cổng Metro ở phía tây Bến xe Quy Nhơn trên quốc lộ 1D. Nhưng mỗi lần dừng xe đón khách, tôi đều phải đưa 50.000 đồng cho các "cò". Có lần con trai tôi không chịu đưa tiền liền bị hai thanh niên lao đến đòi đánh rồi lấy đá ném theo xe. Vì muốn yên ổn làm ăn nên tôi đành chung chi mà không dám báo công an".
Bà LTV (Nha Trang), chủ của bốn xe xuất bến hằng ngày từ Bến xe Quy Nhơn, nói thêm: "Dù đón được khách hay không tôi cũng phải đưa tiền cho họ. Đã vậy, mỗi xe cũng chỉ được dừng đỗ trong 30 phút ở vị trí do họ chỉ định. Tôi không đưa tiền là họ quậy ngay, ra vào bến cũng khó". Thực tế đã có không ít xe khách bị các nhóm "cò" đập phá làm vỡ kính, hư hỏng cửa xe, đuổi đánh tài xế, phụ xe...
Theo tiết lộ của giới tài xế, gần đây nổi lên chiếm "lãnh địa" đ làm tiền xe khách tại các khu vực xung quanh Bến xe Quy Nhơn có Tài "đô", Vân "đen", Minh "cao"... Những người này vốn là đàn em của Sơn "Quảng Ngãi" (tên thật là Võ Thanh Sơn, ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn), Sơn "khờ" (tức Trần Anh Sơn, ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) đã bị Công an tỉnh Bình Định bắt hồi đầu năm 2011. Hai đối tượng này đang chờ ngày ra tòa vì tội cưỡng đoạt tài sản. Các "cò" mới nổi cũng phân chia khu vực đt nhưng hoạt động khôn khéo hơn trước. "Bình thường họ ít ra mặt mà giao cho cánh xe ôm giả vờ đón khách đ tiếp xúc "làm luật" với các nhà xe. Khi nhà xe nào phản đối, các "cò" mới lộ diện đánh người dằn mặt" - anh TTV, một phụ xe chạy tuyến Quy Nhơn - Tuy Hòa, cho hay.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Công an TP Quy Nhơn, nói: "Chúng tôi thường xuyên cử lực lượng kim tra, ngăn, xử lý các hành vi phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại các khu vực phức tạp như Bến xe Quy Nhơn. Chúng tôi cũng đề nghị các nhà xe quấu, cưỡng đoạt cần báo ngay chong an đ kịp thời ngăn, xử lý".
Nhà xe nên báo ngay với công an
Ông PHAN CHÁNH, Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe Bình Định
Theo PLTP
TP.Hồ Chí Minh: Nhà xe vác dao tra tấn khách như thời trung cổ Tiếp xúc với phóng viên NTNN, anh Trần Ngọc Phi vẫn chưa hết hoảng loạn cho hay: "Tôi vẫn không dám nhớ lại những hành động tra tấn dã man như thời trung cổ của bọn chúng...". Công an quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) vừa giải cứu thành công 3 thanh niên bị nhà xe Tuấn Quyết BKS 53N 9305 (chạy tuyến...