Kiếm bộn tiền, chồng vẫn ép vợ không dùng máy giặt để… tiết kiệm
Người chồng biết tiết kiệm, cân nhắc cẩn thận trước khi chi tiêu là tốt, nhưng nếu quá mức sẽ trở thành keo kiệt, khiến vợ khổ sở và đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ.
Ngày còn yêu nhau, chị Thu Hà (35 tuổi, Hà Nội) cũng đã hình dung được rằng nếu lấy anh Minh – chồng chị bây giờ, thì chị sẽ phải bớt các khoản chi tiêu và tiết giảm một số sở thích cá nhân của mình lại.
Bởi anh Minh là người sống giản dị, tiết kiệm, gia đình anh nghèo khó, tự thân lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nên rất quý trọng đồng tiền. Hiểu hoàn cảnh của người yêu nên thời còn yêu đương, chị cũng rất biết ý, không bao giờ vòi vĩnh đòi được tặng quà. Những lần cả hai hẹn hò nhau đi xem phim, cà phê… bao giờ chị cũng để anh trả tiền, khi về nhà, chị tế nhị đưa cho anh một nửa tiền phần của mình.
Thời gian đầu mới cưới, kinh tế eo hẹp nên chị Hà cũng tính toán chi li trong việc ăn tiêu khiến chồng rất hài lòng. Về sau này, công ty khởi nghiệp của anh Minh thành công lớn, kiếm về bộn tiền, chị Hà bắt đầu mua sắm thêm một số đồ dùng cần thiết cho gia đình như máy giặt, tủ lạnh. Dù rằng những khoản chi này đều rất hợp lý vì đây là những món đồ gia dụng mà giờ nhà nào cũng có, thế nhưng chị vẫn bị chồng mắng mỏ là ăn tiêu hoang tàn.
“Anh ấy soi giá từng món đồ rất kỹ, lên mạng tìm kiếm thông tin rồi chê tôi mua bị đắt những… mấy chục nghìn. Nhìn chiếc máy giặt, anh ấy bảo quần áo em có thể tự giặt bằng tay, vừa sạch sẽ lại không tốn điện, nhân tiện giảm cân luôn”, chị Hà ngán ngẩm kể.
Chồng quá keo kiệt khiến vợ khổ sở khi phải tính toán chi tiêu (ảnh minh họa)
Vào dịp sinh nhật hay các ngày lễ 8/3, 20/10,… dù kinh tế gia đình đã giàu có, chị vẫn chẳng bao giờ nhận được bất kỳ món quà nào của chồng. Có lần kỷ niệm ngày cưới chị gợi ý cả gia đình đi ăn ngoài hàng thì bị anh gạt phăng đi ngay trước mặt các con: “Đi ăn hàng làm gì cho tốn kém. Em nấu ăn ở nhà đi, lười vừa thôi”. Nghe chồng nói vậy, chị Hà buồn bã lủi thủi về phòng, rớt nước mắt vì tủi thân, chán chường.
Tương tự, chị Hiền Lương (27 tuổi) cũng đang trong trạng thái muốn “phát điên” vì tính ki bo, bủn xỉn của chồng. Chị Lương kể, chi phí sinh hoạt trong gia đình được chồng chị cưa đôi. Dù chị Lương là người cầm quỹ và mua sắm, chi tiêu, nhưng chị phải ghi chép vào một cuốn sổ để hạch toán với chồng.
“Tối nào cũng vậy, anh ấy đều dành thời gian ôm mớ sổ sách ghi chép chi tiêu của tôi rồi lẩm nhẩm cộng trừ. Anh ấy còn soi xét hỏi tại sao lại chi khoản này khoản kia, sao mua món nọ, món kia đắt thế….”, chị Lương kể.
Ngày bầu bí, chị Lương bị nghén những loại hoa quả trái mùa nên giá cả đắt đỏ. Mua về ăn, chị bị chồng chỉ trích thậm tệ vì tiêu hoang. Chị rớt nước mắt, nghẹn ngào nói: “Em ăn cho con chứ có ăn cho em đâu”. Chồng chị gắt lại: “Con thì ăn được mấy, chủ yếu con mẹ ăn cho sướng mồm thôi”.
Vào dịp sinh nhật, thấy chồng chẳng đoái hoài gì, chị lẳng lặng tự thưởng cho mình chiếc váy giá 400.000 đồng. Chiếc váy ấy chẳng qua mắt nổi chồng chị. Sau khi nhìn mức giá ở mác, chồng chị vứt toẹt chiếc váy xuống giường, giọng cấm cảu: “Em phí phạm vừa thôi, lương thì thấp mà mua cái váy những 400 nghìn. Cái váy loại này ngoài vỉa hè bán đầy, giá cùng lắm là khoảng 200 nghìn”.
Video đang HOT
Chuyên gia mách cách trị chồng hà tiện
Theo chuyên gia tâm lý Minh Tâm, việc quản lý tiền bạc luôn gắn liền với hạnh phúc gia đình. Không ít cặp vợ chồng mâu thuẫn vì bất đồng trong việc chi tiêu, đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ.
Thường thì người giữ vai “tay hòm chìa khóa” trong gia đình là người vợ. Thế nhưng không phải ông chồng nào cũng để mặc vợ mình thoải mái chi tiêu. Không ít ông chồng có tính hà tiện, bủn xỉn nên thường theo dõi rất sát sao việc chi tiêu của vợ.
Để đối phó với những ông chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” này, người vợ cần quản lý thu chi một cách rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, người vợ cần tiết kiệm trong chi tiêu, để chồng thấy rằng vợ mình không phải là người chi tiêu phung phí. Thỉnh thoảng, hãy rủ chồng đi chợ mua sắm thực phẩm hoặc giả vờ bận rộn để chồng tự đi mua sắm nấu nướng một bữa ăn. Những dịp như thế sẽ giúp các ông chồng hà tiện nhận ra vật giá đã thay đổi ra sao. Từ đó, các ông chồng sẽ hiểu rằng vợ mình đã phải khó khăn thế nào để giúp gia đình có một bữa ăn ngon với chi phí rẻ nhất.
Khi gia đình cần mua những vật dụng có chi phí cao như đồ điện tử, điện lạnh, hãy nhường lại quyền mua sắm cho chồng. Vì bạn không am hiểu những món đồ này, rất dễ bị mua đắt, về nhà sẽ bị chồng chê là đoảng, mua phải đồ đắt đỏ.
Các bà vợ không nên đối phó với chồng hà tiện bằng cách lập quỹ đen. Bởi cách làm này không thể giúp chồng bạn cải thiện được tính xấu mà rất có thể, khi vô tình phát hiện ra quỹ đen đó của bạn, người chồng sẽ mất niềm tin, tiến hành điều tra về các khoản thu nhập của bạn, theo dõi kỹ hơn các khoản bạn chi tiêu cho gia đình, tìm ra kẽ hở để bắt bẻ, gây khó dễ.
Theo Vietnamnet
Sau 10 tháng chăm cháu, mẹ chồng bị con dâu phố "đuổi"
Tôi vừa xách valy về nhà sau 10 tháng lên Thủ đô bế cháu nội. Lúc tôi về, bà con làng xóm kéo đến, người cười người nói, người chúc mừng tôi đã "hoàn thành nghĩa vụ". Tôi chỉ biết cười, nhưng lòng tôi thì đau như cắt...
Tôi năm nay 65 tuổi, ông nhà tôi đã bước sang tuổi 70. Chúng tôi có 4 người con, 3 gái, 1 trai. Con trai tôi là con út trong nhà. Năm vừa rồi, cháu lấy vợ và sinh được cậu con trai cả gia đình tôi phấn khởi vô cùng. Tôi nghe tin con dâu đẻ thì vội vàng tay xách nách mang, nào quần áo, nào mớ rau, con gà, bao gạo, quả trứng... lên Hà Nội để chăm con chăm cháu.
Lên đến nơi, thấy tôi lếch thếch, con trai tôi nhìn tôi rồi càu nhàu. Sau đó, cháu dặn dò tôi rằng, cuộc sống trên Hà Nội không giống như ở quê (căn nhà các con đang ở là nhà bố mẹ vợ cháu cho) phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, khi chăm cháu thì phải thế này, chăm bà đẻ thì phải thế kia.
Tôi chỉ biết cười vì con trai tôi đã lớn và biết lo lắng cho vợ con, nhưng cháu quên rằng, tôi đã từng nuôi bốn đứa con nên sẽ không đến mức bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, sống cùng các con chưa đầy 1 tháng, những sự khác biệt về quan điểm và lối sống của hai thế hệ đã thể hiện rõ khiến tôi rất bối rối.
Tôi luôn nói những gì mình nghĩ, làm những việc mà những người nhà quê như tôi cho rằng bình thường, nhưng cách nói năng và hành động của tôi hình như khiến con dâu tôi không hài lòng. Cháu luôn cau có và tỏ ra khó chịu với tôi.
Ảnh minh họa
Tôi nhớ đấy là hôm đầu tiên tôi lên ở cùng, khi vào phòng của cháu, tôi cứ nghĩ như ở quê nên không gõ cửa, cũng không gọi cửa trước mà cứ thế đẩy cửa vào. Đúng lúc ấy, cháu đang mặc váy và nằm tơ hơ, thấy tôi vào, cháu hét ầm lên bảo "Bà làm gì thế?", tôi chỉ cười: "Mẹ con đàn bà với nhau, có gì mà ngại".
Sau đó, tôi vô tư không để ý đến vẻ khó chịu của con dâu. Vài lần sau, tôi lại mở cửa và vào như vậy, nhưng cháu không dừng ở mức ấm ức trong lòng nữa mà hét lên bảo tôi "mất lịch sự".
Tôi rất bất ngờ và tự ái. Tuy nhiên, nghĩ đến con dâu mới sinh, tâm tính còn chưa ổn định nên tôi cho qua. Thế nhưng, càng sống, những bất đồng và mâu thuẫn giữa chúng tôi càng lớn.
Cháu khóc, tôi bế và dỗ cháu (trong lúc mẹ nó đi vệ sinh) nhưng càng dỗ, cháu càng khóc, vì thế tôi bế cháu ra võng ngồi đung đưa. Đang đung đưa thì con dâu tôi chạy ra, nó giật đứa cháu trên tay tôi, bảo tôi muốn giết cháu hay sao mà đung đưa mạnh thế. Sau đó, con dâu tôi bế đứa bé vào phòng và đóng sầm cửa lại. Đứa bé bị giật mình nên lại khóc.
Lần này, tôi quá bực nên đã vào phòng để nói chuyện phải trái với con dâu. Con dâu tôi nghe tôi nói, cháu không nói gì, nhưng từ đó, tôi làm gì cháu cũng không ưa.
Cơm tôi nấu, cháu gẩy gót rồi lại bắt con trai tôi đổ đi, nấu lại. Tôi vừa tiếc công mình, vừa tiếc của nên cứ cằn nhằn, bảo các con không nên hoang phí như vậy. Đổ đồ ăn đi là "phải tội"...
Ảnh minh họa
Nhưng con dâu tôi lại vin vào câu nói đó để bảo rằng, tôi trù ẻo cho trời phạt chúng nó vì cái việc đổ đồ ăn đi. Sau đó, nó gọi điện cho con trai tôi mà chửi rủa và bảo con trai tôi "Tống cổ cái bà nhà quê ấy về đi".
Trời ơi, tôi nghe rõ từng câu nên giận và buồn vô cùng. Tối đó, tôi chỉ nấu cơm cho các con mà không ăn.
Hôm sau, tôi ngủ dậy, không nhớ nổi là cái ví đi chợ của tôi, tôi đã để quên ở đâu. Vì thế, tôi cứ tìm khắp nhà, tìm đến đâu, tôi lẩm nhẩm trách mình đến đó. Con dâu tôi thấy tôi nhẩm nhẩm thì cho rằng, tôi đang đổ tội cho cháu ăn cắp chiếc ví vì thế nó làm ầm lên.
Tôi đã phân tích, bảo, ý tôi không phải như vậy, nhưng nó không nghe, cứ làm ầm ĩ. Lúc này, vì đã có quá nhiều bức xúc nên tôi không kiềm chế được mình, tôi đã bung hết những bực tức trong lòng.
Tôi bảo: "Tôi đã bỏ nhà bỏ cửa để lên chăm con chăm cháu nhưng bù lại tôi đã bị đối xử không khác gì con ở...". Nói chung là tôi nói khá nhiều và khá gay gắt.
Không ngờ được, trong lúc tôi đứng nói thì con dâu tôi chạy vào phòng, điện cho con trai tôi về rồi nhét hết quần áo của tôi vào valy và vứt ra cửa đuổi tôi "cút xéo", nó "không cần" nữa.
Con trai tôi về, thấy cảnh tượng như vậy nhưng cháu không những không quát vợ mình mà bảo tôi "Mẹ lên đây đã chăm không nổi cháu còn phá nát gia đình con cái".
Tôi đau đớn đến nghẹn lòng, tôi vội cầm lấy cái valy và chạy ra cửa... nước mắt lưng tròng . Một lúc sau, con trai tôi phi xe đuổi theo, nó không đón tôi về mà bảo tôi lên xe để nó chở ra bến, nhưng tôi không đồng ý, tôi gọi xe ôm mà quay mặt đi.
Về đến nhà, tôi không dám hé một lời với ai vì sợ người ta đánh giá gia đình mình và cười chê con mình. Thế nhưng, càng nghĩ, tôi càng thấy chua chát quá. Tôi về nhà 6 hôm mà không một đứa nào gọi điện xin lỗi hay hỏi han đến tôi.
Sáng nay, con trai tôi mới gọi cho tôi, tôi nhìn thấy số máy của con mà mừng thầm vì cuối cùng con tôi cũng đã biết nghĩ đến mẹ thế nhưng trong cuộc điện thoại, nó chỉ bảo tôi thu xếp lên ngay để bế cháu cho vợ nó còn đi làm. Nhà nó chưa thuê kịp giúp việc.
Tôi không muốn lên Hà Nội một chút nào, nhưng nếu tôi không lên, sau này về già, chúng lại lôi chuyện tôi không giúp đỡ, bế bồng các cháu ra để nói thì làm thế nào?
Tôi có nên cất giữ sự nhục nhã và nhẫn nhịn các con để làm tròn nghĩa vụ của người bà nội hay không?
Theo Phunukieuviet
Than khổ làm gì, đời sống được mấy ngày vui? Ngồi đó mà than khổ thì có bao giờ hết khổ. Nếu mà than vãn hết khổ thì người ta đã cả ngày ngồi than. Tôi có một chị bạn, cứ gặp chị ấy là phải nghe một chương trình dài cả km về chuyện khổ của đời người. Chị ấy than lấy chồng khổ, bố mẹ chồng kìm kẹp. Chị ấy than...