Kiểm điểm, xử lý vụ ‘mất tích’ 15 ha rừng trồng do Nhà nước đầu tư ở Bình Định
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn vì để mất cây trồng trên diện tích gần 15 ha rừng trồng do Nhà nước đầu tư nhưng không lập biên bản, báo cáo cơ quan thẩm quyền.
Các cây keo lai của Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn trồng từ 2014 bị người dân cạo vỏ để cây chết dần chết mòn – Ảnh: LÂM THIÊN
Thông tin từ UBND tỉnh Bình Định, tỉnh này giao Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn trồng rừng phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ bỏ hoang với 26 ha tại huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2014.
Tuy nhiên, Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn lại để người dân phá, lấn chiếm gần 15 ha mà không lập biên bản, báo cáo cơ quan chức năng.
Có mặt tại tiểu khu 124 xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Tuổi Trẻ Online ghi nhận nơi đây có hàng chục cây keo lai do Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn trồng từ năm 2014. Các cây có đường kính từ 15 đến 20 cm, được trồng gần nương rẫy của người dân.
Trên mỗi thân cây đều có vết tích bị cạo tróc lớp vỏ bên ngoài. Một số cây khác xảy ra tình trạng bị đốt, đào, chặt nhánh, ngã đổ. Xen kẽ giữa những cây keo lai là cây sắn được trồng với mật độ dày, phát triển khá tốt.
Video đang HOT
Một số cây bị người dân đục lỗ, đổ thuốc vào cho cây chết dần (ken cây) – Ảnh: LÂM THIÊN
Ông Hồ Văn Hể, giám đốc Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, cho biết qua kiểm tra vào cuối năm 2021, Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn xác định, trong 26 ha trồng rừng phục hồi, có 14,86 ha bị người dân phá, chiếm đất và trồng xen cây hằng năm, có 38 hộ dân lấn chiếm, hầu hết là đồng bào Ba Na.
Trong 14,86 ha đất rừng trồng bị lấn chiếm, Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn chuyển giao lại cho UBND xã Vĩnh Sơn quản lý 5,7 ha. Như vậy, hiện công ty này chịu trách nhiệm đối với trên 9,16 ha đất rừng trồng bị phá, lấn chiếm.
“Việc cán bộ của công ty phát hiện sự việc nhưng không lập biên bản báo cáo với cấp có thẩm quyền là sai sót. Công ty sẽ chấn chỉnh, yêu cầu kiểm điểm cán bộ quản lý địa bàn”, ông Hể chia sẻ.
Cũng theo ông Hể, hiện nay, Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn đã trồng lại 9,5 ha tại những vị trí khác để bù vào diện tích đất rừng bị phá, lấn chiếm. Công ty đang tích cực phối hợp với ngành chức năng, chính quyền địa phương để thu hồi lại 9,16 ha, đồng thời xác định cụ thể đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Theo ông Lê Minh Thông, phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, trong thời gian qua có tình trạng người dân lén lút chặt phá, đốt cháy dần cây rừng hoặc dùng hình thức ken cây sau đó trồng xen cây hằng năm trên diện tích đất đó.
“Vì người vi phạm là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Người dân không thực hiện việc nộp phạt. Cơ quan chức năng không sử dụng được các biện pháp cưỡng chế do người dân không có tài sản”, ông Thông cho biết.
Làng ở Bắc Giang nuôi loài gà lạ mang tên "6 ngón", bán giá gấp đôi, lớn con nào nhà giàu lùng mua hết sạch
Đến xã Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang), nhiều người không khỏi tò mò khi được giới thiệu về giống gà 6 ngón (hay còn gọi 6 cựa) của người dân nơi đây.
Cùng với khai thác lợi thế đất lâm nghiệp để trồng rừng và chế biến gỗ, người dân xã Vân Sơn còn tích cực sản xuất nông nghiệp với một số nông sản hàng hóa như: Bưởi da xanh, cam, trà hoa vàng và tới đây sẽ có thêm sản phẩm gà 6 cựa.
Gà mái 6 cựa của một hộ dân trong xã Vân Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Ông Chu Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Vân Sơn (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) khẳng định: Gà 6 cựa được đồng bào dân tộc Dao trong xã nuôi từ nhiều năm nay nhưng số lượng còn hạn chế nên ít có sản phẩm để bán.
Giống gà này có chân khá lạ (6 ngón hay còn gọi là 6 cựa) nên thu hút sự chú ý của mọi người.
Giống gà này thịt chắc, thơm ngon, da giòn nên được nhiều người tìm mua. Hiện nay, giá gà 6 cựa bán tại xã khoảng 160.00 đồng/kg, gấp 2 lần so với gà thường.
Giống gà 6 ngón này khi trưởng thành con trống có thể nặng 3,5 - 4 kg, gà mái từ 1,8 đến 2kg/con.
Nhằm bảo tồn nguồn gen và nhân giống gà 6 ngón, mới đây, Hội Nông dân xã Vân Sơn đã thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi gà 6 cựa gồm 12 thành viên.
Anh Đào Đình Nghĩa, thôn Gà, Tổ trưởng Tổ hội nông dân nghề nghiệp cho biết: Gia đình tôi có 20 con gà 6 cựa, phần lớn mua của các hộ dân trong khu vực. Chúng tôi lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường vì nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với gà thường.
Gà 6 cựa được nhiều hộ dân trong xã Vân Sơn (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) tích cực nhân giống.
Được biết, các hộ dân ở xã Vân Sơn hiện có khoảng 500 con gà 6 cựa. Với sự quan tâm nhân giống, tăng đàn, tới đây khi trải nghiệm du lịch Đồng Cao thuộc xã Vân Sơn và Phúc Sơn (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), du khách sẽ được thưởng thức thịt gà 6 cựa của người dân nơi đây.
Nuôi thứ lợn lưng uốn đáy võng nơi "khỉ ho cò gáy", ai ngờ cô nông dân người Thái Sơn La lại bán đắt tiền Chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) nuôi hàng chục con lợn đen giống bản địa. Tuy ở nơi bản xa xôi ví như "khỉ ho cò gáy", nhưng chị Hoa nuôi được con lợn đen nào bán đắt tiền con đó. Bám quê hương, nuôi lợn đen bản làng Được sự chỉ dẫn...