Kiểm điểm, xử lý nhiều cán bộ vì để chung cư “mọc” thêm tầng
UBND TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành phải tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm tại Dự án Tổ hợp nhà ở – nhà xã hội Tân Bình Apartment.
Dự án Tân Bình Apartment từng bị khách hàng khiếu kiện vì chậm giao nhà.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 3763/UBND-NCPC về việc xử lý các kết luận liên quan đến Dự án Tổ hợp nhà ở – nhà xã hội Tân Bình Apartment tại số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM.
Dự án Tổ hợp nhà ở – nhà xã hội Tân Bình Apartment trước đây được phân phối độc quyền qua Hệ thống Siêu thị dự án Bất động sản STDA. Chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 2 tầng so với giấy phép xây dựng, bán hàng khi chưa đủ điều kiện theo quy định,…
Với những sai phạm này, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình (Công ty Tân Bình) mức phạt 1,64 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Tân Bình còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng.
Liên quan đến trách nhiệm các sở ngành, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức thanh tra theo Kết luận thanh tra số 20 ngày 3.7 của Thanh tra thành phố kiện toàn tổ chức, hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra sở, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém về phẩm chất, năng lực, chú ý luân chuyển để phòng ngừa tiêu cực.
Video đang HOT
Đồng thời, giao Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức thuộc sở với tính chất, mức độ theo Kết luận thanh tra số 20. Lãnh đạo sở cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc cho phép điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch cục bộ trên địa bàn thành phố. Đồng thời Sở Quy hoạch và Kiến trúc tham mưu đề xuất tính cần thiết về việc xây dựng quy chế phối hợp trong công tác điều chỉnh quy hoạch cục bộ, để đảm bảo tính đồng bộ của quy hoạch chung trên toàn địa bàn, tránh tự điều chỉnh tùy tiện…
Đối với Sở Tài Nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Giám đốc sở xử lý trách nhiệm của cán bộ công chức theo Kết luận thanh tra số 20 chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế TP.HCM kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với dự án.
Chủ tịch UBND quận Tân Bình phải chịu trách nhiệm tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với vi phạm của các cán bộ, công chức theo Kết luận thanh tra số 20.
Ngoài việc xử lý nhiều cán bộ, UBND TP.HCM còn thu hồi, huỷ bỏ công văn số 6613/UBND-ĐT ngày 18/11/2016, về điều chỉnh chức năng và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, đối với Dự án 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình.
Thành phố đồng ý cho chủ đầu tư tự tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm theo kế hoạch, phương án được UBND quận Tân Bình phê duyệt và giám sát. Nếu chủ đầu tư không cam kết, hoặc hết thời gian cam kết tự tháo dỡ mà chủ đầu tư không tự tháo dỡ, hoặc cố tình chây ì, thì UBND quận Tân Bình tổ chức cưỡng chế phá dỡ toàn bộ phần công trình sai phạm.
Sau khi chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành toàn bộ các quyết định xử phạt hành chính có liên quan, hoàn thành công việc tháo dỡ công trình sai phạm, thì mới cho phép tiến hành các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch theo quy định.
Theo Văn Dũng (Dân Việt)
Chủ đầu tư dự án Florence vì sao phải 'lách thuế'?
Cục Thuế Hà Nội vừa có quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và truy thu thuế hơn 700 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án Florence (Mỹ Đình, Hà Nội).
Theo đó, Công ty Cổ phần xây dựng Phục Hưng Holding - Chủ đầu tư dự án Florence chịu mức phạt 20% trên số tiền thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Khoản 33, Điều 1, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 129/2013/NĐ-CP do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, với số tiền gần 60 triệu đồng.
Chủ đầu tư dự án Florence vì sao phải 'lách thuế'.
Ngoài ra, công ty còn bị phạt gần 169 triệu đồng do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp căn cứ Điều 107 Luật quản lý thuế, Điều 11 Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Để khắc phục hậu quả, Cục Thuế Hà Nội sẽ truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng qua thanh tra, số tiền là hơn 468 triệu đồng; trong đó có hơn 56 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 412 triệu đồng. Cùng với đó là gần 19 triệu đồng tiền chậm nộp.
Như vậy, tổng số tiền mà đơn vị này phải nộp lên tới hơn 700 triệu đồng.
Riêng số tiền chậm nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 20/9/2018. Phục Hưng Holdings sẽ phải tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ ngày 21/9/2018 đến ngày nộp đủ tiền thuế truy thu vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
Phục Hưng Holdings tiền thân là Công ty TNHH xây dựng Phục Hưng được thành lập vào năm 2001. Phục Hưng Holdings chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tháng 11/2009 với mã cổ phiếu PHC.
Với số vốn pháp định 6 tỷ đồng, vốn điều lệ 208 tỷ đồng theo giấy chứng nhận cấp năm 2017, Phục Hưng Holdings không thực sự là doanh nghiệp được đánh giá cao về tiềm lực tài chính.
Nhưng công ty này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi liên tiếp tham gia vào những gói thầu có giá trị lớn.
Một trong những gói thầu đáng chú ý là gói thầu Block C, D, K giá trị 1.300 tỷ đồng trong dự án Kenton Node tại TP.HCM, gói tổng thầu 1.300 tỷ đồng dự án CT1 Gamuda hay gói tổng thầu 630 tỷ đồng thi công "Tòa nhà trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, nhà ở cao cấp - Dự án Golden Land (275 Nguyễn Trãi, Hà Nội).
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của Phục Hưng Holdings trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.326 tỷ đồng, tăng 44,6% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 35,4 tỷ đồng và 28,6 tỷ đồng, hoàn thành 49,3% kế hoạch cả năm 2018.
Tuy nhiên, nợ tài chính Phục Hưng Holdings phải trả tới 758 tỷ đồng (gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu). Dự án Florence hiện cũng bị mang đi cầm cố cho khoản vay 150 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
NGỌC VY
Theo vtc.vn
12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương: Muốn bán thì phải "khỏe", chưa kịp khỏe đã có nguy cơ yếu lại 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã có nhiều biến chuyển sau hàng loạt chỉ đạo, đôn đốc của Chính phủ. Mặc dù vậy, vẫn còn một số dự án dường như không thể cứu vãn bởi "chào bán 3 lần cũng không có ai mua". Làm thế nào để giải quyết được bài toán thoái vốn Nhà nước hiệu...