Kịch bản viễn cảnh bán đảo Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa
Tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của Bình Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.
Chân dung dung cố Chủ tịch Kim Jong-il bên cạnh hình ảnh tên lửa Unha-3 của Triều Tiên.
Những ngày nay, thế giới đang nín thở theo dõi từng động thái ở Triều Tiên, khi chỉ còn vài ngày nữa nước này sẽ tiến hành một loạt sự kiện quan trọng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Nhưng trái ngược với tâm lý quan ngại của cộng đồng quốc tế, người dân Triều Tiên lại háo hức hơn bao giờ hết trước những kế hoạch lớn mà giới chức lãnh đạo đất nước đã lên kế hoạch thực hiện trong vài ngày tới.
Theo kế hoạch, Triều Tiên sẽ tiến hành Đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 11/4 để bầu nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào chức danh Tổng bí thư, thay thế người cha Kim Jong-il đột ngột qua đời hôm 27/12 năm ngoái. Tiếp đó là việc Bình Nhưỡng sẽ cho phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 bằng tên lửa đẩy tầm xa Unha-3 từ ngày 12 – 16/4.
Để đối phó với vụ phóng của Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ bố trí các tàu khu trục lớp Aegís mang tên lửa đạn đạo đến các vùng biển quanh Triều Tiên.
Hàng trăm khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot cũng đã được Nhật Bản triển khai tới các địa phương trên cả nước, kể cả thủ đô Tokyo, để bắn hạ tên lửa trong trường hợp tên lửa hoặc mảnh vỡ của nó rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản.
Trong bối cảnh ấy, điều khiến dư luận quốc tế quan tâm nhất hiện nay không phải là việc Bình Nhưỡng có tiến hành vụ phóng vệ tinh hay không, mà là vụ phóng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình bán đảo Triều Tiên, khu vực duy nhất trên thế giới hiện nay về mặt kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
Có hay không một cuộc “đại chiến tên lửa”?
Video đang HOT
Dù không hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này, song giới chuyên gia cho rằng khả năng xảy ra một trận đại chiến tên lửa là không cao. Theo các chuyên gia, phương Tây và các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ không thể tùy tiện hành động mà không tính tới những hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra.
Hiện tại, mặc dù Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chuẩn bị khá kỹ cho phương án đối phó với tên lửa của Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa ba nước này có đủ sức chống đỡ trước những “trận đòn trả đũa khốc liệt” của Bình Nhưỡng. Không ai biết chắc rồi đây Triều Tiên sẽ đáp trả như thế nào đối với những lực lượng dám “cả gan” bắn hạ tên lửa mà nước này sử dụng để đưa vệ tinh thu thập dữ liệu địa trắc lên quỹ đạo.
Vì thế, nếu để xảy ra chiến tranh, chắc chắn phương Tây sẽ phải hao tốn không ít công của, cũng như các nỗ lực ngoại giao cho cuộc chiến. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.
Bởi thông thường, phát động một cuộc chiến đã khó, nhưng khép lại cuộc chiến đó còn khó hơn nhiều. Với những quan điểm cứng rắn và nhất quán của Triều Tiên xưa nay, chắc chắn nước này sẽ không dễ dàng đồng ý hạ vũ khí và quay trở lại bàn đàm phán. Do đó, một cuộc chiến trong khu vực, nếu xảy ra, sẽ kéo dài chưa biết khi nào mới đến hồi kết. Và cùng với đó, một cuộc chạy đua hạt nhân cũng sẽ nhanh chóng được kích hoạt với tốc độ chóng mặt tại khu vực này.
Vậy mọi việc sẽ diễn biến theo chiều hướng nào nếu phương Tây chọn giải pháp không bắn chặn tên lửa của Triều Tiên? Khi ấy, sẽ có hai khả năng. Thứ nhất, Triều Tiên thực hiện thành công vụ phóng và thứ hai là nước này thất bại.
Nhưng dù thành công hay thất bại, trong cả hai trường hợp này, hậu quả để lại đều ít hơn nhiều so với việc phát động một cuộc chiến. Theo đánh giá của giới chuyên gia, ngay cả khi vụ phóng không thành công, khiến mảnh vỡ tên lửa rơi xuống vùng biển Nhật Bản, thì những tác hại do vụ phóng gây ra cũng vẫn nhẹ hơn so với trận pháo kích trên đảo Yeonpyeong cách đây 2 năm.
Bán đảo Triều Tiên có rơi vào tình trạng mất kiểm soát?
Nếu không xảy ra “đại chiến tên lửa”, liệu sóng gió của việc Triều Tiên phóng vệ tinh có đẩy bán đảo này vào tình trạng mất kiểm soát?
Theo giới phân tích, khả năng này cũng rất khó xảy ra, song những ảnh hưởng lâu dài của vụ phóng là không thể xem nhẹ.
Tất nhiên trong bối cảnh hiện nay, ban lãnh đạo mới ở Triều Tiên thừa hiểu những thiệt hại mà nước này sẽ phải gánh chịu khi cố tình thực hiện vụ phóng. Thiệt hại ngay trước mắt là việc Triều Tiên sẽ phải hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt quốc tế, bị cắt các khoản viện trợ lương thực của Mỹ và phủ bóng đen lên triển vọng nối lại đàm phán 6 bên cũng như đàm phán song phương Mỹ – Triều.
Nhưng đó chỉ là về mặt đối ngoại. Trong chính sách đối nội, vụ phóng vệ tinh lại mạng đến cho ban lãnh đạo mới ở Triều Tiên một sức hút rất lớn đối với người dân. Vụ phóng vừa thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, vừa cho thấy sự đồng lòng quyết tâm của các thế hệ lãnh đạoTriều Tiên trong việc tiếp nối chính sách phát triển đất nước qua từng thời kỳ.
Nếu nhìn theo góc độ này, có thể thấy rằng vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên nhằm mục đích đối nội nhiều hơn đối ngoại. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi ban lãnh đạo mới của Triều Tiên đang cần tạo ra một màn ra mắt đầy ấn tượng, đồng thời cũng để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Triều Tiên đã có một cuộc chuyển giao quyền lực đầy suôn sẻ.
Tất nhiên, sau khi phóng vệ tinh, sự nghi ngại của phương Tây đối với Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ tăng lên. Mức độ đối lập và sự bất tín nhiệm lẫn nhau sẽ cản trở khả năng tái khởi động đàm phán 6 bên và tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục rơi vào bế tắc.
Thế nhưng lịch sử từng cho thấy, nếu không có điều gì bất thường, sau khi phóng vệ tinh, Triều Tiên sẽ lại tìm cách trở lại con đường hòa hoãn với Mỹ. “Hy vọng rồi lại thất vọng”, “sau căng đến chùng” vẫn là phong cách hành xử của Triều Tiên từ trước đến nay.
Điều quan trọng là phương Tây dường như đã quá quen với điều này.
Theo Dân Trí
Nhật lo sợ Đại Hồng thủy kinh hoàng 34m
Nếu như một trận động đất lớn xảy ra, dải bờ biển của Nhật có thể bị một trận sóng thần vô cùng lớn ập vào. Theo các chuyên gia của Nhật, đây là một viễn cảnh không hề trong mong muốn nhưng buộc phải chuẩn bị đối phó.
Trận sóng thần thảm họa tháng 3/2011có độ cao 10m.
Một nhóm chuyên gia trong Văn phòng Nội các đã cảnh báo khả năng này sau khi họ nghiên cứu lại tính toán từ năm 2003. Theo hãng tin Kyodo, việc nghiên cứu lại này cũng phản ánh các phát hiện từ trận động đất hồi tháng 3/2011 gây nên trận sóng thần khủng khiếp và khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới suốt 25 năm qua.
Trở lại năm 2003, nhóm chuyên gia này chắc chắn rằng Nhật sẽ không phải chịu sóng thần cao hơn 20m. Tuy nhiên, báo cáo mới đây dựa trên giả thuyết rằng trận động đất có thể có cường độ khoảng 9,1 độ richter và xuất hiện tại vùng trũng Nankai.
Các đứt gãy đại dương sẽ chạy theo hướng đông của đảo trung tâm của Nhật là Honshu và kéo dài 900km. Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng vùng trũng này là một trong những nơi dễ xảy ra động đất nhất với cường độ như trên trong những thập kỷ tới đây.
Các đợt sóng sinh ra từ cơn chấn động lên tới 9,0 độ richter có thể tràn tới các vùng từ Kanto cho tới Kyushu, với đợt sóng cao lên tới 34,4m. Các khu vực ở các quận Shizuoka, Kochi và Miyazaki sẽ bị các đợt sóng cao 10-20m tấn công. Các khu vực ở thành phố Tokyo có thể chỉ bị sóng cao 2,3m. Tuy nhiên ngôi làng ở Niijima của đảo Izu (nằm trong trị sự hành chính của Tokyo) lại có thể bị sóng cao 29,7m nhấn chìm.
Điều tệ hơn đó là nếu như các đợt dư chấn kéo dài suốt 3 phút, nhiều khu vực có thể bị một đợt sóng thần tàn phá trước cả khi dư chấn kết thúc.
Trong khi nhóm chuyên gia này tiếp tục nghiên cứu về các khả năng và quy mô bị tàn phá trong trường hợp có sóng thần xảy ra, chính quyền Nhật lại phải lo tới việc sát hạch lại các biện pháp khẩn cấp dựa trên các ước tính mới.
Một trận động đất tương tự như thế ở khu vực đứt gãy Nankai từng xảy ra hồi năm 1946 với cường độ 8,1 độ richter. Trận sóng thần sau đó khiến 35 ngàn ngôi nhà bị phá hủy.
Một báo cáo khác được công bố cùng lúc cũng cho thấy, nếu như có một trận động đất khoảng 7,3 độ richter xảy ra tại Tokyo, nhiều nơi trong thành phố và các khu vực lân cận có thể bị rung chuyển ở cấp độ cao nhất trong thước đo "Shindo" của Nhật.
Chính phủ Nhật đã đặt ra nhiều khả năng một trận động đất 7,3 độ richter sẽ xả ra ở miền bắc Vịnh Nhật Bản với 70% khả năng là sau 3 thập kỷ tới, và ước tính sẽ có khoảng 11.000 người thương vong và 850.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Nghiên cứu này cũng kết luật rằng các tầng kiến tạo tại điểm trung tâm của trận động đất nông hơn 10km so với ước tính trước đó, khiến cho các tác động sau đó cũng khốc liệt hơn.
Giáo sư Kazuki Koketsu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Động đất của Đại học Tokyo đã kêu gọi người dân Tokyo chuẩn bị cho thảm họa này.
Theo VietNamNet
Triều Tiên "dội nước lạnh" vào Trung Quốc? Trung Quốc hồi tuần trước đã bày tỏ sự quan ngại của nước này về kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên sắp tới. Phản ứng kỳ lạ và hiếm hoi này của Trung Quốc đối với một đồng minh thân thiết như Triều Tiên đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có vấn đề gì trong mối quan hệ Trung-Triều?...