Kiềm chế xuất binh vì sao không nên?
Có nhiều người đàn ông thỉnh thoảng khi “giao chiến” họ chủ động điều chỉnh làm sao để không bị mất “đạn” mà vẫn làm đối phương hài lòng và bản thân cũng thỏa mãn. Xét về mặt khoa học, làm như thế có nên không.
Để trả lời câu hỏi này, phải xét toàn diện cả về tâm lý và sinh lý. Trước hết, phải thấy rằng làm như thế là trái tự nhiên. Bình thường mỗi khi quan hệ, người đàn ông phải trải qua 4 giai đoạn là hưng phấn, giao hợp, xuất tinh và thoái trào.
Xuất tinh là một khâu quan trọng trong sinh hoạt tình dục đem lại khoái cảm tột đỉnh không chỉ cho người đàn ông mà cho cả bạn tình, giúp quan hệ vợ chồng thêm hài hòa mỹ mãn. Khi được kích thích đầy đủ, trung khu phóng tinh của hệ thần kinh điều khiển tự nhiên toàn bộ quá trình này, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người. Khi lên đến đỉnh điểm hưng phấn “súng” tự động “bóp cò”, dù pháo thủ có muốn kìm lại cố tình “câu giờ” cũng không được. Đây chính là thời điểm gọi là “cực khoái” (orgasme). Các cơ co thắt dữ dội, khiến đạn có thể bắn xa đến hơn một mét.
Video đang HOT
Quan hệ mà không xuất tinh là mối “đe dọa” lớn đến hạnh phúc gia đình. Ảnh internet
Nếu cố tình ngưng chiến vào giữa lúc chiến trận tưng bừng thì sự khoái cảm giảm đi rất nhiều và để làm được như thế phải dùng ý chí điều tiết rất “quyết liệt” và chính thao tác này mới có hại cho thần kinh. Nó làm cho chức năng điều khiển việc phóng tinh của vỏ đại não bị ức chế hoàn toàn, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ sinh rối loạn, lâu dần làm hỏng chức năng này không phóng tinh được nữa. Không những thế còn tạo ra tâm lý hẫng hụt cho đối tác. Nói chung phụ nữ rất nhạy cảm, họ cảm nhận được đối tác hưng phấn cao độ và đạn bắn ra, cơ thể họ đón nhận một cách hân hoan mỹ mãn. Nếu đến lúc đó đàn ông lại thu súng về và ngưng chiến, chẳng khác nào người chạy đua còn vài bước đến đích thì dừng lại, khiến cho cả hai đều bị hẫng, ảnh huởng rất lớn đến những lần sau.
Về mặt giải phẫu sinh lý, có thể hình dung đường dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra gặp đường dẫn tinh dịch từ tinh hoàn đi đến nhập lại thành một đường ống như cái “cút ba chạc”, tạo thành cái ngã ba như hình chữ “Y” vì cả nước tiểu và tinh dịch chỉ có chung một đường ống dẫn. Bộ máy sinh dục được thiên nhiên “thiết kế” cực kỳ tinh vi. Thông thường khi hưng phấn tình dục cao độ chuẩn bị xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang tự động đóng lại, đồng thời cơ ở niệu đạo mở ra, tinh dịch chỉ có thể đi xuống niệu đạo mà không bắn ngược lên bàng quang, trái lại lúc đó nước tiểu cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài được. Nếu mỗi lần lâm trận chỉ toàn cố tình nín nhịn thì đạn đi đến ngã ba không được thoát ra. Đến khi cơn khoái cảm qua đi, cửa lên bàng quang mở, tinh dịch sẽ đi vào bàng quang thành ra xuất tinh ngược. Lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
Mặt khác, tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp, máu dồn vào các mao mạch làm cho tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái xung huyết. Sau khi “đạn bắn đi” độ 3 phút, máu rút đi đến 60% và độ 15 phút sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nếu cố kìm giữ không “bắn”, trạng thái xung huyết sẽ kéo dài, tiền liệt tuyến và các mao mạch ở vách trong tinh hoàn bị tổn thương, vỡ ra có thể dẫn đến viêm tinh hoàn hay tiền liệt tuyến gây ung thư. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng vì khát vọng tình dục chưa đựơc giải phóng, tạo ra sức ép về tâm lý, lâu dần sinh đau đầu chóng mặt, hoa mắt, mắc bệnh “trên bảo dưới không nghe”.
Việc chủ động không xuất tinh một cách thường xuyên là hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Ảnh internet
Có người dùng phương pháp “phóng tinh ra ngoài” để tránh thai. Thật ra trong các phương pháp tránh thai thì phương pháp này kém tin cậy nhất vì pháo thủ không được chủ động “bóp cò” theo ý thích của mình mà súng bắn tự động do hệ thần kinh điều khiển nên rất dễ bị “cướp cò” vì không biết chính xác thời điểm bắn, do đó chỉ cần vài viên trong hàng triệu “viên đạn” đi vào mục tiêu là đã có thể bị “dính chưởng”. Tóm lại phương pháp này đã không an toàn lại hại sức khoẻ nên tốt nhất không nên dùng.
Theo Thế Giới Tiếp Thị
10 nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật
Không nên cắn sushi nhiều lần hay không trộn wasabi với nước tương là những thói quen ăn uống của người Nhật.
Theo Gourmet, Japantoday
Vì sao không cho chuối vào tủ lạnh, nếu cho mà chuối chuyển sang màu đen có ăn được không? Trên thực tế, chuối có thể được cho vào tủ lạnh nhưng người ta vẫn khuyên không nên bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp này là có lí do... Chuối là loại quả có hương vị ngon, thơm ngọt, mềm phù hợp với mọi lứa tuổi. Chuối là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa protein,...