Kích thích sức mua bằng chiêu thu hẹp giá mua – bán, vàng liệu có tăng tiếp?
Sau 13 giờ chiều ngày cuối tháng 8 (31/8), giá vàng miếng thương hiệu quốc gia niêm yết tại công ty Vàng bạc Đá quí Sài gòn mua vào – bán ra ở mức 56,45 – 57,4 triệu đồng/lượng. So với giá lúc đầu giờ sáng, giá vàng đã tăng khoảng 350.000- 400.000 đồng mỗi lượng.
Kích thích sức mua bằng chiêu thu hẹp giá mua-bán
So với cuối tuần trước, giá vàng đã tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng thế giới ở thời điểm đầu giờ chiều 31/8 đang ở mức 1.965,3 USD/ounce. So với buổi sáng, giá vàng ở mức 1.974 USD/ounce, đến khoảng 9 giờ, giá vàng thế giới giảm nhẹ về mức 1.970 USD/ounce, đến đầu giờ chiều thì giá đã giảm gần 10 USD/ounce.
Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 55 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Ngược chiều giá vàng thế giới, giá vàng trong nước lại tăng lên ở cả chiều mua vào lẫn bán ra. Ghi nhận ở một số tiệm vàng tại TP. HCM, vàng thế giới tăng giá là tín hiệu tốt có tác dụng kích thích thị trường. Giới kinh doanh đang kéo chênh lệch giá mua – bán ở mức dưới 1 triệu đồng/lượng để kéo khách mua vàng.
Video đang HOT
Kỳ vọng của những mua vàng vẫn là sóng vàng có thể tạo đợt mới, giá thế giới quay về vùng trên 2.000 USD/ounce và kéo giá vàng trong nước tăng trở lại ngưỡng 60 triệu đồng/lượng. Mua ở mức giá trên 57 triệu đồng/lượng, nếu giá vàng có thể tăng trở lại thì mức lãi 2-3 triệu đồng/lượng cũng tạo nên động lực cho người có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư.
Dù vậy, các chuyên gia tài chính trong nước luôn nhắc nhở, đầu tư vào vàng ở thị trường Việt Nam luôn có rủi ro rất lớn, vì giá vàng trong nước không theo sát giá vàng quốc tế, thậm chí có lúc tăng – giảm ngược chiều thế giới. Thêm vào đó, chênh lệch giá mua vào- bán ra có lúc kéo khoảng cách rất lớn, từ 3-5 triệu mỗi lượng là có thể làm mất cơ hội kiếm lãi của người giữ vàng.
Giá vàng bắt đầu hành trình tăng giá sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra tín hiệu chấp nhận lạm phát để bơm tiền cứu nền kinh tế. Tính ra vàng đã tăng 30% trong năm 2020 khi các nhà đầu tư chuyển dịch sang vàng khi giá trị đồng USD giảm.
Ngân hàng Goldman Sachs đánh giá, việc tung tiền tràn ngập trên toàn cầu hiện nay là mầm mống tích luỹ lạm phát. Do đó, ngân hàng này dự báo giá vàng sẽ tăng lên 2.300 USD/ounce (tương đương 65 triệu đồng/lượng) trong 12 tháng đến.
Các chuyên gia của Ngân hàng Credit Suisse (Thuỵ Sỹ) cho biết, dưới sự quan sát của Credit Suisse, giá vàng tiếp tục củng cố sự tăng trưởng bền vững và sẽ đạt mức giá 2.070 USD/ounce trong kỳ vọng.
Lãi suất giảm, vàng tăng chóng mặt, tôi có nên "đổ" tiền vào nhà đất?
Đang có tiền gửi ngân hàng, tôi có nên đầu tư bất động sản khi lãi suất ngân hàng giảm, còn giá vàng tăng phi mã không biết đâu mà lần?
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Cá nhân tôi có khoản tiền 1 tỷ đồng đang gửi tiết kiệm ngân hàng.
Với lãi suất tiền gửi ngày càng giảm, hiện lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm chỉ khoảng 6,5-7%/năm, với số tiền 1 tỷ đồng gửi ngân hàng thì mỗi năm tôi gửi tiết kiệm sẽ chỉ được 65-70 triệu đồng.
Nếu so gửi tiết kiệm với đầu tư vàng, có thể nói đầu tư vàng hiệu quả hơn vì vàng giữ vững giá trị cao hơn và ổn định hơn so với tiền mặt. Tuy nhiên, cũng phải theo dõi và có kinh nghiệm mới có thể đầu tư vào kênh này.
Trong khi đó, bất động sản thì luôn tăng giá, đất chật người đông nên giá sẽ còn lên nữa nên tôi tính "đổ" tiền vào đầu tư bất động sản là hơn cả. Liệu nhận định của tôi có đúng vào thời điểm này?
Lãi suất giảm, vàng tăng chóng mặt, tôi có nên "đổ" tiền vào bất động sản?
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho hay: Trong các năm từ 2016- 2019, tức 5 năm vừa qua bất động sản tăng giá rất mạnh và tăng liên tục. Chính sự tăng giá đó khiến người dân càng ngày càng tin vào bất động sản.
Ông Hiển cho rằng, nếu nhìn dài hơn sẽ thấy, sau mỗi đợt tăng giá như vậy, bất động sản cũng sẽ có giai đoạn đi ngang khá lâu, thậm chí có lúc đi xuống.
Năm 2019 là dấu hỏi rất lớn về bất động sản và giá cả. Nếu mua căn hộ, nhà phố hay shophouse thì chỉ lời 2-3% so với mức đầu tư, thấp hơn mức gửi tiền ngân hàng.
Hiện nay, nếu hỏi mua bất động sản ở vùng ven Hà Nội, Sài Gòn thì giá cũng rất cao, chứ không như 5 năm trước.
"Trong 5 năm qua bất động sản tăng liên tục, gần đây giá vàng tăng rất mạnh càng khiến người dân có cảm giác đồng tiền gửi ngân hàng không còn lãi suất tốt. Nếu quan sát, bỏ qua giai đoạn biến động kinh tế bất ổn của thế giới từ tháng 7/2019 đến nay thì 5 năm trước đó, giá vàng tăng rất thấp so với lãi suất ngân hàng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam so với giá vàng trong 5 năm qua thì gửi ngân hàng lại lãi hơn mua vàng", ông Hiển phân tích.
Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, trong giai đoạn này, bất động sản đã tích lũy mức độ tăng của 5 năm, nhưng sức tăng trưởng của kinh tế thế giới cũng như Việt Nam cũng phải mất thời gian 5-7 tháng nữa mới lấy lại được "phong độ" như trước đầu năm 2020. Tức là phải sang quý 1/2021, thậm chí phải tới quý 2 sang năm mới ổn.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Chính phủ chắc chắn sẽ thận trọng trong vấn đề tiền tệ. Vì thế, ông Hiển nhận định, ít nhất 6 tháng tới đồng tiền có vai trò nhất định trong an toàn tài chính và có giá trị.
Còn số người bán bất động sản sẽ nhiều hơn số người mua bất động sản bởi từ tháng 10/2019 nhà nước đang tăng dần việc quản lý dòng tiền vào bất động sản. Khi các doanh nghiệp không vay được ngân hàng, doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu bất động sản thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã cảnh báo việc rủi ro với các trái phiếu bất động sản... Điều này cho thấy ngành bất động sản sẽ khó khăn về vốn.
"Với người có tiền gửi ngân hàng nếu chưa thấy một bất động sản mà mình biết, mình thích và thấy có giá trị tốt trong khi chỉ thấy gửi tiền ngân hàng lãi suất thấp quá nên mình muốn đổ tiền vào bất động sản giai đoạn này là chưa thích hợp. Ít nhất 6 tháng tới, giá bất động sản vẫn chưa tăng. Vì thế, cần thong thả quan sát, chứ đừng lo lắng giá bất động sản tăng mà vội mua", ông Hiển đưa ra lời khuyên.
Nhà đầu tư nên rót vốn vào đâu trong bối cảnh hiện nay? Câu hỏi trên đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế và các kênh đầu tư chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Khó có một câu trả lời chung cho tất cả, do có nhiều yếu tố cấu thành quyết định của mỗi nhà đầu tư, như: quy mô vốn, khẩu vị rủi ro mỗi người, đặc điểm thanh khoản của mỗi kênh......