Kiểm lâm kêu oan khi bị kết luận lái ô tô tông công an văng 10m
Sáng 5/10, TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm bị cáo Vũ Văn Vinh (SN 1964) – cán bộ kiểm lâm tại Thái Nguyên về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”.
Sau tai nạn, càng xe máy bị cong từ trước ra sau.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tối 18/2/2015, bị cáo Vinh điều khiển xe ô tô đi trên đường Cách mạng tháng 8 (TP Thái Nguyên) khi rẽ trái vào đường Nha Trang đã va chạm với xe mô tô do anh Bùi Xuân Hòa điều khiển chở anh Nguyễn Khắc Trường. Cả 2 anh là cảnh sát cơ động thuộc Công an tỉnh Thái Nguyên, đang đi làm nhiệm vụ bảo vệ trong tối 30 Tết.
Hậu quả, anh Nguyễn Khắc Trường bắn xa hơn 10m và tử vong do vỡ xương thái dương, gãy đốt sống cổ…; anh Hòa bị thương nhẹ. Xe ô tô bị vỡ két nước, ba đờ sốc… còn xe máy bị hỏng nặng phần đầu, cong càng xe theo hướng từ trước về sau…
Sau đó gần 4 tháng, công an khởi tố, điều tra vụ án. Quá trình này, CQĐT Công an TP Thái Nguyên đã trả chiếc xe máy nói trên cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Công an tỉnh Thái Nguyên.
Theo giám định của Viện Khoa học hình sự, ngay trước lúc xảy ra tai nạn, xe ô tô đi từ 21 – 23km/h. Cơ quan giám định không xác định được tốc độ của xe máy cũng như không kết luận được ô tô đâm xe máy hay ngược lại. Một nhân chứng tên Hoàng Minh Đức khai, xe máy đi với tốc độ bình thường.
Tiếp đến, CQĐT kết luận bị cáo Vinh không sử dụng rượu bia trước khi tai nạn xảy ra. Trong khi đó, ông Vinh khẳng định 2 chiến sĩ cảnh sát đã sử dụng rượu bia trong buổi liên hoan tối 30 Tết. Ngược lại, các nhân chứng công tác tại Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, các anh Hòa và Trường không sử dụng rượu bia vào hôm đó.
Tháng 6/2016, Hội đồng xét xử TAND TP Thái Nguyên do bà Nguyễn Thị Nga làm chủ tọa tuyên phạt bị cáo Vinh án 4 năm tù. Được biết, bà Nga bị xác định đã sử dụng bằng cấp 3 giả nên hiện đã bị cách chức thẩm phán.
Ngoài ra, tháng 12/2016, Văn phòng CSĐT Bộ Công an (C44) cũng có công văn gửi TAND tỉnh Thái Nguyên liên quan vụ án Vũ Văn Vinh. Qua đây, C44 cho biết đã nhận thấy CQĐT Công an TP Thái Nguyên khi xử lý vụ án đã có một số thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng về tố tụng.
Video đang HOT
Cụ thể, công an Thái Nguyên chưa làm rõ tốc độ xe máy; xe máy đâm ô tô hay ngược lại; không xác định điểm va chạm đầu tiên; CQĐT kết luận xe ô tô đâm vào bên trái xe máy là chưa chính xác và vẽ sơ đồ vụ án không đúng kích thước quy định…
Tiếp đến, việc không có cán bộ chuyên trách, chỉ có Điều tra viên khám nghiệm tổng thể phương tiện và khám nghiệm không ghi nhận đủ các dấu vết, không khám nghiệm kỹ thuật phương tiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục theo quy định.
Cũng theo C44, có thể đánh giá được ô tô khi sang đường đi với tốc độ chậm, xe máy có dấu hiệu chạy tốc độ cao trước khi va chạm. Như vậy, hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở kết luận xe ô tô đâm vào xe máy.
Theo vị kiểm lâm, nếu ô tô của ông đâm ngang và bị vỡ két nước, chân của 2 chiến sĩ cảnh sát chắc chắn sẽ gãy.
Cùng không giảm tốc độ?
Ngày 30/12/2016, TAND tỉnh Thái Nguyên xử phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm 4 năm tù với ông Vinh, yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung tốc độ 2 phương tiện trước khi va chạm; anh Hòa có lỗi cụ thể là gì… Tòa án cũng khẳng định, công văn trên của C44 dù chỉ có tính tham khảo nhưng vẫn cần điều tra, làm rõ.
Sau khi điều tra bổ sung, CQĐT Công an TP Thái Nguyên tuy chưa giải đáp các vấn đề C44 chỉ ra nhưng vẫn đề nghị truy tố Vũ Văn Vinh tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Ngày 7/5, TAND TP Thái Nguyên xử sơ thẩm lần 2, xác định cả ô tô và xe máy đều có lỗi không giảm tốc độ. Tuy nhiên, lỗi của anh Hòa – chiến sĩ cảnh sát điều khiển xe máy là lỗi hành chính, lỗi của bị cáo Vinh phải xử lý hình sự. Vì vậy, tòa sơ thẩm phạt ông Vinh 3 năm tù.
Ông Vinh kháng cáo kêu oan ngay sau đó, cho rằng xe máy đã đi nhanh, đâm vào ô tô mình điều khiển nên anh Trường mới bị bắn ra 11m theo hướng xe máy di chuyển. Nếu ô tô của mình đâm ngang vào bên trái xe máy, anh Trường sẽ văng ra theo hướng đâm và chân của cả 2 anh phải bị gãy hoặc tổn thương tương ứng với việc ô tô bị vỡ két nước, ba đờ sốc…
Tại tòa phúc thẩm hôm nay (5/10), ông Vinh đề nghị hoãn phiên tòa do vắng 1 luật sư. Các luật sư có mặt cũng đề nghị hoãn tòa đề triệu tập đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Nguyên; giám định viên và một số nhân chứng…
Sau khi hội ý, chủ tọa đồng ý yêu cầu trên, tuyên bố sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 31/10.
XUÂN ÂN
Theo TPO
Hà Nội: CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe
Từ 1/8-31/8, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn giao thông, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt - CATP Hà Nội sẽ tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Liên quan đến kế hoạch này, phóng viên ANTĐ đã trao đổi với Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt - CATP Hà Nội.
PV: Ông có thể nói rõ hơn về Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được tập trung triển khai trong tháng 8?
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng: Đối tượng, hành vi tập trung kiểm soát trong kế hoạch là người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy. Hành vi vi phạm là người điều khiển phương tiện không có, không mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hoặc có các loại giấy tờ này nhưng đã hết hạn, hết hiệu lực, bị tẩy xóa...Các trường hợp vi phạm bị phát hiện phải được xử lý theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm nhằm nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông trong việc chấp hành các quy định về giao thông đường bộ và quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong quá trình kiểm tra, xử lý, nghiêm cấm cán bộ, chiến sỹ lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn để trục lợi, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, dừng phương tiện tràn lan nhưng không kiểm soát, xử lý vi phạm.
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt - CATP Hà Nội
PV: Xin ông cho biết các quy định hiện hành về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới?
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng: Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới...
Bên cạnh đó, Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng nêu rõ, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp chủ xe cơ giới không thực hiện quy định sẽ bị xử lý theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông. Theo đó, phạt tiền từ 80.000 -120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
PV: Thời gian qua, việc xử lý đối với chủ xe cơ giới không thực hiện đúng quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được thực hiện ra sao, thưa ông?
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng: Vi phạm này thường bị phát hiện khi người tham gia giao thông bị xử lý về các vi phạm khác hoặc qua quá trình điều tra xử lý vi phạm giao thông. Không ít chủ xe dù có mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng do không để ý nên đã bị hết hạn. Khi không xuất trình được Giấy chứng nhận, xuất trình Giấy đã hết hạn hoặc không mang theo, chủ xe cơ giới đều bị lập biên bản xử lý vi phạm theo quy định.
PV: Thực tế có hiện tượng người tham gia giao thông mua Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chỉ để "đối phó" với CSGT. Thậm chí có nhiều nơi rao bán loại giấy này chỉ từ vài chục nghìn đồng. Ông nghĩ sao về tình trạng này?
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là loại bảo hiểm các chủ xe cơ giới bắt buộc phải mua khi lưu thông trên đường, nó có tác dụng bảo hiểm cho người thứ 3 khi xảy ra tai nạn. Nghĩa là khi người sử dụng xe ô tô, xe mô tô gây tai nạn cho người khác thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người bị tai nạn.
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không chỉ là một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi xảy ra tai nạn.
Thực tế cho thấy, có không ít người hợp sau khi gây tai nạn sợ phải bồi thường hoặc không có khả năng bồi thường cho nạn nhân nên đã bỏ trốn. Những cá nhân này không chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà còn có thể bị xử lý hình sự khi có khiếu kiện từ bên bị hại. Trong khi đó, nếu chủ phương tiện mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, cơ quan bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân, giảm gánh nặng về vật chất cho bên gây tai nạn.
Thời gian qua, một số cá nhân đã rao bán Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với giá rẻ. Để tránh "tiền mất, tật mang", người dân cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm có uy tín, không nên ham rẻ kẻo mua phải giấy tờ giả, không có giá trị, đặc biệt không nên mua chỉ để "đối phó" với lực lượng chức năng.
Theo anninhthudo
CSGT TP.HCM tìm "thánh vượt tốc độ" hầm Thủ Thiêm để... phạt nguội Cộng đồng mạng đang xôn xao thông tin một chiếc ô tô 44 lần chạy quá tốc độ quy định khi qua hầm Thủ Thiêm. Thông tin đăng kiểm của xe ô tô mang BKS 51A - 697.66 và các lần vi phạm tốc độ khi qua hầm Thủ Thiêm. Trên mạng xã hội đang lan truyền ảnh chụp màn hình từ một...