KIDO: Quý IV lợi nhuận sụt mạnh, cả năm 2019 tăng hơn 35%
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của KIDO đạt 282 tỷ đồng, tăng 59,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành lạnh đóng góp doanh thu lớn cho KDC.
Tập đoàn KIDO (mã KDC) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, theo đó dù doanh thu thuần tăng nhưng do doanh thu tài chính giảm nên lợi nhuận sụt đáng kể.
Cụ thể, doanh thu thuần quý cuối năm 2019 đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018. Kết quả này đến từ việc công ty phát triển kênh phân phối, mở rộng thị trường ngành lạnh, gia tăng phân khúc sản phẩm cao cấp ngành dầu. Tuy nhiên do doanh thu hoạt động tài chính giảm dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế giảm mạnh, lần lượt đạt gần 56 tỷ đồng, giảm 17,7% và hơn 33 tỷ, giảm 44,8%.
Tính chung cả năm 2019, KDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.210 tỷ đồng, giảm 5,2% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu từ ngành dầu chiếm 79% doanh thu toàn tập đoàn, ngành lạnh chiếm 19% và các ngành khác chiếm 2%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 282 tỷ đồng, tăng 59,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Với Công ty con là Thực phẩm đông lạnh KIDO (KDF), doanh thu thuần năm 2019 đạt 1.383 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Công ty đã chú trọng tăng trưởng ngành hàng kem, phát triển kênh phân phối, mở rộng thị trường. So với cùng kỳ năm ngoái, độ phủ trên kênh hiện đại tăng 45%.
Lợi nhuận gộp đạt được mức tăng 21,8% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 52,9% lên 58,6%. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 185 tỷ đồng, tăng 489% so với năm trước và vượt 24% kế hoạch năm 2019.
Công ty đặt mục tiêu không chỉ dừng lại ở cung cấp các sản phẩm kem cho người tiêu dùng Việt mà còn bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế.
Với Vocarimex (VOC), năm 2019 giá dầu nguyên vật liệu giảm liên tục nhiều tháng liền, ảnh hưởng đến tính hình hoạt động của công ty. Doanh thu thuần năm 2019 của VOC đạt 2.547 tỷ, giảm 41,5% so với 2018, nhưng vẫn vượt 6% so với kế hoạch năm 2019.
Lợi nhuận gộp năm 2019 của VOC đạt 45 tỷ, giảm 39,7% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2019 đạt 243 tỷ đồng, vượt 35% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do công ty có lợi thế hàng tồn kho giá thấp trong khi những tháng cuối năm giá dầu tăng nhanh liên tục.
Với Dầu Tường An (TAC), doanh thu thuần năm 2019 đạt 4.142 tỷ, giảm 6% so với năm trước, vượt 7,5% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, doanh thu thuần của phân khúc chuyên biệt, cao cấp tăng 19,3% và nhóm hàng thương mại tăng 25,7%.
Năm 2019 TAC đạt 170,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,2% so với năm 2018, vượt 25% so với kế hoạch đề ra và biên lợi nhuận tăng từ 3,1% lên 4,1%.
TAC cho biết sẽ gia tăng việc bán các sản phẩm ngành thực phẩm đóng gói, sản phẩm thiết yếu và mở rộng thêm một số ngành khác. Bên cạnh đó, Công ty tập trung đẩy mạnh phát triển những sản phẩm chủ lực, làm đường dẫn cho những dòng sản phẩm chuyên biệt trong thời gian tới.
Với KIDO Nhà Bè (KDN), sau một năm gia nhập Tập đoàn, lợi nhuận trước thuế của KDN đạt 19 tỷ đồng, tăng trưởng 165% so với cùng kỳ năm 2018.
HUYỀN TRÂM
Theo Bizlive.vn
SCIC dự thu nghìn tỷ sau khi thoái hết vốn tại ông lớn ngành dầu ăn
Nếu bán thành công toàn bộ 36,3% vốn của mình tại Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam với giá khởi điểm 22.300 đồng mỗi cổ phần, SCIC sẽ thu về ít nhất 986 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) hôm nay thông báo về việc bán đấu giá cổ phần tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).
SCIC sẽ đấu giá toàn bộ 44.211.900 cổ phần của mình, tương đương 36,3% vốn điều lệ tại Vocarimex. Giá khởi điểm là 22.300 đồng/cổ phần, tỷ lệ đặt cọc 10%. Như vậy, nếu bán hết số cổ phần nói trên, SCIC sẽ thu về ít nhất 986 tỷ đồng.
Tổ chức bán đấu giá là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Thời gian nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực từ hôm nay đến 5/8 và SCIC sẽ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ năng lực. Thời gian tổ chức đấu giá bắt đầu từ 14h30 ngày 15/8. Thời gian nộp tiền mua cổ phần và SCIC hoàn trả tiền đặt cọc là 16/8-22/8.
Vocarimex được thành lập từ 1976, tiền thân là Công ty Dầu thực vật miền Nam. Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu và cách thức hoạt động, năm 2015 Vocarimex chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Vocarimex nắm cổ phần tại hầu hết công ty dầu ăn lớn trên thị trường Việt Nam. Ảnh: Vocarimex.
Hiện cơ cấu cổ đông của Vocarimex cô đặc với ba cổ đông chính gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido chiếm 51% cổ phần, SCIC chiếm 36,3% và Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thái Bình Dương chiếm 4,3%.
Vocarimex là chủ sở hữu trực tiếp của các thương hiệu dầu ăn Voca, Soby, Ruby, Sun Go. Ngoài ra, Vocarimex còn nắm 24% vốn tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic), chủ sỡ hữu thương hiệu dầu ăn Neptune, Simply, Meizan, Cái Lân; 26,5% vốn tại Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An; 49% vốn tại Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, chủ sở hữu thương hiệu dầu ăn Marvela. Bên cạnh đó, Vocarimex còn giữ 40% cổ phần ở Công ty TNHH Mỹ phẩm LG Vina.
Báo cáo tài chính bán niên của Vocarimex cho biết 6 tháng đầu năm, ông lớn ngành dầu ăn đạt doanh thu 1.322 tỷ, thấp hơn 39% so với cùng kỳ 2018, lợi nhuận gộp chỉ vỏn vẹn 15 tỷ, chưa bằng một phần tư so với cùng kỳ năm trước. Nhờ doanh thu tài chính tăng 3,5 lần, đạt mức 124 tỷ, Vocarimex có lợi nhuận sau thuế 99 tỷ nhưng vẫn giảm 29% so với cùng kỳ.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/7, giá cổ phiếu Vocarimex giao dịch ở mốc 16.600 đồng, thấp hơn 26% so với giá khởi điểm của SCIC.
Theo new.zing.vn
Những thương vụ ngàn tỷ bất thành của SCIC trong năm 2019 SCIC phải hủy bỏ cuộc đấu giá QTP, VOC, DMC, SGC, CAG do không có nhà đầu tư tham gia. Loạt phiên đấu giá ngàn tỷ bị hủy bỏ Mới đây, SCIC phải thông báo hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16...