Kịch bản chống phá khi Trump làm ông chủ nhà Trắng
Ngay khi vừa đón nhận tin vui từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Trump sẽ phải đối mặt với những khó khăn về việc thực hiện cam kết của mình.
Trong khi ông Trump thắng áp đảo bà Clinton thì đảng Cộng hòa (tức đảng “Con voi”) của ông cũng đánh bại đảng Dân chủ (tức đảng “Con lừa”) của bà Clinton và đương kim Tổng thống Barak Obama để giành quyền áp đảo tại cả lưỡng viện Hoa Kỳ.
Đảng Cộng hòa đã chính thức giành quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện khi họ giành tới 234/435 ghế để kiểm soát Hạ viện, vượt trội so với yêu cầu tối thiểu là 218. Trong cuộc bầu cử bổ sung 34 ghế vào Thượng viện, đảng Cộng hòa cũng đã giành được 51/100 ghế so với 47 của đảng Dân chủ, tiếp tục áp đảo ở cả Thượng viện Hoa Kỳ.
Việc kiểm soát cả lưỡng viện sẽ là thành công bước đầu vô cùng quan trọng đối với chính quyền của ông Trump. Một Thượng viện và Hạ viện với phe Cộng hòa chiếm đa số sẽ giúp đảng này dễ dàng thông qua các dự luật đảo ngược những chính sách mà Tổng thống Obama của đảng Dân chủ từng ban hành.
Những nét lớn trong cương lĩnh tranh cử của Trump
Chính sách đối nội: Nhấn mạnh việc khôi phục “giấc mơ Mỹ vĩ đại”
Sau niềm vui ban đầu của nhà tỷ phú địa ốc và những người ủng hộ ông, một câu hỏi quan trọng nhất là: Liệu chính sách cua tân Tổng thống Trump se phu hơp ít nhất một phần với cac lời hứa trong chiến dịch tranh cư?
Nhà chính trị học Gevorg Mirzoyan, Phó Giáo sư trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga nhận định rằng, niềm vui chưa dứt thì ông Trump đã phải đối mặt với những thách thức chờ đón một tân Tổng thống Mỹ trong việc thực hiện các cam kết.
Mặc dù là người có cá tính độc lập nhưng Trump khó có thể tự chủ trong các quyết định của mình
Trong cương linh tranh cử của minh, Donald Trump tuyên bố: Ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là các vấn đề nội bộ của Mỹ (chủ nghĩa biệt lập mơi), rồi sau đó mới là đối ngoại với chính sách “giảm can thiệp”.
Tổng thống mới đắc cử của Mỹ nhấn mạnh rằng, đã đến lúc Hoa Kỳ phải chữa lành những vết thương chia rẽ đất nước và cam kết rằng, ông sẽ là Tổng thống cho tất cả mọi người dân Mỹ, đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên trên hết và sẽ làm hết sức mình để khôi phục “giấc mơ Mỹ vĩ đại”.
Vị tỷ phú này bày tỏ mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người nên muốn chung tay với hàng trăm triệu người dân Mỹ tập trung xây dựng nhiều đường cao tốc, nhiều cầu, đường hầm, sân bay, bệnh viện, khôi phục lại cơ sở hạ tầng đất nước.
Việc tập trung vào đối nội và chủ nghĩa thực dụng đáng kinh ngạc trong quan điểm đối ngoại của Trump, cùng với sự mệt mỏi của cử tri về những gương mặt quá quen thuộc, những phát biểu nghe quen tai và sáo ngữ chính trị nhàm chán đã dẫn đến sự ủng hộ bất ngờ cho ứng viên Trump “khó bảo”.
Việc đông đảo cử tri Mỹ bầu cho ông Trump với cương lĩnh tranh cử thiên về đối nội đã xác nhận rằng, trong nội bộ nước Mỹ đang có nhiều vấn đề cần giải quyết, ví dụ như kinh tế trì trệ, tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng sâu sắc, nạn bắn giết bừa bãi đang trở thành “quốc họa”.
Video đang HOT
Nhân dân Mỹ hiểu được điều đó và mong muốn rằng, tập trung vào xây dựng một đất nước ổn định về chính trị, mạnh mẽ về kinh tế, đời sống xã hội được nâng cao… mới là những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Và ông Donald Trump đã đúng khi tập trung xoáy sâu vào vấn đề này.
Tuy nhiên, đây cũng là những mục tiêu ban đầu mà ông Obama đã đặt ra cho mình ngay khi mới bước chân vào Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu tiên (2008-2012), nhưng cho đến hết nhiệm kỳ thứ 2 (2013-2016), trong suốt 8 năm qua, trọng tâm của Mỹ vẫn là các vấn đề đối ngoại.
Chính sách đối ngoại: Không can dự vào công việc nội bộ nước khác, giảm can thiệp quân sự
Tỷ phú Mỹ tuyên bố rằng, dưới thời tổng thống của ông, Mỹ sẽ ủng hộ hợp tác chứ không muốn gây xung đột. Washington sẽ hạn chế dùng biện pháp cứng rắn, chỉ sử dụng lực lượng quân sự trong những trường hợp đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Washington sẽ không can thiệp vào những nơi mà Hoa Kỳ không có quyền can thiệp, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, chấm dứt việc xây dựng nền dân chủ (ở các bước khác) và lật đổ chế độ không đi theo định hướng của Hoa Kỳ.
Trump phản đối các hoạt động quân sự ở nước ngoài, gây ra thiệt hại nặng nề về con người và tài chính. Ông cũng hứa sẽ xem xét lại mối quan hệ với các đồng minh lớn, đồng minh đang có mâu thuẫn và thậm chí có lúc dọa bỏ rơi cả đồng minh NATO ở châu Âu!
Trump là người tiên phong đề xướng thuyết “các hơp đông chính trị”. Theo đó, tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, môt trong nhưng giai phap đưa Hoa Kỳ đi tơi thịnh vượng la chính sách đối ngoại mới theo khái niệm “hơp đông tư vị thê của kẻ mạnh”.
“Hơp đông tư vị thê của kẻ mạnh” của Trump có thể là mếch lòng các đồng minh chủ chốt
Theo nhận định của ông này, vai trò “lãnh đạo” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “người thực hiện”.
Thủ lĩnh là người có khả năng rút ra những lợi tức nhiều nhất về kinh tế, tài chính và phải có khả năng tiến hành thương lượng cứng rắn, ký kết những thỏa thuận có lợi.
Với tư duy của một nhà kinh doanh, ông này cho rằng, “cac hơp đông co lơi” phải cứng rắn, dứt khoát và hoan toan mang lợi ích lớn cho Hoa Kỳ.
Các đồng minh giàu có của Mỹ như Saudi Arabia, Hàn Quốc, Nhật Bản… phải trả lơi tưc cho Washington để nhận lấy sự đảm bảo an ninh.
Trong quan hệ với EU, nhà tỷ phú này nhấn mạnh rằng, Mỹ không nên can thiệp quá sâu vào “những vấn đề của châu Âu”, chỉ nên đưa ra những quyết định của mình khi nào EU đề nghị về điều đó, mọi việc hãy để cho những đầu tàu của họ như: Đức, Anh, Pháp giải quyết.
Về quan hệ với Trung Quốc, Trump noi ông “yêu mên đất nước Trung Hoa” nhưng trong nhan quan cua ông, Bắc Kinh lại co dang ve “kẻ thù số một”, kẻ đang “nhai ngâu nghiên nền kinh tế Mỹ” băng cach cô ý giam gia đồng nhân dân tệ và cươp việc lam cua người lao động Hoa Kỳ.
Donald Trump tự tin cho rằng, ông sẽ tìm thấy ngôn ngữ chung với Tổng thống Vladimir Putin và bày tỏ sự tin tưởng rằng, ông có thể “làm việc rất tốt” với nhà lãnh đạo Nga.
Dưới thời của ông, hai nước sẽ “xích lại gần hơn” và tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề quốc tế.
Trump sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các cam kết
Chuyên gia Nga Gevorg Mirzayan nhận định, một thuận lợi lớn là ngoài việc ông Trump “đánh chiếm” Nhà Trắng, đảng Cộng hòa còn giành quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Ngoài ra, đang viên Cộng hòa cũng se co đa sô ghê trong Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Nhưng việc tất cả 3 nhánh quyền lực quốc gia nằm trong tay đang “Con voi” cũng không thê giup nhiều cho ông Trump. Điều này là không có gi khó hiểu, bởi tân tổng thống của đảng Cộng hòa co nhiều vấn đề khúc mắc và những mâu thuẫn khó giải quyết, thâm chi ngay trong nội bộ đảng cua minh.
Vị tỷ phú ngông nghênh bị giới chính trị Mỹ mỉa mai là “nhay bô” vao chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ theo đung với nghĩa đen của từ này và bất ngờ lam “kinh hoảng” ca “bên ta lẫn bên địch”, tức là cac đông nghiêp trong đang Công hoa và cả các đối thủ của đảng Dân chủ.
Donald Trump không tìm thấy ngôn ngữ chung với nhiêu đảng viên trong đảng. Một số đảng viên Cộng hòa cấp cao, vi du cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell – ngươi chỉ trích Trump là “nỗi ô nhục”, đa kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho… ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton!
Không phải tất cả cac đảng viên Cộng hòa đều chia se quan điểm với Trump về cái mà họ gọi là “một y tương chông đôi”, tức là “Hoa Kỳ không thể va không cần phai tiêp tuc đóng vai một &’sen đầm đơn độc’ trên thế giới, nên Mỹ cần phải hơp tac với các nước khác, kê ca với Nga”.
Không loai trư kha năng những đảng viên Cộng hòa “bất mãn” với Trump sẽ chặn các sáng kiến gây tranh cãi nhất cua ông trong Quôc hôi va cac đảng viên Dân chủ cực kỳ thất vọng sau trận thua trước đang Công hoa se tìm kiếm lý do đê luận tội tỷ phú “điên rô” này.
Dù ai lên làm Tổng thống Mỹ thì chính sách đối với Nga vẫn sẽ không thay đổi và thế giới vẫn chưa thể có hòa bình
Đó là chưa nói đến việc các trùm tài phiệt tài chính công nghiệp (cả quốc phòng), tài chính kinh tê va cac nhom ngân hang sẽ ra tay ngăn chặn Trump nếu ông có những quyết định bất lợi cho họ, ví dụ như trong quan hệ với “đối thủ ý thức hệ” là Nga.
Ngoài ra, các đồng minh của Mỹ cũng khó mà chập nhận “thuyết người bảo vệ” của Trump, các đồng minh NATO ở châu Âu cũng chẳng có khả năng bỏ ra thêm nhiều tiền cho ngân quỹ của khối, để giảm mức đóng góp của Mỹ. Điều này sẽ làm “sứt mẻ” quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh.
Trên thưc tê, tổng thống Hoa Kỳ không thể độc lập tự quyết những chiến lược, chính sách lớn của đất nước, mà phải phụ thuộc rất sâu vào những người đứng đằng sau ông ta. Và Trump cũng khó có thể thoát khỏi cái vòng kim cô đó.
Rât co thê sau khi nhậm chức ở Nhà Trắng, tân tông thông Donald Trump se phải cố gắng danh rất nhiều thời gian đê tìm kiếm sự ủng hộ trong nội bộ đảng cho những quan điểm của mình của minh và tập trung giải quyết những mưu đồ chống phá các chính sách của ông.
Mặc dù đã có nhiều chính khách của hai đảng bước vào Nhà Trắng, nhưng kể từ Đại chiến Thế giới thứ 2 đến nay, bất cứ Tổng thống nào lên nắm quyền ở Mỹ cũng không thể độc lập quyết định các vấn đề đối nội chứ đừng nói là trong lĩnh vực đối ngoại.
Đây là lý do tại sao trong tương lai gân, mặc dù Donald Trump được coi là người “dễ thỏa thuận” hơn so với Hillary Clinton nên làm Tổng thống, Nga không nên chơ đơi bước đột phá trong quan hệ giữa hai nước va thế giới cũng không nên vội mừng trước viễn cảnh hòa bình.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Con đường gian lận đến "giấc mơ Mỹ"
Các dịch vụ gian lận như thi hộ, viết bài hộ đang trở thành ngành công nghiệp béo bở giúp nhiều sinh viên Trung Quốc thực hiện "giấc mơ Mỹ" nhưng lại đe dọa phá hỏng hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ.
Sinh viên Trung Quốc tại trường Đại học Columbia - Mỹ
Theo Reuters, các công ty gắn mác "hỗ trợ sinh viên" sẽ viết bài luận cho khách hàng, xử lý bài tập về nhà cho họ, thậm chí cả bài thi. Chẳng hạn, một đường dây gian lận ở Đại học Iowa, một trong những trường đại học công lớn nhất vùng Trung Tây Mỹ không chỉ giúp sinh viên Trung Quốc tìm cách vào trường bằng con đường không chính thống mà còn hỗ trợ khách hàng gian dối trong suốt quá trình học.
Không chỉ riêng Iowa, dịch vụ hỗ trợ sinh viên châu Á còn phổ biến ở nhiều vùng khác. Nhiều sinh viên tại Đại học Washington, Alabama và Pennsylvania nhận được quảng cáo bằng tiếng Trung qua email từ các hãng vô danh. Trong đó, quảng cáo ghi rõ sinh viên có thể nâng điểm trung bình và tốt nghiệp sớm nếu họ thuê người đi học hộ hoặc làm bài luận, đồng thời đảm bảo sẽ trả lại tiền nếu sinh viên không đạt điểm A.
Một sinh viên Trung Quốc cho biết, Dịch vụ sinh viên Quốc tế IU đã nhận làm bài thi giữa kỳ cho cô với giá 1.200USD. Một sinh viên khác bị bắt vì gian lận thừa nhận đã thuê công ty Fanyi Translation hay Fanyi Creation Translation với giá 1.400 USD cho kỳ thi giữa kỳ. Công ty này chuyên viết bài luận cho sinh viên và đảm bảo chất lượng bài viết vì có nhân viên là người nói tiếng Anh bản xứ. Fanyi tính giá khác nhau cho dịch vụ "đánh bóng" một bài viết hoặc viết theo kiểu hàng đặt trước.
Ở Trung Quốc hiện nay, để giành tấm vé vào các trường đại học, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển khắc nghiệt. Nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái họ bước vào cuộc chiến đó và cánh cổng đại học Mỹ được coi là con đường dễ dàng hơn, với chất lượng giáo dục tốt hơn và triển vọng công việc rộng mở hơn.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, hơn 760.000 sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ, một phần ba trong số này đến từ Trung Quốc. Một số liệu thống kê khác cho biết, trong năm 2014, các sinh viên Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD tiền học phí và các khoản khác khi sống tại Mỹ. Bằng cách khai thác nhu cầu ngày càng lớn của học sinh Trung Quốc và mong muốn thu lợi nhuận từ sinh viên nước ngoài của các trường đại học Mỹ, các công ty có dịch vụ "hỗ trợ gian dối" ngày càng phát triển.
Trên thực tế, không phải tất cả sinh viên Trung Quốc đều không trung thực nhưng các trò gian lận có sức quyến rũ đặc biệt. Để giúp học sinh đi du học Mỹ, nhiều công ty ở Trung Quốc đã làm đẹp toàn bộ hồ sơ khi sửa hoặc viết hộ bài luận, làm giả thư giới thiệu của giáo viên trường trung học, thậm chí tư vấn cho họ cách lấy bảng điểm giả.
"Thuê người thi hộ đã trở thành một thực tế phổ biến ở Trung Quốc trong một thời gian dài" - Terry Crawford, người điều hành một dịch vụ phỏng vấn qua video có tên là Initialview nhận định. "Khi quá nhiều sinh viên Trung Quốc muốn học tập ở Mỹ, thì việc những hành vi gian lận ngày một lan rộng ở đây là điều hết sức tự nhiên".
Hệ quả của sự gian dối này đã tác động không nhỏ đến hệ thống giáo dục đại học của Mỹ. Các quan chức thực thi pháp luật ở Mỹ đánh giá rằng, những tổ chức gian lận của Trung Quốc đang ập đến sát biên giới của nước này. Khi "Giấc mơ Mỹ" ở Trung Quốc càng sôi động, thì ngành công nghiệp gian dối này càng phát triển.
Theo_An ninh thủ đô
Châu Âu cần có trách nhiệm một cách công bằng về vấn đề người di cư Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Liên minh châu Âu cần thực hiện cam kết về việc tái bố trí người di cư và tị nạn. Tại Hội nghị về người di cư ngày 31/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn và người di cư lớn...