Kịch bản TP HCM phát hiện 500 bệnh nhân Covid-19
Sở Y tế TP HCM đã xây dựng kịch bản ứng phó tình huống xuất hiện đến 500 ca Covid-19, chuẩn bị huy động 3.258 giường bệnh, 192 máy thở.
Thành phố đang điều trị 43 ca Covid-19, gồm cả lây nhiễm trong cộng đồng và nhập cảnh. Cụm dịch sân bay Tân Sơn Nhất được xem là lớn nhất thành phố kể từ năm 2020 đến nay, với kỷ lục ghi nhận 25 ca dương tính một ngày. 9 ngày qua không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, nhiều chuyên gia y tế tình hình dịch ở TP HCM đã được kiểm soát tốt.
Mặc dù vậy, theo Sở Y tế, tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành y tế phải luôn sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp khi dịch bệnh bùng phát. Vì thế, Sở đã xây dựng kế hoạch thu dung điều trị với ba kịch bản gồm dưới 100, từ 100 đến 200 và dưới 500ca dương tính.
Khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi luôn được duy trì hoạt động, sẵn sàng đón bệnh nhân 24/24 giờ. Ảnh: Thư Anh.
Tình huống một là thành phố ghi nhận dưới 100 ca dương tính, kèm tối đa 870 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị và tối đa 32 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Khi ấy, sẽ có bốn bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân, gồm các bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng Thành phố. Tổng số giường là 970, trong đó có 32 giường hồi sức, 37 giường đặt trong buồng áp lực âm và 42 máy thở.
Tình huống hai , số ca nhiễm tăng từ 100 đến 200 ca. Khi ấy, chuỗi tiếp xúc truy vết sẽ kèm tối đa 1.244 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 86 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Bốn bệnh viện trên sẽ tăng công suất giường lên tối đa. Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tham gia hỗ trợ. Như vậy có thể huy động được tổng cộng 1.444 giường bệnh, trong đó có 86 giường hồi sức, 59 giường đặt trong buồng áp lực âm và 86 máy thở.
Đặc biệt, kịch bản dịch bùng lớn , toàn thành phố ghi nhận 200-500 bệnh nhân, kèm tối đa 2.785 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 172 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Khi thành phố đã sử dụng hết cơ số giường tại các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19, Sở Y tế sẽ huy động tất cả số giường tại khu cách ly của các bệnh viện còn lại. Theo đó, tổng số giường có thể đạt 3.258, gồm 172 giường hồi sức, 82 giường đặt trong buồng áp lực âm và 192 máy thở.
Một phòng áp lực âm ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Tại đây, Nhân viên y tế có thể trao đổi với người bệnh qua hệ thống camera. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Hiện, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ là hai cơ sở chủ lực, điều trị các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ (không cần hỗ trợ hô hấp) với quy mô 900 giường. Nhân sự chủ yếu từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và luân phiên từ các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế do Sở Y tế điều phối. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là “át chủ bài” sẵn sàng 10 giường hồi sức tích cực, kỹ thuật ECMO nếu có bệnh nhân nặng. Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân nặng.
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tuân thủ nghiêm các quy định phòng và kiểm soát lây nhiễm nCoV, tăng cường thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Đồng thời, những bệnh viện nào chưa được công nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định nCoV bằng RT-PCR cần nhanh chóng nâng cấp năng lực, hoàn chỉnh hồ sơ gửi lên Viện Pasteur TP HCM.
Ngày 9/2, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thành phố đã dự trữ đầy đủ các sinh phẩm, test kit xét nghiệm, đảm bảo năng lực xét nghiệm từ 30.000 đến 40.000 mẫu đơn trong 24 giờ. Nếu thực hiện mẫu gộp có thể nâng công suất lên 120.000-150.000 mẫu mỗi ngày. Thậm chí, nếu gộp 8-16 mẫu mỗi xét nghiệm, thì có thể là 300.000 đến 400.000 mẫu.
Video đang HOT
Từ đầu dịch đến nay, thành phố đã chủ trương huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn có tại các cơ sở y tế trên toàn địa bàn, hạn chế mua, cấp mới. Do đó, khi cần, Sở Y tế sẽ huy động trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng hộ cá nhân sẵn có, đảm bảo đủ điều kiện hoạt động cho các bệnh viện được chỉ định thu dung, điều trị Covid-19. Về nhân sự, các bệnh viện cũng chủ động sẵn sàng, nhất là đội ngũ y tế chuyên ngành hồi sức tích cực, truyền nhiễm, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn.
Riêng Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Sở Y tế, thành lập Tổ chuyên gia điều trị, tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trong tiếp nhận, điều trị các trường hợp nặng cần hồi sức cấp cứu.
Trong các đợt dịch trước, TP HCM đã nhiều lần lên kịch bản cho những tình huống tương tự, song chưa khi nào cần dùng tới. Đợt dịch Đà Nẵng, toàn thành phố ghi nhận 8 ca, đợt dịch Hải Dương ghi nhận một ca lây nhiễm trong cộng đồng. Chuỗi lây nhiễm từ sân bay Tân Sơn Nhất đã được xác định từ một nguồn riêng, với biến thể Rwanda, châu Phi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc Hải Dương không chủ quan
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần phải nói rõ số ca mắc tại Hải Dương nhiều nhưng đã được cách ly, nhưng không vì thế mà Hải Dương chủ quan.
Chiều nay (19/2), Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì đã họp trực tuyến với UBND tỉnh Hải Dương và Bộ Y tế về tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh.
15 ngày cách ly xã hội toàn tỉnh là thời điểm vàng để dập dịch
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy tình trạng khẩn cấp về y tế Lương Văn Cầu nói rõ: "Quả bom" Chí Linh nổ ra đúng thời điểm cận Tết và dịch đã ủ lâu nên bùng phát lớn.
"Ngay lát cắt xét nghiệm đầu tiên đã phát hiện 72 ca bệnh là công nhân có dịch tễ rất phức tạp. Lập tức, Chí Linh được phong tỏa. Đồng thời, khi dịch xảy ra ở Cẩm Giàng, Hải Dương liên tiếp có các hành động tiếp theo với phương pháp truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Hải Dương đã hình thành mô hình phong tỏa trong phong tỏa rất sáng tạo để xử lý ổ dịch chưa có trong lịch sử.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế họp trực tuyến với Hải Dương về phòng chống dịch tại tỉnh
Đến nay, chúng tôi tự tin khẳng định đã hoàn toàn kiểm soát và làm chủ được tình hình ở Chí Linh", ông Cầu báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Ông Cầu dẫn chứng, đáng lo ngại nhất là lây nhiễm trong cộng đồng thì đến nay cả tỉnh chỉ có 3 ca; 95% ca F0 đều được phát hiện trong các khu cách ly tập trung. Ca nhiễm vẫn tiếp tục được tìm ra, nhưng nguồn lây đã được kiểm soát.
Hải Dương đang nỗ lực xét nghiệm cho toàn bộ công nhân tại Cẩm Giàng
Hải Dương đang tận dụng từng giây, từng phút mỗi ngày trong chuỗi thời gian cách ly xã hội để khống chế, dập dịch. Đây là thời điểm vàng để khống chế các yếu tố dịch tễ và chuẩn bị giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trở lại, sau khi dập được dịch.
Dồn sức cho tâm dịch Cẩm Giàng
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng tổ chuyên gia của Bộ Y tế tại Hải Dương cho biết: 'Cẩm Giàng đang được phong toả chặt. Đây là yếu tố ngăn chặn dịch lây lan ra nơi khác trong bối cảnh nơi đây có quá nhiều người lao động tỉnh ngoài đến làm việc".
Theo ông Trần Như Dương, điểm nóng này đã được phong tỏa chặt, phong tỏa trong phong tỏa, thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhiều lớp. Vấn đề lo ngại ở Cẩm Giàng là dịch xâm nhập vào một số doanh nghiệp. Đặc điểm dịch tế ở đây rất phức tạp, vẫn phát hiện một số ca bệnh ở những nơi phong tỏa trong phong tỏa.
'Vì vậy, Hải Dương đang dồn lực về Cẩm Giàng. Tỉnh đã cử Phó Chủ tịch Lưu Văn Bản về đây làm chỉ huy tiền phương, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để chống dịch'- ông Dương nói.
Ổ dịch Chí Linh đã được kiểm soát
Quả bom "dịch" tại Chí Linh và Cẩm Giàng gây sát thương quá lớn
Khẳng định Hải Dương đã làm chủ tình hình, PGS.TS Trần Như Dương ví: "Quả bom ở Chí Linh và Cẩm Giàng sau khi nổ ra đã gây sát thương lớn tại chính nơi phát nổ. Mảnh nổ gây hậu quả cho những nơi khác. Nhưng Hải Dương đã xử lý, thu dọn nhanh, với quan điểm chống dịch không chỉ cho Hải Dương mà giữ an toàn cho cả nước".
PDS.TS Trần Như Dương nhận định Hải Dương đang chống dịch cho toàn quốc
PGD. TS Dương nói thêm, 24 ngày kề vai sát cánh với Hải Dương cho thấy địa phương đã bám sát các chỉ đạo về chống dịch, từ trên xuống dưới không phút nào nơi lỏng với tinh thần thần tốc. Trong 3 tuần đã truy vết, cách ly 1,4 vạn người. Nếu so sánh, trong vòng 1 tháng Đà Nẵng truy vết cách ly chỉ được 1,
Không chủ quan
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng đánh giá chủng virus tại Hải Dương lây lan nhanh. Tỉnh đã áp dụng nhiều chiến thuật, chiến lược chuẩn xác, nhưng kỹ thuật có chỗ phải xem lại.
Nhấn mạnh về tình trạng lộn xộn trong các khu dân cư, ông Trần Đắc Phu đề nghị; "Đã phong tỏa thì phải kiểm soát chặt".
Cần có nhận xét đúng để đưa ra thông tin đúng. Đừng thổi quá về dịch bệnh lên để tránh tình trạng các tỉnh ngoài gây khó cho người và hàng hoá Hải Dương.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo công tác chống dịch tại Cẩm Giàng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thống nhất nhận định các ổ dịch đã được kiểm soát, nhất là ở Chí Linh. Cẩm Giàng cơ bản được kiểm soát, các nơi khác trong tỉnh cần tiếp tục theo dõi.
"Mặc dù có những lúng túng nhất định khi dịch xảy ra nhưng Hải Dương đã rất nỗ lực. Câu chuyện cách ly là nỗ lực tuyệt vời của Hải Dương khi trong đêm, một tỉnh lẻ cách ly được mấy nghìn người'- Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp
Trước đây, khi xảy ra dịch ở nơi khác đã mất 3 tháng để cách ly, truy vết 1 chuyến bay. Còn Hải Dương 1 đêm đã cách ly 2340 người và sau đó là hơn 6 nghìn người, khoá lại ổ dịch tại Chí Linh.
'Số ca ở đây nhiều nhưng phải nói rõ cho mọi người hiểu các ca đó trong khu cách ly. Nhưng, Hải Dương cũng đừng chủ quan là đã cách ly thì không lo'- Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hải Dương đánh giá lại năng lực xét nghiệm. Nếu đáp ứng được yêu cầu, có thể rút bớt nhân sự Trung ương. Bộ Y tế chỉ hỗ trợ chuyên môn và xử lý các ca khó.
'Tết chỉ đến với chúng tôi khi đất nước không còn dịch bệnh' Trong đêm giao thừa những nhân viên y tế họ vẫn tất bật với công việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như công việc thường lệ mà họ vẫn làm bấy lâu nay. Các nhân viên y tế quây quần nghe lời chúc tết và gửi lời động viên đến lực lượng y bác sĩ tại các khu cách ly...