Kiếm hơn 1 triệu USD nhờ bán giày Air Jordan, Yeezy trong mùa dịch
“ Kinh doanh giày dễ dàng hơn rất nhiều trong thời điểm dịch. Mọi người muốn tiêu tiền vào giày và quần áo”, một dân buôn cho biết.
Theo NY Post , Danny Hasbani (người Mỹ) bắt đầu kinh doanh giày thể thao từ năm 14 tuổi. Trong thời điểm dịch Covid-19, anh đã chứng kiến việc tăng trưởng doanh số mạnh mẽ.
Danny Hasbani cho biết anh kiếm được hơn 1 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại và doanh thu tăng gấp 3 lần so với trước đây.
“Kinh doanh giày dễ dàng hơn rất nhiều trong thời điểm dịch. Mọi người muốn tiêu tiền vào giày và quần áo. Họ bắt đầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn vì cảm thấy không thoải mái và an toàn khi đến các cửa hàng”, Danny chia sẻ.
Danny Hasbani thường mua giày với số lượng lớn rồi bán lại để kiếm lợi nhuận.
Dịch Covid-19 khiến mọi thứ đình trệ, vô định. Mọi người ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội, dành thời gian vào các bộ phim để thư giãn và sự xuất hiện của tác phẩm tài liệu về Michael Jordan – The L ast Dance – đã làm “bùng nổ” hoạt động mua bán những đôi giày phiên bản giới hạn.
Yu-Ming Wu – người sáng lập Sneaker News – nói với NY Post : “Bộ phim dẫn dắt mọi người vào thế giới khác. Chúng tôi từng thấy những đôi Air Jordan không được quan tâm trong nhiều tháng nhanh chóng cháy hàng ở các trang trực tuyến chỉ sau một đêm”.
Không chỉ thế, thiết kế giày Air Jordan màu đen – đỏ được các thành viên đội Chicago Bulls đi ở trận chung kết NBA năm 1998 nhanh chóng tăng giá gấp đôi sau khi tập phim được phát sóng.
Video đang HOT
“Trước đây, mẫu giày đó chỉ được bán với giá 200 USD. Chỉ sau một đêm phát sóng tập phim, giá thành tăng lên 350-400 USD tùy theo kích cỡ. Tôi được hưởng lợi từ sự quan tâm của mọi người đến Air Jordan”, Hayden Sharitt – dân chuyên kinh doanh giày – bày tỏ.
Hayden Sharitt thu lợi nhuận 66.000 USD nhờ bán 473 đôi giày Air Jordan.
Việc có chiến lược cụ thể khi thông tin bộ phim The Last Dance ấn định ngày công chiếu đã giúp Hayden bán được 473 đôi Air Jordan 1 màu xanh với mức lợi nhuận hơn 140 USD/sản phẩm.
“Mỗi năm, công việc kinh doanh của tôi không ngừng phát triển. Tôi muốn nói rằng hầu hết người bán lại giày đều thành công bởi họ biết cách tái đầu tư tiền của mình cùng sự am hiểu thị trường sneakers. Tôi luôn kiên nhẫn đợi các giao dịch tốt, hoặc một đôi giày được định giá thấp và sau đó mua lại để chờ đến thời cơ”, chủ cửa hàng giày ở Tennessee (Mỹ) chia sẻ.
Ngay cả Yu-Ming Wu – người không kinh doanh giày theo hình thức thương mại – cũng kiếm lợi nhuận hơn 40.000 USD khi bán sản phẩm một cách ngẫu nhiên, bởi người tiêu dùng luôn có nhu cầu.
Anh cho biết thêm thời gian gần đây chi trả số tiền gấp nhiều lần để mua giày của Travis Scott – Air Jordan 6 phiên bản “British khaki” – tặng bạn gái.
“Ở thời điểm hiện tại, sản phẩm kết hợp với nam rapper là đôi giày được săn đón nhiều nhất nên mức giá sẽ bị đẩy lên khá cao”, Yu-Ming bày tỏ.
Dòng giày Yeezy – sản phẩm hợp tác giữa adidas và Kanye West – cũng phổ biến và được săn đón không kém Air Jordan.
Sự “thèm khát” những sản phẩm phiên bản giới hạn khiến thị trường buôn bán giày phát triển mạnh trong thời điểm dịch Covid-19. Theo công ty nghiên cứu của Piper Sandler, ước tính thị trường này tăng 4 tỷ USD so với năm 2019.
Vào tháng 4, công ty StockX – nơi chuyên bán lại các sản phẩm – đuợc định giá 3,8 tỷ USD và Cowan Equity Research cũng dự đoán ngành công nghiệp này sẽ tăng lên 30 tỷ USD vào năm 2030.
Yu-Ming Wu và giày Air Jordan 6 phiên bản “British khaki”.
adidas ra mắt giày Stan Smith làm từ nấm
Đây là bước tiến quan trọng, thể hiện sự táo bạo của hãng thời trang thể thao trong nỗ lực chấm dứt rác thải nhựa.
Mới đây, adidas công bố phiên bản mới nhất của mẫu giày Stan Smith với chất liệu Mylo. Trong bài thông báo, hãng giải thích Mylo là vật liệu cải tiến tự nhiên mới, dựa trên sợi nấm do công ty công nghệ sinh học Bolt Threads sản xuất.
Hãng mô tả nó trông giống như da, mang lại cảm giác mềm mại và dẻo dai cho người trải nghiệm. Ảnh: adidas .
Theo đó, Mylo là vật liệu được sản xuất bằng sợi nấm. Các sợi liên kết với nhau và có thể phát triển trên mặt đất. Chúng mất chưa đầy 2 tuần để phát triển. Sau khi hoàn thành, nó có thể được nhuộm, chế tác và khâu lại như da.
Mẫu giày lần này được làm mới với thân trên màu kem có 3 sọc đục lỗ. Phần đệm gót màu xanh lá quen thuộc được thay thế bằng dòng chữ "Mylo" cùng logo thương hiệu. Tất cả được làm bằng vật liệu cải tiến. Đế giữa của giày được làm bằng cao su tự nhiên.
"Việc làm này như bước tiến lớn trong tham vọng táo bạo của chúng tôi nhằm giúp chấm dứt chất thải nhựa. Với tư cách là một thương hiệu, chúng tôi tiếp tục khám phá khả năng đổi mới chất liệu", Amy Jones Vaterlaus - người phát ngôn của adidas - cho biết.
adidas ra mắt phiên bản mới của Stan Smith làm từ sợi nấm. Ảnh: adidas .
Trong sáng kiến về loại bỏ chất thải nhựa, thương hiệu thời trang Đức đã đạt tiến bộ vào cuối năm 2020 với hơn 50% polyester của hãng sử dụng được tái chế.
WWD cho biết đến năm 2024, mục tiêu của "gã khổng lồ" là 100% polyester tái chế được sử dụng trong các sản phẩm có dung dịch. Công ty cũng có kế hoạch cắt giảm 30% lượng khí thải carbon vào năm 2030 (so với năm 2017) và đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050.
Stan Smith là mẫu giày được đặt theo tên của vận động viên quần vợt Mỹ. Nó đã khẳng định được vị trí của mình trong lịch sử thời trang với kiểu dáng độc đáo trên thiết kế đặc trưng của adidas.
Mylo được nhuộm để tạo ra sản phẩm trông giống như da thật. Ảnh: adidas .
Hợp đồng giữa Nike và Kobe Bryant đã chấm dứt Nike Kobe là một trong những dòng giày thể thao tồn tại lâu nhất làng bóng rổ thế giới. "Nike xác nhận rằng mối quan hệ đối tác lâu năm của họ với huyền thoại NBA - Kobe Bryant - đã kết thúc", Business of Fashion đưa tin. Tương lai của Nike Kobe chưa rõ sẽ ra sao. Vanessa Bryant (vợ Kobe) và...