Kiếm bạc triệu mỗi ngày nhờ nghề xúc lươn đồng mùa lũ
Nước tràn đồng cũng là lúc nhiều nghề mùa lũ vào mùa, trong đó, có nghề độn mô cỏ xúc lươn. Dù nghề xúc lươn này chỉ “ăn nên làm ra” trong 3 tháng nước lũ, nhưng nó đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân ở miền Tây.
Hiện nay để bắt con lươn đồng, người dân sử dụng nhiều biện pháp, như đặt trúm, xuyệt điện, thả câu, ụ cỏ… Trong đó, với cách như đặt trúm, ụ cỏ là hai cách bắt lươn truyền thống của người dân miền Tây. Đặc biệt với cách ụ cỏ bắt lươn, ngày nay không còn mấy người dân sử dụng nếu không muốn nói nghề này đang dần bị mai một. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương ở Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… nghề này vẫn còn nhiều nông dân “nuôi giữ” nhưng chỉ hoạt động mạnh vào những tháng nước nổi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn – một lão nông ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) có hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề ụ cỏ xúc lươn cho biết: “Ở quê tôi bắt lươn theo cách dùng cỏ, ụ thành mô rồi xúc lươn hiện nay không còn nhiều người làm như 5 – 6 năm về trước. Với nghề này, chỉ làm ăn thuận lợi nhất là vào những tháng nước nổi. Lúc này, nước tràn đồng, lươn sinh sản nhiều, bà con tha hồ ụ cỏ xúc lươn.”
Theo ông Tuấn cho biết, nếu gia đình nào có 3 -4 người, ụ từ 80 – 100 ụ cỏ thì có thể kiếm bạc triệu mỗi ngày. Riêng ông Tuấn, do tuổi cao nên mỗi ngày ông chỉ đủ sức ụ khoảng 20 ụ cỏ, mỗi đêm xúc được 4 -5kg lươn. Hiện tại 1kg lươn loại 1 từ 4 – 5 con/kg có giá từ 130.000 – 150.000 đồng; loại 2 từ 6 – 8 con/kg giao động từ 100.000 – 120.000 đồng; loại 3 khoảng 10 con trở lên có giá từ 70.000 – 90.000 đồng.
Hiện tại, có nhiều hộ xúc lươn bán hết (lươn lớn và nhỏ), tuy nhiên với hộ ông Tuấn và có nhiều hộ dân khác thì chỉ bán lươn loại 1 và 2. Tất cả lươn loại 3 và nhỏ hơn người dân cho vào “ao nhân tạo” (dùng bạc nilon căng 4 góc trên nền đất) để thả nuôi. Sau 4 -5 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 200gr bà con mới bán lươn.
Mới đây, PV Dân trí có dịp cùng nông dân Nguyễn Văn Tuấn để đi ụ cỏ, xúc lươn. Công việc thật thú vị nhưng cũng lắm gian nan với nghề bắt lươn theo cách truyền thống này.
Ông Tuấn bắt đầu công việc phát cỏ, ủ lươn của mình trên chiếc xuồng máy này
Ông Tuấn bắt đầu công việc xúc lươn từ 1 giờ sáng
Video đang HOT
Công việc phát cỏ ụ lươn, có thể làm từ buổi chiều hôm qua
Ông Tuấn dùng cỏ vừa phát để ụ thành mô như thế này
Còn đây là dụng cụ xúc lươn của ông Tuấn
Để xúc có lươn nên đi từ 1 -2 giờ sáng, vì nếu trễ quá (khi có ánh nắng) lươn sẽ ra khỏi ụ cỏ
Trung bình một ụ cỏ, ông Tuấn xúc từ 3 -4 con lươn
Ngoài ra, còn bắt được một số loài khác như: rắn, cua, ốc, cá….
Khi mang về nhà, ông Tuấn chọn lươn lớn mang đi bán. Còn lươn nhỏ ông Tuấn mang ra “ao nhân tạo” thả nuôi
Sau 4 -5 tháng thả nuôi, ông Tuấn xúc ao, bán lương thu từ 10 – 15 triệu đồng
Thịt lươn không chỉ là một loại thực phẩm ăn thường ngày mà còn là nguồn nguyên liệu quý để bào chế thành nhiều bài thuốc qua các món ăn rất tốt cho sức khỏe
Nguyễn Hành – Nhân Nguyễn
Theo Dantri
Vụ sạt lở đất ở Lạng Sơn: Ai chịu trách nhiệm cho 6 mạng người?
Ông Hứa Anh Tuấn, Chánh Văn phòng UBND huyện Cao Lộc, Lạng Sơn cho biết, vụ sạt lở tại thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc, Lạng Sơn) khiến 6 người chết là do sự chủ quan của nhóm công nhân khi tự ý đi vào khu vực nguy hiểm, chính quyền hoàn toàn không biết.
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 1 giờ sáng 17/9, tại một lán trại trong khu vực gần cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, thuộc thôn Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc đã xảy ra vụ sạt lở đất khiến 6 công nhân tử vong và 5 người khác bị thương. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 4 người ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), 2 người ở huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Dân trí, ông Hứa Anh Tuấn, Chánh Văn Phòng UBND huyện Cao Lộc, cho biết, khu vực xảy ra sạt lở là một lán trại do chủ đất dựng lên để chứa vật liệu. Đêm hôm trước xảy ra sự việc, do làm việc về muộn, trên địa bàn xảy ra mưa lớn nên những công nhân này đã lên trên lán ngủ tạm.
Theo ông Tuấn, trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Lạng Sơn, chính quyền địa phương đã thực hiện rất quyết liệt và nghiêm túc công tác phòng, chống lụt bão. Có hai khu vực có nguy cơ bị sạt lở tại Đồng Đăng là khu Vườn Sái và khu tái định cư Hoàng Văn Thụ, đều được chính quyền địa phương triển khai và di dời đến nơi an toàn. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, loa phát thanh đến nhân dân trên địa bàn để chủ động có biện pháp phòng chống bão lũ.
Hiện trường vụ sạt lở đất khiến 6 người chết và 5 người khác bị thương.
Về việc kiểm tra và di dời những người dân ra khỏi các lán trại nguy hiểm, ông Tuấn cho biết, Đồng Đăng hiện có hơn 7.500 dân thường trú, khoảng 2.500 người tạm trú, số lượng lao động thời vụ thường xuyên trên địa bàn cũng rất lớn. Do đó trước cơn bão số 3, địa phương không thể gặp từng người để tuyên truyền, vận động. UBND huyện đã huy động 1 xe loa đi vào khu vực thôn Kéo Kham thực hiện công tác tuyên truyền, yêu cầu bà con nhân dân tại các lán trại có nguy cơ bị sạt lở phải di dời, các doanh nghiệp cũng phải đưa máy móc ra khỏi địa bàn nguy hiểm. Tuy nhiên, địa điểm xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương không hề biết trong lán có người ở, do không nắm được nên không có chỉ đạo đến cưỡng chế, di dời người dân sống trong lán.
"Trách nhiệm thuộc về ai trong vụ việc thì rất khó xác định, những doanh nghiệp trên địa bàn họ chỉ thuê người đến lao động chứ không thuê cho công nhân đến khu vực nguy hiểm để ngủ. Lực lượng công an địa phương cũng không biết những người này, vì họ mới đến, có người chưa lao động ngày nào nên chưa đăng ký tạm trú tạm vắng. Địa điểm xảy ra sạt lở không nằm trong sự quản lí của lực lượng biên phòng mà thuộc đất của một người dân địa phương, nhưng khi những công nhân này lên lán ngủ thì chính chủ nhà cũng không biết".
Được biết, lán trại tạm bợ này được ông Âu Mộc Ký xây dựng từ lâu. Ngay khi ông Ký mới xây dựng, chính quyền địa phương đã có biên bản đình chỉ, buộc gia đình phải tháo dỡ. Tuy nhiên, đến thời điểm xảy ra vụ sạt lở, lán tạm bợ này vẫn được tồn tại trong khu vực nguy hiểm.
Q. Cường - X. Thái
Theo Dantri
Lệch cầu dẫn phà Cát Lái, hàng trăm người dân bị "chôn chân" ở 2 đầu Khoảng 16h chiều 16/9, một trận mưa kèm theo gió mạnh đã làm lệch cầu dẫn lên phà tại phà Cát Lái ( phía Nhơn Trạch, Đồng Nai) khiến hàng trăm người dân bị "chôn chân" ở 2 đầu phà. Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc phà Cát Lái đã thông tin về sự cố trên với PV Dân trí: Khoảng 16h chiều...