Kích hoạt tổng tuyển cử lần thứ 44 tại Canada
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Canada, người dân nước này sẽ phải đưa ra quyết định về cán cân quyền lực giữa các đảng Tự do, Bảo thủ, Dân chủ mới (NDP), Khố i Quebec (Bloc Québécois) và đảng Xanh.
Trong ảnh từ trái qua phải: Lãnh đạo Tự do Justin Trudeau, Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada Erin OToole, Lãnh đạo NDP Jagmeet Singh, Lãnh đạo Khối Quebec Yves-Franois Blanchet và Lãnh đạo Đảng Xanh Annamie Paul. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 15/8, cuộc bầu cử liên bang lần thứ 44 của Canada đã được kích hoạt. Chiến dịch tranh cử sẽ kéo dài 36 ngày – thời lượng tối thiểu với chiến dịch tổng tuyển cử được pháp luật Canada cho phép, với ngày bầu cử chính thức là 20/9.
Đảng Tự do hiện nắm giữ 155 ghế trong Hạ viện, trong khi đảng Bảo thủ có 119 ghế. Số ghế còn lại được phân chia như sau: Khối Quebec 32 ghế, NDP 24 ghế, đảng Xanh 2 ghế và 5 ghế được giữ bởi các thành viên độc lập.
Tại cuộc tổng tuyển cử 2 năm trước, đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau dù giành chiến thắng nhưng đã để mất thế đa số ở Hạ viện. Sau đó vài tháng, đại dịch COVID-19 bùng phát khiến chính phủ phải đổ hàng tỷ CAD cứu trợ khẩn cấp, áp dụng những giới hạn chưa từng có đối với hoạt động đi lại và Quốc hội đã chứng kiến những đổi thay lớn về phương thức hoạt động.
Các cuộc thăm dò dư luận nhìn chung cho thấy ủng hộ của người dân đối với cách xử lý cuộc khủng hoảng của Thủ tướng Trudeau. Giới quan sát nhận định đây là thời điểm thuận lợi để ông Trudeau kêu gọi một cuộc bầu cử nhằm lấy lại thế đa số tại Hạ viện. Nếu ông Trudeau có thể đưa đảng Tự do trở lại thế đa số, đảng cầm quyền sẽ không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của phe đối lập cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi sau đại dịch.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đảng Tự do sẽ phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Cuộc bầu cử diễn ra ở thời điểm mà người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng của Canada, Tiến sĩ Theresa Tam, nhận định đã xuất hiện “dấu hiệu ban đầu” của làn sóng lây nhiễm thứ tư của dịch bệnh, dưới sự “điều khiển” của biến thể Delta. Mặc dù phần lớn dân số đủ điều kiện tiêm chủng tại Canada đã được chủng ngừa vaccine phòng COVID-19, nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại về sức công phá của biến thể Delta vốn dễ lây lan hơn.
Chính phủ đảng Tự do cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây tranh cãi, chẳng hạn như cách chính phủ xử lý các hành vi tình dục sai trái trong quân đội, hay “cơn bão” chính trị liên quan đến tổ chức từ thiện WE Charity. WE Charity được Ottawa trả 43,5 triệu CAD để quản lý chương trình Canada Student Service Grant và hợp đồng này nay đã được hủy bỏ. Thông tin về thỏa thuận này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích chống lại Thủ tướng Trudeau và các thành viên cao cấp trong nội các. Ông Trudeau cũng bị phe Bảo thủ chỉ trích về mức chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là kể từ khi đại dịch nổ ra.
Một chính sách trọng tâm trong chiến dịch tranh cử lần này của đảng Tự do đó là cam kết thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em trên toàn quốc. Chính phủ của Thủ tướng Trudeau hiện đã ký các thỏa thuận chăm sóc trẻ em với Quebec, British Columbia, Manitoba, Saskatchewan, Nova Scotia, Prince Edward Island, Newfoundland and Labrador và Yukon.
Để thuyết phục các cử tri, đảng Tự do dự kiến sẽ tập trung vào cách họ đã chi hàng tỷ CAD để giúp đỡ người dân Canada trong thời kỳ đại dịch và kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử này.
Đối thủ chính của Thủ tướng Trudeau trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 44 của Canada là nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O’Toole, cựu bộ trưởng phụ trách các vấn đề cựu chiến binh dưới thời Thủ tướng Stephen Harper. Ông Erin O’Toole đã giành được quyền lãnh đạo đảng Bảo thủ vào tháng 8/2020.
Đây là chiến dịch tranh cử đầu tiên của ông O’Toole với tư cách là nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ và ông sẽ đối đầu với một Thủ tướng Trudeau nổi tiếng và giàu kinh nghiệm hơn, người đã trải qua hai chiến dịch bầu cử quốc gia với tư cách là nhà lãnh đạo đảng Tự do.
Các chuyên gia chính trị cho rằng ông O’Toole sẽ phải tập hợp các phe phái khác nhau của đảng Bảo thủ, đồng thời phải nỗ lực tiếp cận nhóm cử tri ôn hòa. Hồi tháng 3/2021, ông O’Toole đã đưa ra một Kế hoạch phục hồi gồm 5 điểm, bao gồm khôi phục việc làm bị mất trong đại dịch, ban hành luật chống tham nhũng mới và triển khai Kế hoạch hành động liên quan đến sức khỏe tâm thần của người dân Canada.
Đảng Tự do hy vọng có thể lấy lại thế đa số tại Hạ viện dựa trên chiến dịch tiêm chủng thành công của chính phủ và chính sách hỗ trợ tài chính hào phóng dành cho người dân và doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19. Theo giới quan sát, mặc dù người dân Canada dường như ủng hộ cách ứng phó của chính phủ với đại dịch, nhưng lại không hài lòng khi mục đích của cuộc bầu cử là về việc đảng Tự do cố gắng giành thế đa số, thay vì phục vụ người dân nước này.
Hàng trăm mộ trẻ em tại trường học cũ ở Canada
Hàng trăm ngôi mộ không bia được phát hiện gần trường nội trú Công giáo cũ dành cho trẻ em bản địa ở Saskatchewan, phía tây Canada.
Cộng đồng người bản địa Cowessess hôm 23/6 cho biết "phát hiện kinh hoàng và gây sốc về hàng trăm ngôi mộ" được ghi nhận trong cuộc khai quật tại trường nội trú cũ Marieval, tỉnh bang Saskatchewan. Đây là số mộ trẻ em lớn nhất từng được phát hiện ở Canada.
Cuộc khai quật quanh trường nội trú ở Marieval bắt đầu vào cuối tháng 5, sau khi hài cốt của 215 trẻ em được phát hiện tại một trường nội trú ở Kamloops, tỉnh bang British Columbia, gây chấn động khắp Canada.
Nhiều cuộc khai quật khác cũng được tiến hành gần một số trường nội trú cũ dành cho trẻ em bản địa trên khắp Canada, với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ.
Người dân tập trung tưởng niệm tại trường nội trú cũ ở Kamloops, tỉnh bang British Columbia hôm 6/6, sau khi 215 hài cốt trẻ em được phát hiện. Ảnh: AFP .
Trường nội trú Marieval ở phía đông Saskatchewan nhận trẻ em bản địa từ năm 1899 đến năm 1997, trước khi bị phá bỏ và thay thế bằng trường bán trú.
Khoảng 150.000 trẻ em người Mỹ bản địa, người Metis và người Inuit đã được đưa tới 139 trường nội trú trên khắp Canada cho đến những năm 1990. Các em bị tách khỏi gia đình, không được nói ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa bản địa.
Nhiều học sinh bản địa bị đối xử tệ bạc và lạm dụng tình dục, và hơn 4.000 em đã chết trong các trường này do dịch sởi, lao, cúm và nhiều bệnh truyền nhiễm khác tràn lan tại đây. Năm 2015, Ủy ban Hòa giải và Sự thật Lịch sử kết luận Canada đã phạm tội "diệt chủng văn hóa" đối với các cộng đồng bản địa.
Mary Ellen Turpel-Lafond, giám đốc Trung tâm Đối thoại và Lịch sử Trường học Dân cư Bản địa thuộc Đại học British Columbia ở Vancouver, cho rằng phát hiện trên đã xác nhận những thông tin lan truyền lâu nay trong cộng đồng về việc nhiều trẻ em bản địa được gửi vào trường và không bao giờ trở về.
"Có thể đó là lý do tên tuổi các em không được lưu trong hồ sơ khai tử, không được đối xử một cách đàng hoàng và tôn trọng, bởi đó là mục đích của trường nội trú, nhằm kiểm soát hoàn toàn trẻ em bản địa, để xóa bỏ văn hóa, bản sắc và kết nối của các em với gia đình", Turpel-Lafond nói.
Phát hiện về những ngôi mộ tiếp tục làm dấy lên lời kêu gọi Giáo hoàng và nhà thờ Công giáo xin lỗi vì sự ngược đãi và bạo lực mà học sinh tại các trường nội trú này phải chịu.
"Công chúa" Huawei tranh tụng vòng cuối nhằm chống lệnh dẫn độ sang Mỹ Giám đốc tài chính Huawei ngày 4/8 đã trở lại tòa án Canada để bắt đầu vòng tranh tụng cuối cùng nhằm chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ. Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Reuters). Theo AFP , vòng tranh tụng cuối cùng diễn ra tại tòa án British Columbia, Canada dự kiến kéo dài đến ngày 20/8. Vòng...