Kịch bản nào cho VN-Index những tháng cuối năm?
Kịch bản tích cực mà chuyên gia phân tích của chứng khoán MayBank KimEng đưa ra cho VN-Index ở những tháng cuối năm 2018 là có thể chinh phục được vùng 1.300 điểm, nếu Mỹ và Trung Quốc tìm được tiếng nói chung trong cuộc chiến tranh thương mại.
Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo “ Thị trường chứng khoán nửa cuối 2018: Cơ hội có đủ lớn?” diễn ra chiều ngày 17/8 tại TP.HCM.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng gì?
Nhận định về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ông Chua Hak Bin – Kinh tế gia trưởng của Tập đoàn Maybank KimEng cho biết, ban đầu ông chỉ nghĩ chính quyền Tổng thống Trump gây khó và tìm kiếm chiến lược phẩm từ Trung Quốc. Gần đây nền kinh tế Mỹ phát triển tốt. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump ở mức cao, gần 42%. Có lẽ từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu nổ ra thì lượng người dân Mỹ ủng hộ ông Trump cũng như đảng Cộng Hòa tăng mặc dù khu nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng.
Tôi đưa ra một số ảnh hưởng dự kiến từ chiến tranh thương mại Asean. Khi một tập đoàn phải đối diện với luồng thuế mới thì có thể thay đổi nhà cung cấp để tránh về tăng thuế. Điều tôi lo ngại là chi phí tăng lên, bất ổn chính trị có thể dẫn đến tạm dừng hoặc tạm hoãn của các tập đoàn dẫn đến ảnh hưởng tới các nước liên quan. Chúng ta hiện sống ở nền kinh tế toàn cầu hóa nên chiến tranh thương mại ảnh hưởng nhiều nước liên quan.
Ví dụ tập đoàn Apple sản xuất điện thoại iphone tại Trung Quốc tuy nhiên tất cả không nằm ở nước này mà là một chuỗi sản xuất. Khi Mỹ tăng thuế sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ giá trị của chuỗi này trong đó có Nhật tham gia sản xuất một số linh kiện.
Video đang HOT
“Tuy nhiên tất cả đều không phải xấu, sẽ có rất nhiều nước được lợi từ việc dịch chuyển thương mại bởi chiến tranh thương mại, dịch chuyển về nhà cung cấp. Ngoài ra, thời gian qua đã có chiến lược Trung Quốc 1, một số tập đoàn lớn đã xây dựng bằng cách phân tán dây chuyền ra khỏi nước này nhằm để tránh rủi ro. Việt Nam đứng đầu trong các nước về thay thế bởi vị trí địa lý và nguồn nhân công giá rẻ, Việt Nam là nơi đến lý tưởng nhất sau Trung Quốc”, chuyên gia của Maybank KimEng nhận định.
Và theo vị này, một trong những biện pháp phòng thủ không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay là đa dạng hóa đầu tư FDI. Hiện tại lượng đầu tư FDI của Việt Nam đến từ nhiều nước, lớn nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc cũng sẽ thực hiện xu hướng này. Hiện Trung Quốc có dự án cơ sở phục vụ cho con đường tơ lụa trên biển lẫn cạn, theo đó muốn mở rộng thông thương trên thế giới nhằm giảm thiểu thiệt hại bởi chiến tranh thương mại.
“Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam có thể làm tốt hơn một số việc để giúp mình trong bối cảnh hiện nay. Việc đầu tiên là hạn chế trần nợ công cũng như thâm hụt tài khóa. Hiện tại thị trường Việt thiếu hẳn trụ cột là thị trường trái phiếu. Tôi hy vọng thời gian tới Việt Nam đẩy mạnh giúp thị trường đỡ những cơn sốc từ bên ngoài tốt hơn”, ông Chua Hak Bin nói.
Nói về tác động lên tỷ giá, ông Chua Hak Bin cho rằng NHNN có lẽ đã tính toán những trường hợp khác nhau bao gồm việc chiến tranh thương mại đẩy lên mức cao hơn, có thể chủ động tính toán nếu NDT giảm giá tiếp. Ông nêu VND trong thời gian qua khá là ổn định và đánh giá cao điều hành của NHNN.
Ngoài ra, ông Chua Hak Bin còn nêu hiện tại Việt Nam có một lợi thế khá lớn là có dân số còn khá trẻ, lực lượng lao động tăng tưởng, tuy nhiên nguồn tài nguyên này còn duy trì khoảng 10-15 năm, Việt Nam nên tận dụng lợi thế của mình.
Với các nhà đầu tư, Kinh tế gia trưởng của Maybank KimEng cho rằng nhà đầu tư nên chuẩn bị cho mình tư thế linh động nhất có thể. Nếu việc áp thuế 25% trong gói 200 tỷ USD thực sự diễn ra thì thị trường sẽ chịu cú sốc lớn.
Thị trường sẽ đi đâu về đâu, ở mức nào trong 6 tháng cuối năm?
Nhận định về thị trường chứng khoán cuối năm, ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng Phòng phân tích, Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam đưa ra 3 kịch bản.
Với bối cảnh kịch bản trung tính, câu chuyện căng thẳng chiến tranh thương mại sẽ có giải pháp là trung dung, kết quả không quá tệ. Theo đó ông đưa ra kỳ vọng thị trường khu vực biến động bằng 0, tức là đi ngang. Nếu thị trường đi ngang mà TTCK Việt hoàn toàn có khả năng kỳ vọng ở vùng 1.100 điểm.
Kịch bản thứ hai là nếu như trong tháng 9 tới đón nhận thông tin Mỹ tiếp tục đánh thuế 200 tỷ USD thì thị trường khu vực chịu tác động lớn. Với mức giảm của khu vực là 30%, thì chúng ta sẽ giảm về khoảng 820 điểm.
Và kịch bản tốt nhất, 2 bên tìm được tiếng nói chung. Thị trường có thể tăng tầm 20%, thị trường Việt sẽ có thể tăng khoảng lên vùng 1.300 điểm.
Ông Lâm cho rằng để tối ưu hóa thì việc lựa chọn cổ phiếu là quyết định cho đầu tư. Chúng ta không thể kỳ vọng chuyện nước lên thuyền lên như giai đoạn 2017. Ông Lâm cũng đề cập việc thị trường đang giao dịch trong tháng Ngâu, tháng nhiều nhà đầu tư ngại.
“Đôi khi chúng ta nên cân nhắc chút trong 11 năm qua kết quả giao dịch trong tháng Ngâu thì thị trường vẫn tăng bình quân 3,4%. Xét 3 năm gần nhất thì có 2 năm tăng trong tháng Ngâu. Thật ra hiệu ứng tháng Ngâu diễn ra trước đó khoảng 15 ngày, bước vào tháng Ngâu không tệ như chúng ta nghĩ”, chuyên gia phân tích chứng khoán cho biết.
Theo Trí thức trẻ/Huyền Trâm
VNM, GAS, VCB kéo Vn-Index giảm hơn 5 điểm
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong đêm qua. Thị trường chứng khoán khu vực chìm trong sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán thế giới có phiên đầy biến động. Trong đêm qua, chỉ số Dow Jones có lúc giảm tới hơn 300 điểm và thủng mốc 25.000 điểm tuy nhiên chỉ số ngày đã hồi phục và giữ được mức điểm đóng cửa trên 25.000 điểm. Giá dầu cũng giảm mạnh trong phiên hôm qua và đã giảm hơn 4% trong tuần này. Thị trường chứng khoán khu vực với các chỉ số chính như: Hangseng, Shanghai, Kospi, ASX 200 đều giảm trong phiên sáng nay.
TTCK Việt Nam cũng mở cửa trong tâm lý kém tích cực, sau phiên ATO lệnh bán liên tục được đẩy vào các cổ phiếu trụ khiến Vn-Index thời điểm giảm hơn 10 điểm. Tuy nhiên, sự tăng giá của một số cổ phiếu trụ cột đã giúp đà giảm của thị trường được co hẹp.
Tính đến 10h25', Vn-Index giảm 5 điểm xuống ~955 điểm; Hnx-Index giảm điểm xuống điểm và Upcom-Index giảm điểm xuống điểm. Tổng giá trị khớp lệnh trên cả thị trường đạt trên 1.500 tỷ đồng, xấp xỉ so với phiên hôm trước.
GAS, VNM, VCB là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường, riêng 3 mã này lấy đi 2 điểm của chỉ số chung. Dòng ngân hàng còn có sự góp mặt của BID, CTG, TCB trong "top 10" kéo Index đi xuống. Giá dầu còn ảnh hưởng tới dòng dầu khí, cổ phiếu nhóm P (PLX, PVD, PVC,PVB, OIL, BSR) đồng loạt giảm giá. Cổ phiếu chứng khoán, xây dựng hay bất động sản cũng giao dịch ở mức giá giảm.
Ở chiều ngược lại, VIC tăng giá trở lại sau chuỗi ngày giảm giá và đang là trụ đỡ lớn nhất cho chỉ số. GEX, VRE, VHC là những cổ phiếu hiếm hoi khác tăng giá trong phiên sáng nay.
Bảo Nam
Theo Nhịp sống kinh tế
Giằng co dữ dội, Vn-Index giữ vững sắc xanh nhờ lực kéo từ VIC, MSN Sự đảo chiều ở những cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp cho Vn-Index có thêm một phiên tăng điểm. Điểm tích cực khác là khối ngoại mua ròng khoảng 26 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Kết thúc phiên giao dịch, Vn-Index tăng 0,23 điểm (0,02%) lên 978,27 điểm; Upcom-Index tăng 0,01 điểm lên 51,63 điểm trong khi Hnx-Index giảm 0,68 điểm...