Kịch bản cho thị trường bất động sản hậu COVID-19: Sắp lập đỉnh cao mới?
Theo các chuyên gia, kịch bản của bất động sản 6 tháng cuối năm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19, có thể 3 -4 năm tới thị trường sẽ lập đỉnh mới.
Theo TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thế giới đang đứng trước rất nhiều biến động khó lường. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và vấn đề chính sách đất đai có liên quan.
Thứ nhất, đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc. Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Thứ ba, thế giới thay đổi, chuyển động thay đổi, đối tác thay đổi, bắt buộc chúng ta phải thay đổi. Thứ tư, chính sách phải đảm bảo những yêu cầu gì để đất đai thực sự đáp ứng được đòi hỏi của giai đoạn chuyển biến quan trọng này.
Thứ năm, điều hành của Chính phủ, sự trỗi dậy của các doanh nghiệp, sự đồng hành của hệ thống tài chính, nền tảng công nghệ 4.0, chất lượng lao động của giai đoạn dân số vàng cần phải phối kết hợp với nhau như thế nào để tạo được tính đồng bộ hệ thống trong giai đoạn này.
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020? (Ảnh minh họa)
Dựa trên những bối cảnh này, TS. Trần Kim Chung đưa ra 3 kịch bản cho thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm 2020.
Kịch bản trung tính: Đây là kịch bản đến cuối năm thị trường quốc tế, các đối tác quốc tế mới phục hồi và quay trở lại bình thường. Nền kinh tế suy giảm nhưng không lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng nhưng không đổ vỡ. Kịch bản này được cho là đdễ xảy ra nhất.
Thứ hai, kịch bản tích cực: Các nền kinh tế phuc hồi trong quý IV/2020. Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đi vào giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp định hình và định vị tại Việt Nam. Nền kinh tế phục hồi hoàn toàn trạng thái trước dịch COVID-19 vào quý IV/2020. Thị trường bất động sản sẽ chuyển động tích cực trong quý IV và trước tết Tân Sửu 2021.
Video đang HOT
Kịch bản tiêu cực: COVID-19 chưa được ngăn chặn, thương chiến Trung – Mỹ không hòa hoãn, các lò lửa chiến tranh bị kích động, kinh tế thế giới không khả quan. Điều này sẽ dẫn đến tình hình kinh tế Việt Nam sẽ khó khăn, thị trường bất động sản sẽ đóng băng.
Còn theo dự báo của ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup, trong ngắn hạn và trung hạn (từ 12-24 tháng), thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có những thay đổi cục bộ ở một số phân khúc. Tuy nhiên, COVID-19 không hẳn là nguyên nhân duy nhất tác động tới giao dịch bất động sản, mà những xu hướng dịch chuyển này đã xuất hiện từ năm 2018 và trở nên rõ nét từ nửa cuối 2019.
Ông Hưng dự báo, phân khúc nhà giá rẻ vốn luôn giữ vai trò điều tiết thị trường sẽ chững lại và giảm nhẹ về số lượng giao dịch. Phân khúc trung và trung bình khá được quan tâm hơn.
Bất động sản cao cấp vẫn sẽ gặp khó, tuy nhiên, đây là phân khúc có độ “lỳ” cao, ít nhạy cảm giá. Nhưng biệt thự hoặc nhà liền kề trong những dự án cao cấp vẫn sẽ có khách hàng và giao dịch tốt hơn những chung cư cao cấp.
Condotel, biệt thự biển nếu không được cấp sổ đỏ lâu dài sẽ thoái trào trong vài năm tới. Second Home (ngôi nhà thứ 2) sẽ là một xu thế mới ở vùng ven các đô thị lớn.
Trong dài hạn, từ 3-10 năm tới, Việt Nam sẽ chạm tới một giai đoạn vàng của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, một trong những tác động của khủng hoảng do COVID-19 đó là lượng cung tiền mặt tăng vọt ở nhiều cường quốc, khiến bất động sản ở các nước phát triển sẽ tăng theo, sau vài năm sẽ tác động mang tính hiệu ứng đối với thị trường Việt Nam.
“ Vì vậy, tôi dự báo năm 2023-2024 sẽ thiết lập một đỉnh cao mới của thị trường BĐS Việt Nam“, ông Hưng nhận định.
Doanh nghiệp xây dựng, địa ốc giảm kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận sa sút vì Covid-19
Xây dựng Hòa Bình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 vì Covid-19, với doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Nam Long giãn tiến độ bán hàng thêm 1 - 2 quý, tùy từng dự án. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng có kết quả kinh doanh giảm trong quý I, giải trình vì Covid-19.
Giảm kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh tiến độ bán hàng
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) đưa ra thông điệp trong báo cáo thường niên ngay từ đầu năm, HĐQT đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ đầu năm đến nay, mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng chắc chắn còn kéo dài. Ông Hải thừa nhận HĐQT đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ảnh: HBC
Trước tình hình này, HĐQT Tập đoàn Hòa Bình tạm thời đề ra kế hoạch 2020 với chỉ tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng với mục tiêu bảo toàn các nguồn lực khi vượt qua khủng hoảng Covid-19. Kế hoạch này tương đương giảm lần lượt 31% và 72% so với con số mục tiêu ban đầu, đồng thời thấp hơn 25% doanh thu và 52% lợi nhuận thực hiện năm trước. Hiện tại, công ty chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Ban lãnh đạo công ty còn nhận định Covid-19 cũng khiến chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Hòa Bình sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện đội ngũ, đặt mục tiêu trúng thầu 1.000 tỷ đồng với doanh thu dự kiến 300 tỷ đồng trong năm nay. Các thị trường phát triển trọng điểm như Đông Nam Á, Trung Đông và Đông Âu cùng các nước Mỹ, Canada, Australia.
Covid-19 còn ảnh hưởng tới tiến độ bán hàng của doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Nam Long ( HoSE: NLG ). Trong phần trả lời cổ đông tại cuộc họp thường niên 2019, ông Chu Chee Kwang, Tổng giám đốc cho biết Covid-19 làm hoạt động bán hàng của Nam Long có thể dời lại tiến độ từ 1 đến 2 quý, tùy từng dự án. Trong năm nay, Nam Long dự kiến mở bán sản phẩm ở dự án Mizuki Park và SouthGate (thuộc Waterpoint) và dời lịch mở bán dự án ở Hải Phòng, Cần Thơ sang quý I/2021 thay vì trong 2020.
Làm rõ hơn, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sales và Marketing nói, dự án Waterpoint có kế hoạch mở bán đợt mới vào tháng 3 nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh đã dời sang tháng 6 - 7. Trong mỗi đợt mở bán, Nam Long cần chuẩn bị 2 - 3 tháng và bán khoảng 400 - 500 sản phẩm. Tuy nhiên trong năm 2020, do quy định giãn cách xã hội, không tụ tập đông người nên công ty đã phải cân nhắc tìm phương án tốt nhất, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng mua như bán hàng trực tuyến. Dự kiến công ty sẽ tung khoảng 500 sản phẩm/quý, cả năm khoảng 1.200 - 1.500 sản phẩm.
Mặc dù gặp phải khó khăn từ Covid-19 nhưng theo ông Quang, thông qua triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến, sản phẩm của Nam Long vẫn được thị trường đón nhận tốt. Chỉ nửa cuối tháng 3, khoảng 80 - 100 sản phẩm căn hộ Akari City đã được đặt cọc, ký hợp đồng mua bán. Nam Long đánh giá các sản phẩm vừa túi tiền vẫn có sức hấp thu lớn từ thị trường, do đáp ứng nhu cầu cần thiết.
Kết quả kinh doanh quý I sụt giảm
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra giải trình suy giảm lợi nhuận trong quý I do chịu tác động từ Covid-19. Đầu tư LDG ( HoSE: LDG ) có doanh thu giảm 79% còn 66 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 1,4 tỷ đồng, giảm 99% cùng kỳ. Mức lợi nhuận này thấp nhất kể từ quý IV/2016, do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp lý giải.
Covid-19 ảnh hưởng tới kết quý I của nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Khổng Chiêm
Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - HoSE: SCR ) công bố doanh thu giảm 19% còn 139,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 47% còn 47,5 tỷ đồng. Doanh thu giảm do thời điểm ghi nhận bàn giao dự án Carillon 7 (quận Tân Phú) lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong Covid-19.
Trong các quý tiếp theo của năm nay, TTC Land dự kiến sẽ bàn giao khoảng 90% dự án Carillon 7 và đẩy nhanh tiến độ bán hàng các dự án BĐS dân dụng trọng điểm như căn hộ cao cấp Panomax, Charmington Iris và Khu phức hợp cao cấp Charrmington Tân Sơn Nhất.
Công ty Nhà Từ Liêm (Lideco - HoSE: NTL ) có lợi nhuận quý I giảm 72% còn 10 tỷ đồng. Công ty cho biết lợi nhuận giảm do doanh thu giảm 69%, hoạt động bán hàng bị ảnh hưởng từ chính sách ngưng tụ tập đông người, hạn chế đi lại.
Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi lĩnh vực kinh tế, Nhà Từ Liêm xác định là năm đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 450 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm trước. Tổng doanh thu 1.050 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh nhà vườn tại dự án khu đô thị Lideco Hoài Đức khoảng 690 tỷ đồng, dự án khu đô thị tại phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm (TP Hạ Long, Quảng Ninh) khoảng 360 tỷ đồng.
Mặc dù không đưa ra giải trình nhưng một số doanh nghiệp xây dựng cũng có kết quả kinh doanh giảm sút trong quý I. Xây dựng Hòa Bình ( HoSE: HBC ) và Coteccons ( HoSE: CTD ) đều có kết quả lợi nhuận thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận sau thuế Xây dựng Hòa Bình giảm 95% còn 5,5 tỷ đồng, thấp nhất 7 năm. Còn Coteccons có lợi nhuận thấp nhất 5 năm, giảm 35% cùng kỳ năm trước, đạt 123,5 tỷ đồng.
Đặc thù ngành xây dựng phụ thuộc vào việc thi công dự án, khi các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn trong tiến độ bán hàng, bàn giao vì Covid-19 thì đơn vị nhà thầu cũng bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, với lý do giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều công trường thi công đã phải dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng tránh dịch.
"Nóng bỏng tay", cổ phiếu của Địa ốc Hoàng Quân tăng trần 6 phiên liên tiếp Cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân đã tăng trần 6 phiên liên tiếp nhưng vẫn ở vùng giá của ly trà đá. Đồ thị diễn biến giá cổ phiếu HQC tăng "nóng" trong những phiên gần đây. Nguồn: Vietstock Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/6, cổ phiếu HQC của...