Kịch bản hóa giải tên lửa hạt nhân Triều Tiên của Mỹ – Hàn
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Triều Tiên sẽ không có cơ hội chiến thắng nếu phát động tấn công vào Mỹ và Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm. Ảnh: NPR
Triều Tiên đã “hoàn toàn sẵn sàng” phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào Mỹ hoặc các “thế lực thù địch” khác, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 15/9 cho hay. Và Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc cũng đã sẵn sàng các phương án đối phó, UPI dẫn tuyên bố cùng ngày của Lầu Năm Góc.
Khả năng tấn công của Triều Tiên
“Nếu Mỹ và các thế lực thù địch khác luôn tìm cách áp đặt chính sách thù địch với Triều Tiên, Triều Tiên đã sẵn sàng đối phó với họ bằng vũ khí hạt nhân vào bất cứ lúc nào”, KCNA dẫn tuyên bố của một quan chức năng lượng nguyên tử giấu tên.
Trong bản tin này, KCNA cũng thông báo Triều Tiên đã tái khởi động tổ hợp hạt nhân chính ở Yongbyon, vốn bị đóng cửa theo một thỏa thuận giải giáp hạt nhân vào năm 2007. Cách đây hai năm, Triều Tiên đã tuyên bố sẽ đưa lò phản ứng hạt nhân này hoạt động trở lại, sau khi thỏa thuận đổ vỡ.
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ ba tuần sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận quan trọng nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại khu phi quân sự, nơi những vụ cài mìn và đấu pháo đã khiến căng thẳng tăng cao hồi tháng 8.
“Lời đe dọa của Triều Tiên không có gì mới, nhưng lần này nó khiến người ta quan ngại vì nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa đạn đạo tầm xa trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10/10″, biên tập viên Michael Holtz của Christian Science Monitor cho biết.
Gần đây, Triều Tiên tuyên bố họ đã sở hữu công nghệ có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và gắn nó lên tên lửa đạn đạo. Nếu tuyên bố này là sự thật thì đây sẽ là bước tiến rất lớn của Triều Tiên trong công nghệ hạt nhân, khiến mối đe dọa của Triều Tiên đối với Mỹ và Hàn Quốc càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Trước đây, các chuyên gia vũ khí cho rằng Triều Tiên dù có sở hữu vũ khí hạt nhân, họ không có phương tiện để đưa số vũ khí hạt nhân này đến các mục tiêu ở nước ngoài. Thông thường, một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân sẽ được thực hiện bằng ba loại phương tiện chiến lược, đó là các bệ phóng tên lửa trên mặt đất, máy bay ném bom tầm xa, và tàu ngầm. Triều Tiên được cho là chưa sở hữu bất cứ loại vũ khí hạt nhân hoặc phương tiện chiến lược nào có thể thực hiện vụ tấn công như vậy.
Nhưng mọi sự sẽ khác nếu Triều Tiên thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân và lắp được lên tên lửa đạn đạo. Triều Tiên đã chế tạo thành công tên lửa tầm xa Unha-3, loại tên lửa được họ sử dụng trong các cuộc thử nghiệm phóng vệ tinh vào vũ trụ. Giới chức Hàn Quốc cho rằng các cuộc thử nghiệm phóng vệ tinh bằng tên lửa Unha-3 sẽ bị coi như là thử tên lửa đạn đạo, bởi chúng có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân để tấn công các mục tiêu tầm xa.
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Ảnh: Guardian
Unha-3 là tên lửa ba tầng, cao khoảng 30 mét, có thể bay được hơn 10.000 km, đủ sức vươn tới khu vực miền tây nước Mỹ. Năm 2012, Unha-3 đã đưa một vệ tinh của Triều Tiên lên quỹ đạo, dù vệ tinh này sau đó không có tín hiệu hoạt động.
Hồi tháng 6, vệ tinh của Mỹ đã chụp được hình ảnh một giàn phóng cao 67 m tại bãi phóng Dongchang-ri ở phía bắc Bình Nhưỡng. Lúc mới được xây dựng vào năm 2013, giàn phóng tên lửa này chỉ cao 50 mét, và các quan chức quân sự Hàn Quốc nhận định việc giàn phóng được xây thêm 17 m chứng tỏ Triều Tiên có thể phóng một loại tên lửa còn lớn hơn Unha-3.
Video đang HOT
Nếu thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên hoàn toàn có thể biến một vụ phóng vệ tinh thành một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân vào Mỹ và Hàn Quốc, theo những gì họ đã đe dọa.
Phương án đáp trả của Mỹ-Hàn
Hồi cuối tháng 8, khi Triều Tiên đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, các tướng lĩnh Mỹ đã họp với các quan chức quân sự Hàn Quốc để xem “Mỹ có lực lượng nào khi cần thiết, và sẽ có hành động quân sự đáp trả gì khi Triều Tiên có hành động”, CNN đưa tin.
Các quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên, và họ cũng sẽ có những biện pháp đề phòng để hạn chế và làm hạ nhiệt căng thẳng.
Phía Hàn Quốc cũng triển khai những biện pháp phòng ngừa riêng. Mới đây, hạm đội tàu chiến Aegis của Hàn Quốc đã chính thức được giao thực hiện trở lại nhiệm vụ dò tìm, phát hiện các vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên, hãng tin Yonhap dẫn lời các quan chức chính phủ cho biết.
Một tàu khu trục Aegis của hải quân Hàn Quốc. Ảnh: GlobalPost
Những tàu chiến này hiện đang hoạt động tại vùng biển phía đông Hàn Quốc, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng sẽ nhanh chóng cơ động đến vị trí khác nếu Triều Tiên gia tăng các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa ở gần biên giới Trung Quốc. Các tàu khu trục lớp Aegis này đều được trang bị hệ thống SPY-1D, loại radar tối tân có thể phát hiện tên lửa đạn đạo trong phạm vi bán kính gần 1.000 km, giám sát đồng thời 1.000 mục tiêu từ khoảng cách 500 km.
Chính chúng đã nhanh chóng phát hiện các vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên vào năm 2009 và 2012 ngay sau khi các tên lửa rời bệ phóng. Trong số này, tàu khu trục Sejong có thể phát hiện được tên lửa Unha-3 nhanh hơn 54 giây so với các tàu chiến lớp Aegis khác.
Sau khi radar SPY-1D phát hiện được tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nó sẽ liên tục theo dõi quỹ đạo của tên lửa và cung cấp các thông tin cần thiết cho trung tâm điều khiển trên tàu Aegis. Nếu tên lửa này được xác định là đang tấn công vào các mục tiêu của Mỹ hoặc Hàn Quốc, hệ thống sẽ chiếu xạ mục tiêu và dẫn đường cho các loại tên lửa đánh chặn phóng lên để tiêu diệt tên lửa đạn đạo ngay trên bầu trời.
Trong trường hợp các tàu khu trục Aegis không phát hiện hay tiêu diệt được tên lửa Triều Tiên, đồng minh của Hàn Quốc là Mỹ cũng có những phương án đối phó kỹ càng.
“Chúng tôi đã trang bị cho khu vực này một khả năng phòng thủ tên lửa rất tốt. Các hệ thống đánh chặn mặt đất ở Alaska, các đơn vị tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương, và một đơn vị phòng thủ tên lửa THAAD ở Guam, trạm radar ở Nhật Bản, đều sẵn sàng và cảnh giác với bất cứ điều gì Triều Tiên định làm”, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Mark Lippert tuyên bố.
Lá chắn tên lửa THAAD ở Guam là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Mỹ để đối phó với một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Hệ thống lá chắn này sử dụng radar mảng pha AN/TPY-2 hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung từ khoảng cách 1.000 km.
Tàu chiến Mỹ diễn tập đánh chặn tên lửa trên biển. Ảnh: USNI
Radar AN/TPY-2 có khả năng hoạt động độc lập hoặc thu thập thông tin về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ khác để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi mục tiêu. Sau khi xác định được mục tiêu, nó sẽ tính toán các thông số cần thiết và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
Tên lửa đánh chặn của THAAD được trang bị công nghệ va chạm tiêu diệt (hit-to-kill), có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km. Khi tiếp cận tên lửa địch, tên lửa đánh chặn sử dụng thiết bị tự dẫn hồng ngoại để đuổi theo mục tiêu, sau đó thực hiện động tác quay xoắn ốc để tạo động năng lớn lao thẳng vào mục tiêu. Cú va chạm cực mạnh và chính xác này sẽ vô hiệu hóa tên lửa đối phương trên bầu trời mà không cần sử dụng đến thuốc nổ.
Đồ họa mô tả khả năng đánh chặn của tên lửa THAAD. Đồ họa: BusinessInsider
Trong một bài phát biểu hôm 1/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Triều Tiên sẽ “không có cơ hội chiến thắng nếu họ phát động tấn công”, dù họ có đưa ra những tuyên bố quyết liệt đến đâu.Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Mỹ-Hàn cũng xác định rằng việc sử dụng đến tên lửa đánh chặn chỉ là “hạ sách”, và điều quan trọng là họ phải có những động thái phòng ngừa, răn đe tích cực để ngăn chặn tình hình leo thang đến mức nguy hiểm.
“Chúng ta cần phải đảm bảo rằng Triều Tiên hiểu rõ bất cứ hành động khiêu khích nào cũng sẽ bị hóa giải, và họ không hề có chút cơ hội nào để đánh bại chúng tôi hay đồng minh Hàn Quốc”, ông Carter nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Những đoàn tàu 'tử thần' của Nga
Việc Nga thừa nhận số lượng những đoàn tàu bọc thép đã nối dài danh sách những đoàn tàu "tử thần" trong Quân đội Nga.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin báo chi từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cụm lực lượng đường sắt thuộc Quân khu phương Nam của hiện có 2 đoàn tàu bọc thép đặc biệt mang tên Baikal và Amur. Nguồn tin cho biết: "Các lực lượng đường sắt thuộc Quân khu phương Nam được biên chế 2 tiểu đoàn sửa chữa và cơ khí. Mỗi tiểu đoàn có một đoàn tàu bọc thép đặc biệt. Tên của chúng là Baikal và Amur".
TASS cho biết thêm rằng, nhiệm vụ chính của các đoàn tàu không phải tham gia vào các hoạt động chiến đấu, mà là hộ tống các đoàn tàu quân sự chở hàng, xe bọc thép và binh lính, và còn sửa chữa ngay những đoạn đường sắt bị hư hỏng.
Mỗi đoàn tàu mang thiết bị đủ để sửa chữa và khôi phục 150 mét đường ray xe lửa và được trang bị 2 đầu máy diesel-điện cho mỗi đoàn tàu (trong đó một chiếc dự phòng) và 12 toa tàu, bao gồm các toa mui trần và toa bọc thép chở vũ khí, nguồn tin cho biết.
"Các đoàn tàu này được chỉ được trang bị vũ khí phòng không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không bay ở tầm thấp. Các nhân viên trên tàu được trang bị súng tự động tiêu chuẩn, súng máy và súng phóng lựu. Nếu cần thiết, các đoàn tàu có thể được tăng cường bằng các loại vũ khí khác, bao gồm cả pháo", TASS tiết lộ thêm.
Ngoài những đoàn tàu này, Nga là quốc gia trên thế giới sở hữu những đoàn tàu vũ trang bằng vũ khí hạng nặng. Theo tiết lộ của hãng TASS hồi đầu năm 2015, Nga sẽ khôi phục toàn bộ 12 đoàn tàu tên lửa có từ thời Liên Xô.
Nguồn tin dẫn nguồn từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này cho biết: "Chúng tôi sẽ sớm cho ra mắt biến thể mới của tên lửa Yars có thể đặt trên các khoang có hình dạng giống toa tàu hỏa thông thường, nhưng chúng có sức mạnh không kém gì phiên bản gốc. Vì vậy, không cần thiết phải phát triển dòng ICBM hoàn toàn mới cho Barguzin".
Theo nguồn tin này, đoàn tàu &'tử thần' Barguzin có thể sẽ được trang bị tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars hoặc Yars-M, hiện tại Barguzin vẫn đang trong quá trình phát triển. Nga dự định giới thiệu đoàn tàu hạt nhân Barguzin vào năm 2018 và sẽ mất thêm 2 năm để loại vũ khí chiến lược đặc biệt này trực chiến chính thức. "Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, Barguzin sẽ bắt đầu hoạt động trong giai đoạn 2019-2020", TASS đăng tải.
RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29), do Viện Công nghệ nhiệt Moscow thiết kế, là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Topol-M có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập, được thiết kế để lẩn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
"Loại tên lửa này được thiết kế với các giải pháp khoa học và công nghệ đã được áp dụng trong các hệ thống tên lửa Topol-M, nhưng cắt giảm đáng kể giảm thời gian và chi phí chế tạo tên lửa", Thiếu tá Andreyev, phát ngôn viên Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RSMF) cho biết.
Theo ông, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars sẽ gia tăng khả năng chiến đấu của RSMF chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, do đó tăng cường khả năng răn đe của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. "Trong tương lai, cùng với các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang một đầu đạn hạt RS-12M2 (hệ thống tên lửa Topol-M), tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 sẽ tạo thành lực lượng tấn công nòng cốt của RSMF", ông cho biết thêm.
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản RS-24 là phiên bản khác của Topol-M đã tăng trọng lượng, kích thước và vì thế cũng có tầm bắn xa hơn, khoảng 11.000km.
Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Nó được tạo ra như một câu trả lời với lá chắn tên lửa mà Mỹ dự định đặt ở châu Âu. Hiện nay, 15 hệ thống tên lửa di động Yars đang được triển khai tại các đơn vị ở Novosibirsk và Tomsk, Siberia, theo Interfax. Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo sẽ có thêm hai đơn vị được trang bị Yars. (Ảnh trong bài: Tổ hợp ICBM tàu hoả RT-23 Molodets)
Theo Đất Việt
RS-20 (SS-18 "Satan") tên lửa chiến lược không đối thủ 26.03.2015. Lực lượng chiến lược tiến hành phóng thành công tên lửa đẩy RS-20B (định danh NATO - "SS-18 Satan") tại bãi phóng Orenburg. Tên lửa có nhiệm vụ đưa vào quỹ đạo vệ tinh Hàn Quốc KOMPSAT3A. Vệ tinh KOMPSAT3A kết nối thành một tổ hợp 3 vệ tinh, có sứ mệnh quan sát ngày đêm bề mặt trái đất trong mọi...