Kiểm duyệt nội dung Youtube và câu chuyện phía sau
Mạng xã hội anh em đang sử dụng hằng ngày đều ẩn chứa rất nhiều nội dung khủng khiếp mà chúng ta không bao giờ tưởng tượng ra.
Để loại bỏ những nội dung này, các công ty như Facebook, Google, Twitter, … thuê một công ty bên thứ ba khác để kiểm duyệt nội dung giúp họ. Trong đó, công ty Accenture là đối tác lớn của Google và đảm nhận phần kiểm duyệt nội dung cho Youtube.
Theo trang The Verge, nhân viên của Accenture được yêu cầu “tự nguyện” ký một bản cam kết xác nhận họ biết kiểm duyệt nội dung có thể mắc bệnh Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý ( PTSD). Trong bản cam kết, các nhân viên kiểm duyệt phải đồng ý một số điều khoản như họ hoàn toàn hiểu và chấp nhận các nguy cơ bị bệnh tâm lý khi kiểm duyệt nội dung. Khi bị bệnh thì họ sẽ tự tìm các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý và phải báo cho người quản lý về bệnh tình.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Accenture cho rằng bản cam kết chỉ giúp nhân viên nhận thức được những nguy cơ, rủi ro khi làm việc. Công ty cũng có những chương trình trình chăm sóc sức khỏe và dịch vụ hỗ trợ cho nhân viên khi họ cần đến. Và không chỉ riêng Youtube, đội ngũ kiểm duyệt cho Facebook và Twitter của Accenture cũng phải ký cam kết như vậy.
Tuy nhiên, điểm “đặc biệt” của bản cam kết này là dòng “không có bất kỳ công việc nào xứng đáng để hy sinh sức khỏe, tinh thần và cảm xúc” và “đây là công việc không dành cho tất cả mọi người”. Sau khi đọc những dòng này, chúng ta có thể hiểu rằng nếu nhân viên kiểm duyệt mắc bệnh tâm lý và để công ty biết được thì khả năng cao là sẽ bị đuổi vì không đủ “tiêu chuẩn” để làm công việc này.
Độ phũ là cực cao khi họ bất chấp sức khỏe để làm việc mà có thể bị đuổi việc vì đã “tự nguyện” ký vào bản cam kết. Nếu bạn chưa biết thì pháp luật Mỹ rất khắt khe, yêu cầu đảm bảo an toàn lao động và tôn trọng quyền riêng tư. Không ai có quyền ép buộc bạn nói ra tình trạng bệnh tật cũng như các công ty phải cung cấp môi trường làm việc an toàn, không có nguy cơ tử vong hoặc tai nạn.
Hiện nay mức lương của các nhân viên kiểm duyệt là khoảng 18,5 USD một giờ, khoảng 37.000 USD một năm. So với mức sống, chi phí sinh hoạt và tiền điều trị bệnh tại Mỹ thì đây là mức lương khá thấp. Trong khi đó họ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm lý vào di chứng có thể kéo dài sau nhiều năm. Với những điều khoản trong bản cam kết, các công ty có thể “phủi bỏ” trách nhiệm với nhân viên khi họ mắc bệnh tâm lý. Thậm chí, một số nhân viên còn “tâm sự” rằng nếu biết trước công việc kiểm duyệt như thế này thì họ sẽ không bao giờ làm.
Theo gearvn
YouTube từng cân nhắc kiểm duyệt tất cả các video trên YouTube Kids
Năm 2019 của YouTube đã xấu đi rất nhiều sau hàng loạt các scandal liên quan đến video dành riêng cho trẻ em.
Trong năm 2019, YouTube đã phải nộp cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) khoản tiền phạt lên đến 170 triệu USD - một con số chẳng là bao với túi tiền không đáy của gã khổng lồ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, những cáo buộc liên quan việc vi phạm Đạo luật Bảo vệ Quyền riêng tư Trực tuyến của Trẻ em sẽ luôn là một vết nhơ khó có thể tẩy sạch đối với uy tín của hãng. Trên thực tế, tình hình đối với YouTube tệ đến mức vào năm ngoái, nền tảng video trực tuyến này đã phải cân nhắc đến chuyện kiểm duyệt từng video riêng rẽ trong số toàn bộ các video được đăng tải lên YouTube Kids.
Cụ thể, theo Bloomberg, YouTube được cho là đã thành lập một nhóm gồm 40 nhân viên, bí danh Crosswalk, hàm ý đến những nội dung nguy hiểm xuất hiện trên website. Một trong những mục đích của nhóm này là kiểm duyệt tất cả các video dành cho trẻ em có độ tuổi từ 8 trở xuống nhằm đảm bảo không có nội dung không phù hợp nào bị bỏ lọt. Ví dụ, năm ngoái, các phóng viên đã phát hiện ra một loạt các video "khó ngửi" với chủ đề về tự tử và bạo lực, ẩn mình dưới mác các nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích như chuột Mickey và Peppa Pig.
Kế hoạch kiểm duyệt này được YouTube kiên quyết thực hiện, đến mức họ đã soạn thảo sẵn một bản thông cáo báo chí. Tuy nhiên, vào phút chót, CEO Susan Wojcicki đã hủy bỏ kế hoạch. Có vẻ như kế hoạch kiểm duyệt gắt gao như vậy sẽ biến website này thành chẳng khác gì một công ty truyền thông, từ đó buộc họ phải chịu những loại trách nhiệm mà các công ty tin tức phải đối mặt liên quan bản quyền, các mối đe dọa, phát ngôn tiêu cực mang tính công kích, và nhiều thứ khác.
Một nội dung không phù hợp với trẻ em, núp bóng hình ảnh nhân vật Elsa và Spider-Man
Hồi đầu năm nay, YouTube đã thề sẽ thực hiện những hành động mạnh mẽ hơn đối với các nội dung dành cho trẻ em, và bắt đầu bằng việc tắt bình luận trong hàng chục triệu clip. Hãng đã tìm cách giảm được số lượt xem của các video vi phạm chính sách đến 80%, trong khi tăng lượt xem của các video đến từ "các hãng tin tức có uy tín" đến 60%.
Tuy nhiên, công ty này đã không đưa ra thêm được giải pháp đáng kể nào khác. Wojcicki gần đây cho biết, " nếu chúng tôi buộc phải chịu trách nhiệm đối với từng nội dung mà chúng tôi đề xuất, chúng tôi sẽ phải đánh giá chúng". Công ty cũng gần như "bó tay", không thể thực hiện kiểm duyệt lượng nội dung với quy mô khổng lồ họ đang có. Hiện cứ mỗi phút, người dùng lại đăng tải đến hơn 500 giờ video lên nền tảng này. " YouTube được chuẩn bị quá kém, không thể đối đầu với những thách thức lớn đến vậy" - một cựu quản lý marketing của YouTube nói.
Theo GenK
YouTuber NTN thả 100 con dao nhọn từ lầu cao để kiếm view Video thả 100 con dao từ trên cao của YouTuber tai tiếng NTN bị cộng đồng mạng lên án là hành vi ngu ngốc và nguy hiểm. Ngày 14/11, kênh YouTube 8 triệu đăng ký NTN Vlog của Nguyễn Thành Nam đăng tải video có tiêu đề "Thả 100 cái dao trên cao xuống". Sau một ngày, video này nhận được hơn 1...