Kích thích tủy sống giúp người liệt đi lại được
Ba người ở Thụy Sĩ từng bị liệt hoàn toàn do chấn thương tủy sống đã có thể đi bộ và chèo thuyền được nhờ vào một cấy ghép kích thích tế bào thần kinh trong tủy sống.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết khi tủy sống bị cắt đứt hoàn toàn, các tín hiệu điện từ não đến các bộ phận bên dưới sẽ gián đoạn dẫn đến tê liệt và thường không thể phục hồi. Nhưng chuỗi nơ-ron vận động của các bộ phận bên dưới thường vẫn còn nguyên vẹn.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính để lập bản đồ kích thước và cách bố trí các tế bào thần kinh trong tủy sống của 27 người, sau đó tạo ra một mô hình tiên đoán của tủy sống trung bình. Mô hình này đã giúp các bác sĩ định vị và đặt các điện cực của mô cấy vào đúng vị trí trên người nhận. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục tinh chỉnh dòng điện phù hợp với từng cá nhân.
Ba người bị liệt nửa người dưới do đứt hoàn toàn tủy sống đã tham gia cuộc nghiên cứu. Trong vòng một ngày sau khi kích hoạt thiết bị cấy ghép, cả ba đều phục hồi một số mức độ vận động nhất định bao gồm đi bộ trên máy chạy bộ có hỗ trợ trọng lượng. Sau đó họ cũng đã có thể đạp xe, ngồi xổm, chèo thuyền và sử dụng thiết bị để hướng dẫn cơ bắp của họ thông qua các chuyển động được lập trình trước.
Nhà thần kinh học Grégoire Courtine thuộc nhóm nghiên cứu cho biết nhóm hy vọng sẽ đơn giản hóa công nghệ để người dùng có thể điều khiển thiết bị cấy ghép thông qua điện thoại thông minh. Nghiên cứu, được đăng tải trên chuyên san Nature Medicine ngày 7.2, cũng đã nhận được sự chấp thuận của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ để thử nghiệm hệ thống này với nhiều người hơn tại Mỹ.
Phát hiện một loại tế bào thần kinh mới trong võng mạc
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loại tế bào thần kinh mới trong võng mạc của động vật có vú.
Khám phá này đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nỗ lực nghiên cứu sâu hơn về hệ thần kinh trung ương.
Hệ thống thần kinh trung ương có một cung phản xạ phức tạp gồm các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau để truyền thông tin về cảm giác và vận động. Trong đó, tế bào thần kinh trung gian đóng vai trò là trung gian trong chuỗi truyền thông tin, theo trang Medical Xpress hôm 1.11.
Theo Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Ninh Điền, nhà khoa học tại Trung tâm về mắt John A.Moran thuộc Đại học Utah (Mỹ), dẫn đầu đã xác định được một loại tế bào thần kinh trung gian mới trong võng mạc của động vật có vú.
Ông Ninh cho biết: "Dựa trên hình thái, đặc tính sinh học và di truyền, tế bào mới này không tương thích với 5 lớp tế bào thần kinh võng mạc đã được xác định cách đây hơn 100 năm. Vì vậy, nó có thể thuộc một lớp tế bào thần kinh võng mạc mới".
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho khám phá của họ là tế bào Campana theo hình dạng của nó - giống như một chiếc chuông tay. Tế bào Campana chuyển tiếp tín hiệu thị giác từ cả hai loại tế bào cảm quang trong võng mạc là tế bào que (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban đêm) và tế bào hình nón (chịu trách nhiệm cho tầm nhìn vào ban ngày).
Ông Ninh nói: "Trong não, các tế bào hoạt động liên tục sau kích thích được cho là có liên quan đến trí nhớ và học tập. Vì các tế bào Campana có đặc điểm hành vi tương tự, chúng tôi giả thuyết rằng chúng có thể đóng vai trò tạo ra "ký ức" tạm thời về một kích thích gần".
6 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu người bệnh động kinh Nhét đồ vật vào bệnh để để không cắn lưỡi, kìm kẹp cơ thể bệnh nhân để khống chế cơn co giật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Động kinh là dạng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, xảy ra khi có sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não dẫn...