Kiếm hàng chục triệu đồng nhờ lì xì “độc” đón Tết
Với mỗi đồng đô la vàng may mắn có giá từ 20 – 25 ngàn đồng, trung bình mỗi ngày 1 điểm bán ra khoảng 100 tờ là có thể bỏ túi không dưới 2 triệu đồng.
Trong những ngày giáp Tết Âm lịch này, nhiều người dân đã đổ xô đi săn quà “độc” đón Tết, trong đó không thể không nhắc đến việc người dân đổ xô đi mua lì xì đô la vàng may mắn mới xuất hiện tại TPHCM.
Nhiều điểm bán lì xì đô la vàng may mắn trên khắp các tuyến đường TPHCM
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện nay dọc các tuyến đường lớn trên địa bàn TPHCM như: Võ Thị Sáu, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, 3/2… xuất hiện nhiều điểm bán đồng đô la vàng may mắn dùng để lì xì trong dịp Tết Nguyên đán với giá từ 20 – 25 ngàn đồng/tờ.
Đồng đô la vàng mệnh giá 2 đô la được người dân mua nhiều nhất
Cụ thể, đồng đô la vàng may mắn mệnh giá 2 đô la có số seri đẹp được bán với giá 20 ngàn đồng và đồng đô la vàng may mắn mệnh giá 100 đô la được bán với giá 25 ngàn đồng. Theo quan sát của PV, đồng đô la vàng may mắn có chất liệu bằng kim loại được dát mỏng và có màu vàng rất đẹp mắt. Trên mỗi đồng đô la may mắn đều được in 2 mặt.
Video đang HOT
Những đồng đô la may mắn này được làm bằng kim loại dát mỏng
Theo anh Trương Thanh Tùng (21 tuổi, quê huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), người bán lì xì đô la vàng may mắn, thì đây là năm đầu tiên xuất hiện đồng đô la này nên được rất nhiều người tìm mua. Anh Tùng cho biết trung bình mỗi ngày tại điểm của anh bán không dưới 100 đồng. “Những ngày đầu mới bán, lượng người mua rất đông, có ngày em bán ra hơn 200 đồng, thu về hơn 4 triệu đồng cho ông chủ”, anh Tùng tiết lộ.
Trung bình mỗi ngày 1 điểm bán không dưới 100 đồng đô la vàng may mắn, vị chi 15 điểm bán đồng đô la vàng này trên khắp TPHCM mỗi ngày thu về không dưới 30 triệu đồng
Cũng theo anh Tùng thì anh chỉ là người đứng bán thuê cho một người chủ khác với tiền công là 300 ngàn đồng mỗi ngày. Được biết người chủ này có khoảng 15 điểm bán lì xì đô la vàng may mắn nằm rải rác trên khắp các tuyến đường tại TPHCM.
Đình Thảo
Theo Dantri
Vụ nổ khiến 4 sinh viên tử nạn: Bỏ lại một ước mơ!
"Tôi vô cùng bàng hoàng khi thấy sự việc xảy ra như vậy, mọi chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Các cháu chết thảm quá", giọng ông Học - cha của sinh viên Đoàn Trung Hiếu (SN 1991, trú thôn 6, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông) như lạc đi.
Hiếu là một trong bốn sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCMtử nạn trong vụ nổ xảy ra vào lúc 14h30 ngày 11/1 tại căn nhà trọ số 342/29/5 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TPHCM.
Di ảnh của Hiếu tại quê nhà.
Chàng sinh viên ngoan hiền
Hiếu về với gia đình, với mảnh đất cao nguyên trong một ngày gió thổi lồng lộng với một kết cục không ai có thể tưởng tượng nổi. Mang theo ước mơ, hoài bão sẽ trở thành một kỹ sư, ngày Hiếu xách ba lô vào Sài Gòn họcKhoa Kỹ thuật giao thông - Trường ĐH Bách khoa TPHCM là ngày tự hào nhất của gia đình, dòng họ. "Khi nghe công an xã báo tin, tôi cho đó là một tin không chính xác, tôi không tin đó là sự thật. Vợ tôi hay tin vật vã, 3 đứa em trai của Hiếu đau buồn...", ông Đoàn Văn Học (cha Hiếu) nghẹn ngào.
23h ngày 11/1, gia đình ông Học nhận đượctin dữ, dù rất hoang mang nhưng ông vẫn bình tĩnh thuê xe vào TPHCM xem thực hư. Một xe ô tô 4 chỗ được thuê ngay trong đêm để lên đường. Cùng đi với ông Học còn có một người bác ruột, một người chú họ và em ruột của Hiếu. Trong đêm đen, chiếc xe có lúc chạy hết tốc độ nhưng ông Học vẫn cảm thấy quá chậm. Có lẽ chưa bao giờ trong đời ông lại có một chuyến đi dài đằng đẵng như vậy.
10h30 ngày hôm sau xe đến TPHCM, nhà trường và chính quyền địa phương đã bố trí người đưa ông Học cùng người thân đến nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (Q.5, TPHCM) để làm những thủ tục cuối cùng đưa thi thể con em về quê an táng. "Tôi vô cùng bàng hoàng khi thấy sự việc xảy ra như vậy, mọi chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Các cháu chết thảm quá", giọng ông Học như lạc đi.
Trước mắt ông Học, thi thể đứa con trai đã bị cháy sém, khó khăn lắm ông mới nhận dạngđược Hiếu để đưa về quê mai táng. Sau hành trình dài, 3h sáng 13/1, thi thể Hiếu mới về đến quê hương. Người thân, họ hàng, bạn bè... đón Hiếu trong nỗi buồn thương, không ai cầm được nước mắt. Họ xót thương cho chàng sinh viên ngoan hiền có tiếng mà vắn số.
Chị Cao Thị Thúy, một người hàng xóm đỏ hoe đôi mắt nói: "Anh trai của bố nó làm công an, hồi đó định cho nó đi học công an mà nó không thích.Nó bảo phải dựa vào sức học của mình, khi nào thi đỗ vào trường Bách khoa mới thôi. Ở trong xóm này, nhóm bạn nó có 5 đứa, nhưng nó là đưa ngoan hiền, chăm học có tiếng".
Ông Đoàn Văn Học (cha Hiếu) đau xót sau cái chết đau lòng của con trai.
Bỏ lại một ước mơ
Người cha già 50 tuổicho biếtHiếu là con đầu trong gia đình có 4 anh em trai. Suốt 3 năm học THPT, cậu con trai của ông luôn làm lớp trưởng và cực kỳ thương yêu bố mẹ, các em. Gia đình làm nông, thương bố mẹ lam lũ, những ngày nghỉ học, Hiếu thường theo cha ra lên rẫy cày cuốc phụ giúp gia đình. "Hồi còn đi học cấp 3, tuần nào đi học về nó cũng qua nhà tôi chơi, nó là đứa hiền lành không chê vào đâu được, cứ nghỉ học là nó vào rẫy với cha nó", ông Cao Văn Khanh cứ nhắc hoài câu nói đó với tôi. Có mặt tại đám tang của Hiếu, thầy Trần Đức, Bí thư Đoàn Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP HCM cho biết Hiếu là một sinh viên đầy cố gắng, luôn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn trong thời gian theo học tại trường.
Ông Học kể thêm cách đây hơn 1 tuần lễ, Hiếu điện thoại về bảo ngày 16 hoặc 17 sẽ về quê nghỉ Tết và dặn gia đình ra ngã ba Đắk Mâm (đoạn đường trung tâm huyện Cư Jút, cách nhà khoảng 15km - PV) để đón. Chuyến này nghỉ Tết dài ngày, ý định của Hiếu là về sớm để phụ giúp bố mẹ việc nương rẫy khi Tết sắp đến. "Khi còn sống, cháu nó có tâm sự với tôi là quyết tâm theo đuổi ngành nghề đã chọn để sau này trở thành một kỹ sư ra trường đi làm giúp đỡ bố mẹ và lo cho các em ăn học, ai ngờ chuyện đau lòng quá", ông Học ngậm ngùi nói.
Chia tay tôi, cha Hiếu cứ dặn mãi là cho ông gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè, thầy cô đã quan tâm, hỗ trợ gia đình trong lúc hoạn nạn, đưa Hiếu về quê an táng. Có lẽ như những sinh viên tử nạn khác, Hiếu đã bỏ lại ước mơ làm kỹ sư khi tuổi đời còn rất trẻ.
Viết Hảo
Theo Dantri
Huế tưng bừng lễ hội đón Tết TP Huế tổ chức hội hoa xuân; huyện Quảng Điền tổ chức lễ hội đu tiên; huyện Phú Lộc có lễ hội Cầu Ngư; huyện Phú Vang lần đầu tiên được chọn là nơi bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa... Ngày 13/1, tin từ UBND tỉnh TT-Huế cho biết trong dịp tết âm lịch Giáp Ngọ 2014 tới, sẽ có nhiều hoạt...