Kịch bản mới nào cho thị trường tiền ảo?
Ngân hàng Trung Quốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể là những nhân tố khiến thị trường tiền ảo chao đảo mà các nhà đầu tư cần để mắt đến trong tuần này.
Tối ngày 22/6, Bitcoin đã khiến các nhà đầu tư thót tim khi suýt thoát khỏi vùng hỗ trợ 30.000 USD. Đà tăng trở lại của Bitcoin tuy kéo thị trường tiền ảo thoát khỏi phiên đỏ sàn nhưng vẫn khiến nhà đầu tư lo lắng.
Bởi tiền ảo dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố, nhà đầu tư cần phải theo dõi sát sao nhất cử nhất động ở mọi nơi, từ Trung Quốc sang Mỹ đến một đất nước bé nhỏ như El Salvador.
Lệnh cấm từ Trung Quốc
Các lệnh cấm cũ được nhắc lại bởi giới chức Trung Quốc từ giữa tháng 5 đến giờ là nguyên nhân chính khiến thị trường tiền ảo trôi tuột từ đỉnh 2.500 tỷ USD vốn hóa xuống đến thời điểm chỉ còn 1.200 tỷ USD.
Một xưởng đào Bitcoin ở Tứ Xuyên nhìn từ trên cao, các xưởng đào thường đặt gần đập thủy điện để tận dụng đường dây truyền tải điện giá rẻ.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ các lệnh cấm này có được siết chặt và thêm các lệnh cấm mới hay không. Gần nhất, Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ các giao dịch có liên quan đến tiền ảo, một thông báo mới xen giữa các lệnh cấm cũ.
Trung Quốc cũng khiến các mỏ đào tiền ảo ở Nội Mông, Tân Cương và Tứ Xuyên phải rời đi. Nhưng chưa rõ liệu các thợ đào cá nhân sử dụng điện hộ gia đình có chịu ảnh hưởng.
Như vậy, những tác động từ việc Trung Quốc siết chặt hoạt động liên quan đến tiền điện tử vẫn có thể xảy ra trong tương lai gần.
Video đang HOT
Fed tăng lãi suất
Một tác động rất mạnh trong tuần qua là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố sẽ có ít nhất hai đợt nâng lãi suất trước trước thời điểm cuối năm 2023.
Tác động của thông báo này ngay lập tức khiến chứng khoán, vàng và cả tiền ảo chao đảo. Chính sách của Fed cho thấy tầm ảnh hưởng lớn như thế nào đến các nhà đầu tư dài hạn ở thị trường tiền mã hóa.
Giới đầu tư hiện đang mổ xẻ phân tích những tín hiệu mới từ phát biểu của chủ tịch Fed Jerome Powell ở buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ hôm 22/6. Một khi thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản ứng, thị trường tiền ảo sẽ sớm chịu tác động theo.
Elon Musk và thợ đào
Hôm 14/6, Elon Musk đã lấp lửng nói về việc Tesla chấp nhận lại Bitcoin nếu dùng năng lượng sạch. Kể từ đó đến nay, tỷ phú điều hành SpaceX và Tesla vẫn chưa có thêm tweet nào mới đề cập đến thị trường tiền ảo.
Elon Musk vẫn là tác nhân chính để lôi kéo các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường tiền ảo.
Trong khi đó, các xưởng đào Bitcoin đã hưởng ứng lời kêu gọi này và đang đẩy nhanh tiến độ trung hòa carbon dùng năng lượng tái tạo. Các xưởng đào ở Trung Quốc cũng đã tháo dàn máy và chuyển đến những nước như Mỹ hay Kazakhstan.
Một tác động của Elon Musk vào đúng thời điểm các mỏ đào hoạt động trở lại với công suất như lúc trước có thể sẽ là tác nhân giúp Bitcoin bật tăng trở lại, ít nhất là thoát khỏi vùng nguy hiểm 30.000 – 40.000 USD này.
Các tín hiệu khác
Ngoài tác động lớn từ Mỹ hay Trung Quốc, động thái ở một số nước khác cũng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Sau El Salvador, người ta có thể chờ đợi Paraguay là nước thứ hai trên thế giới công nhận Bitcoin là tiền hợp pháp.
Bên cạnh đó, việc cá mập bơm hoặc xả Bitcoin cũng là thứ mà nhà đầu tư nhỏ lẻ cần theo dõi. Các thông tin này được cung cấp thông qua dữ liệu phân tích trên chuỗi khối (on-chain) bởi Glassnode và dữ liệu phi tập trung được phát hiện bởi tài khoản @whale_alert.
Hàng tấn máy đào Bitcoin đang rời Trung Quốc để đến Mỹ
Các thợ đào Bitcoin đang tìm cách chuyển hệ thống khai thác của mình rời khỏi Trung Quốc.
Sáng 22/6, một công ty hậu cần xác nhận với CNBC rằng họ đang vận chuyển 3 tấn máy khai thác Bitcoin đến Maryland, Mỹ. Đây là một công ty có trụ sở tại Quảng Châu, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và giao hàng tận nơi.
Tin tức này được đưa ra sau khi Trung Quốc đàn áp hoạt động khai thác Bitcoin ở nước này. Chính quyền các khu vực Tân Cương, Nội Mông và tỉnh Thanh Hải đã tuyên bố kế hoạch đóng cửa hầu hết mỏ đào Bitcoin. Các quy định mới trong luật cũng đang được đưa ra để ngăn chặn các mỏ khai thác mới mọc lên. Nhiều bang tại Mỹ như Texas, Maryland có thể là điểm đến tiếp theo của các thợ đào Bitcoin.
Ba tấn "trâu cày" đang rời khỏi Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cho biết lý do cấm hoạt động khai thác là lượng điện tiêu thụ của các mỏ đào tiền mã hóa. Lượng điện năng dùng để đào Bitcoin được cho là nhiều hơn tổng lượng điện sử dụng của Hà Lan mỗi năm.
Trung Quốc đang tìm cách giảm thiểu ô nhiễm và khai thác Bitcoin là một trong những ngành tiêu thụ điện năng nhiều nhất nước này. Việc khai thác Bitcoin vẫn đang dựa nhiều vào năng lượng hóa thạch từ các nhà máy nhiệt điện. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến vấn đề khí nhà kính.
Hiện 70% lượng khí nhà kính phát thải mỗi năm là do việc sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch. Khí nhà kính là tác nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trung Quốc đã khôi phục được hơn 8 GWh điện sau khi các giàn khai thác Bitcoin ngừng hoạt động.
Việc thợ đào vận chuyển giàn khai thác đến Mỹ không đồng nghĩa chúng sẽ được thiết lập ở đây. Những giàn "trâu cày" này có thể được lưu trữ tạm thời tại Mỹ trước khi được đưa đến nơi khác, như các quốc gia Nam Mỹ.
Mỹ có thể không phải nước có giá điện cao nhất, nhưng cũng không nằm trong nhóm thấp nhất. Việc chọn nước này là nơi đặt những giàn khai thác sẽ làm đội chi phí tiền điện lên đáng kể.
Liệu châu Mỹ có thể trở thành thủ phủ khai thác Bitcoin mới?
Một vài yếu tố đã biến Trung Quốc trở thành điểm đến lý tưởng cho các thợ đào Bitcoin và giờ họ cần tìm đến một nơi có những đặc điểm tương tự. Một trong những yếu tố này chính là giá điện thấp để những thợ khai thác có thể kiếm được lợi nhuận. Điều này có nghĩa địa điểm tiếp theo cũng phải có chi phí năng lượng thấp.
Một yếu tố khác nữa là Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn thiện. Dòng chảy công nghệ đã có sẵn ở nước này và việc di chuyển các giàn khai thác không hề khó. Chính điều này làm cho Trung Quốc trở thành một nơi hoàn hảo để đặt những giàn máy đào đòi hỏi rất nhiều máy móc.
Các cơ sở khai thác lớn như BTC.POP và Huobi Hall thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động ở Trung Quốc. Huobi Hall đang tìm cách đem những giàn đào của mình ra nước ngoài. Còn BTC.POP cho biết các hoạt động của họ sẽ được tiến hành ở Bắc Mỹ.
Trung Quốc vừa khiến Bitcoin trở nên dễ đào hơn Tỷ lệ băm của mạng lưới Bitcoin giảm xuống mức thấp sau khi Trung Quốc buộc đóng cửa hàng loạt mỏ đào Bitcoin. Tuy nhiên, đây chỉ là thay đổi ngắn hạn. Theo Coindesk , tỷ lệ băm (hashrate) của toàn bộ mạng lưới Bitcoin vừa chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Đây có thể là kết quả của nỗ lực...