Kịch bản phim ‘Cô dâu hào môn’ có gì khác ‘Ký sinh trùng’?
Sau khi trailer chính thức của ‘ Cô dâu hào môn’ ra mắt, khán giả nhận định ‘tứ’ phim có nhiều nét tương đồng bom tấn Hàn ‘ Ký sinh trùng’ (Parasite), khi cùng xoay quanh câu chuyện gia đình nhà nghèo lừa đảo nhà giàu.
** Bài viết tiết lộ nội dung phim
Cô dâu hào môn do Will Vũ ( Chị chị em em 2) sản xuất, Vũ Ngọc Đãng đạo diễn. Phim xoay quanh gia đình thuộc tầng lớp bình dân gồm ông Hòa ( Kiều Minh Tuấn), bà Mạt (Lê Giang) và Lợi (Huy Anh) tìm cách gả con gái út Tú Lạc (Uyển Ân) cho Bảo Hoàng ( Samuel An) – thiếu gia ngành chăm sóc sức khỏe.
Để lấy lòng mẹ của Bảo Hoàng là bà Phượng (Thu Trang), họ quyết định dàn cảnh, bày mưu nhằm giả làm một gia đình giàu có lâu đời. Nhiều tình huống dở khóc dở cười phát sinh từ đây.
Chuyện phim xoay quanh phi vụ “lừa chồng giàu” của một gia đình nghèo. Ảnh: Galaxy Studio
Tiền đề giống Ký sinh trùng, diễn biến có khác biệt
Mô típ gia đình nghèo lừa đảo người giàu dễ khiến giới mộ điệu liên tưởng đến bom tấn Ký sinh trùng do Bong Joong Ho đạo diễn, ra mắt năm 2019. Cô dâu hào môn có điểm tương đồng ở phần thông điệp muốn truyền tải, khắc họa việc người giàu và người nghèo vốn không ưa nhau.
Trả lời truyền thông, Will Vũ và Vũ Ngọc Đãng xác nhận tác phẩm mới không lấy cảm hứng từ Parasite, mà các tình tiết được đúc kết từ những câu chuyện đời thực mà bộ đôi được nghe kể. Trên thực tế, Cô dâu hào môn chỉ giống phim của Bong Joong Ho ở cái tứ ban đầu, cùng số lượng nhân vật xuất hiện trên phim.
Kịch bản phim thể hiện sự khác biệt từ sau hồi đầu tiên. Nếu gia đình ông Kim trong Ký sinh trùng hãm hại từng người làm trong nhà ông Park để thâm nhập, thì nhà ông Hòa chỉ muốn Tú Lạc có tấm chồng tử tế. Tuy nhiên do tự ti về gia cảnh, họ chọn cách “phông bạt” thay vì thẳng thắn để đôi trẻ tự tìm hiểu, những lời nói dối nhỏ dần không kiểm soát được và khiến câu chuyện càng ngày càng trái khoáy hơn.
Bị so sánh với Parasite, song kịch bản của Cô dâu hào môn lại thiên về hài nhiều hơn tâm lý. Ảnh: Galaxy Studio
Ngoài ra, nếu Parasite theo lối dark comedy (hài đen), có bi kịch, thì mạch phim của Cô dâu hào môn lại dễ thở hơn. Xuyên suốt tác phẩm của Vũ Ngọc Đãng là nhiều tình huống tạo tiếng cười, cùng tuyến nhân vật ngớ ngẩn, phù hợp với đại đa số khán giả tìm kiếm sự giải trí thuần túy.
Cũng vì không đặt nặng tính nghiêm túc, nên điểm trừ ở đây là các tình tiết, cụ thể là quá trình lừa đảo của nhà Tú Lạc thiếu thuyết phục. Năm 2024, song người giàu trong phim vẫn cả tin, ngây thơ. Bà Phượng được khắc họa là nữ doanh nhân thép, sẵn sàng đưa ra những lựa chọn vô tình vì lợi ích chung, nhưng khi biết về nhà Tú Lạc thì không buồn điều tra. Các nhân vật trong phim sở hữu tư duy đơn giản, hời hợt, ai nói gì thì tin đó; khiến cho thế giới quan trong phim trở nên hời hợt, có phần “trong nhà ngoài phố”.
Bức tranh giàu – nghèo chưa đa sắc
Vũ Ngọc Đãng là đạo diễn có nhiều kinh nghiệm làm phim về người thuộc tầng lớp lao động. Từ phim truyền hình Mùi ngò gai đến phim điện ảnh Hot boy nổi loạn, anh luôn đặt sự trăn trở của mình vào các phận người lênh đênh.
Tuy nhiên, Cô dâu hào môn có vẻ là bài toán khó dành cho Vũ Ngọc Đãng, khi anh phải đặt hai thân phận giàu – nghèo trong cùng một khung hình. Phía đạo diễn và biên kịch tỏ ra lúng túng khi khắc họa “thế nào là người giàu khinh người nghèo, còn người nghèo ghét người giàu thì phải hành xử ra sao?”. Điều này dẫn đến việc các tuyến vai trong phim bị khắc họa một màu, phải kể lể quá nhiều.
Cụ thể, bà Phượng nhiều năm kinh doanh nhưng lại tỏ ra kém cỏi trong việc đối nhân xử thế. Để thể hiện vai của Thu Trang khinh người nghèo, biên kịch phải lồng ghép thật nhiều thoại về “môn đăng hộ đối”, rằng “người nghèo không chỉ dơ bẩn, mà còn hèn hạ, tham lam”. Đỉnh điểm là một tình huống rất vô lý trong phim, khi bà Phượng nói thật to rõ những mưu tính, suy nghĩ nhỏ nhen của mình cho cấp dưới, rồi bị một nhân vật ghi âm lại nhằm gây áp lực.
Tương tự, gia đình ông Hòa, bà Mạt cứ mở miệng 10 câu, thì 9 câu đã xoay quanh chuyện “lấy chồng giàu là khổ cả đời”. Hay như khu xóm lao động của họ cũng bị khắc họa một cách tiêu cực, khi người bình dân chỉ biết lao vào cấu xé, đấm đá nhau vì những chuyện vụn vặt.
Người giàu – người nghèo trong phim bị khắc họa một màu. Ảnh: Galaxy Studio
Còn nhớ trong Ký sinh trùng, khi muốn thể hiện bức tranh xã hội, Bong Joon Ho dùng nhiều thủ pháp tinh tế, kết hợp khéo léo phần hình ảnh và loạt thoại triết lý. Việc ông Park khinh người nghèo chỉ gói gọn qua hành động ông bịt mũi mỗi khi đứng gần ông Kim. Để đẩy ý “người nghèo thường hay sĩ diện”, nhà làm phim để ông Kim hỏi ông Park một câu gọn lỏn: “Ông giàu nhưng ông có thương vợ không?”.
Về khâu phát triển đường dây câu chuyện, ê kíp mang đến cho người xem cảm giác hụt hẫng. Khán giả mong chờ những màn đấu trí kịch tính, khó lường sẽ dễ thất vọng. Kế hoạch Tú Lạc vào nhà ông Hòa đầy lỗ hổng và ngẫu hứng, để khi hỏng chuyện, nhà làm phim lại thêm thắt một tình tiết mới “từ trên trời rơi xuống” để giải nguy cho họ. Nhìn chung, kịch bản nặng tính sắp đặt.
Khi diễn xuất ‘cứu’ nội dung
Với kịch bản thiếu điểm nhấn, “cứu cánh” cuối cùng của Cô dâu hào môn đến từ dàn diễn viên. Trong đó, Uyển Ân và Kiều Minh Tuấn có nhiều khoảnh khắc tỏa sáng, giúp mạch phim đỡ đơn điệu.
Trong vai Tú Lạc, Uyển Ân cho thấy sự nỗ lực của cô khi thoát khỏi cái bóng quá lớn của anh trai – đạo diễn Trấn Thành. So với vai Ngọc Nhi trong Nhà bà Nữ – phim điện ảnh đầu tay của Uyển Ân, nữ diễn viên sinh năm 1999 nay có lối diễn đa dạng, tự tin hơn. Vai của cô lần này cũng có nhiều sự chủ động, trở thành tâm điểm với loạt thoại đối đáp duyên dáng, thú vị. Tú Lạc là vai có nhiều đất diễn nhất, giúp Uyển Ân có cơ hội khẳng định trình độ diễn xuất với khán giả.
Uyển Ân có nhiều sự tiến bộ trong diễn xuất. Ảnh: Galaxy Studio
Trong khi đó, Kiều Minh Tuấn có sự điềm đạm, thăng trầm khi hóa thân người đàn ông trung niên. Nhân vật có nhiều khoảnh lặng cần thiết, mang đến cảm xúc nhẹ nhàng, dịu dàng, trong bối cảnh các tuyến vai còn lại đều “bát nháo”. Anh cũng là diễn viên phải thay đổi ngoại hình nhiều nhất, lên hơn 10 ký để hóa thân trọn vẹn vai ông Hòa.
Ngược lại, Lê Giang không có sự đổi mới trong diễn xuất. Nhân vật của chị tiếp tục là cây hài trong phim, song vẫn đóng khung hình mẫu bà mẹ nhà nghèo ưa quát tháo. Hay như Huy Anh, NSND Hồng Vân, Quỳnh Lương không có sự đột phá, chỉ đóng góp cho phim các phân đoạn pha trò.
Về phía Thu Trang, thì có vẻ như vai bà Phượng là chiếc áo không vừa vặn với cô. Nữ diễn viên sở hữu phần thoại bị “gồng”, giáo điều, cùng những biểu cảm “sớm nắng chiều mưa” gây khó hiểu. Khâu hội thoại trong phim cũng là một điểm trừ khi quá sáo rỗng, không ra được văn nói.
Nhìn chung, Cô dâu hào môn là phim điện ảnh chỉ dừng ở mức giải trí. Cách nhà làm phim khai thác câu chuyện giàu – nghèo, về việc làm dâu nhà giàu, chưa tìm được điểm chạm với người xem. Ra mắt cuối tuần này, Cô dâu hào môn dự kiến sẽ thu hút nhiều khán giả ra rạp nhờ độ phủ sóng của dàn diễn viên, cũng như thực tế là không có bom tấn nào ngang tầm để cạnh tranh.
Vũ Ngọc Đãng đưa góc khuất làm dâu nhà giàu vào 'Cô dâu hào môn'
Sau thành công của 'Chị chị em em 2', đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh 'Cô dâu hào môn'.
Đối với Vũ Ngọc Đãng, những cảm xúc ban đầu anh dành cho kịch bản là sự hào hứng và thú vị. Từ lời đề nghị của nhà sản xuất, anh tin rằng câu chuyện Cô dâu hào môn sẽ nhận được sự quan tâm lớn của khán giả khi khai thác nhiều góc khuất xoay quanh việc làm dâu nhà giàu - một trong những chủ đề đang được thảo luận rôm rả trên các nền tảng mạng xã hội.
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết lối sống khoe mẽ cũng là đề tài anh thích thú. ẢNH: ĐPCC
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết lối sống khoe mẽ cũng là đề tài anh thích thú vì xã hội ngày nay dần bóc trần ra nhiều trường hợp vì chút danh tiếng trên mạng mà bất chấp tất cả.
Trailer phim Cô dâu hào môn
Để tăng thêm phần hấp dẫn cho bộ phim, Vũ Ngọc Đãng đã phát triển rộng tuyến nhân vật hơn, đồng thời nhà sản xuất Will Vũ cũng chia sẻ sự khác biệt của bộ phim so với các tác phẩm trước. Đây là dự án lấy cảm hứng từ vấn đề xã hội, sự chênh lệch giữa giàu nghèo dưới câu chuyện tình cảm gia đình pha chút châm biếm. Thông qua đó, khai thác sự khác biệt về quan điểm và xung đột trong cảm xúc giữa hai tầng lớp khác nhau.
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết thêm, anh còn khai thác chất liệu cho bộ phim dựa trên góc nhìn cá nhân về cuộc sống thượng lưu với 10% nội dung phim dựa trên nhiều câu chuyện được nghe kể về những cô dâu hào môn.
Poster phim với diễn viên Uyển Ân và Thu Trang. ẢNH: ĐPCC
Cô dâu hào môn có sự tham gia của các diễn viên: Thu Trang, Kiều Minh Tuấn, Uyển Ân, Samuel An, Lê Giang, NSND Hồng Vân...; dự kiến ra rạp ngày 18.10.
1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị vạch trần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt" Một cô gái phông bạt chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt mới là câu chuyện đáng nói. Sau thành công của Chị Chị Em Em 2, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và Nhà sản xuất Will Vũ tiếp tục "thừa thắng xông lên", bắt tay cùng thực hiện bộ phim điện ảnh tâm huyết mang tên Cô Dâu Hào...