Kịch bản buộc Mỹ tung hai nhóm tàu sân bay cùng tham chiến
Mỹ phải kết hợp hai nhóm tác chiến tàu sân bay cho một mặt trận nếu muốn đối phó những đối thủ ngang hàng như Nga, Trung Quốc.
Tàu sân bay là công cụ phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ nhờ khả năng triển khai hàng chục tiêm kích, cường kích và máy bay hỗ trợ, lực lượng tương đương không quân của một quốc gia, đến gần như mọi địa điểm trên thế giới.
Mỗi tàu sân bay thường dẫn đầu một nhóm tác chiến với hàng loạt chiến hạm hộ tống và phụ trách một khu vực nhất định trên biển, có khả năng đánh bại nhiều đối thủ nhờ ưu thế về số lượng và công nghệ. Tuy nhiên, Mỹ có thể phải kết hợp ít nhất hai nhóm tác chiến tàu sân bay cùng lúc chỉ cho một mặt trận nếu nổ ra xung đột quy mô lớn với Nga hoặc Trung Quốc, theo giới chuyên gia.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Thái Bình Dương hồi tháng 11/2018. Ảnh: US Navy.
Không đoàn trên tàu sân bay Mỹ có khoảng hơn 60 máy bay các loại, trong đó vũ khí chủ lực là các phi đoàn tiêm kích đa năng F/A-18E/F Super Hornet. Sự kết hợp giữa hai tàu sân bay giúp hải quân Mỹ có tổng cộng 100-150 máy bay các loại cho một nhiệm vụ.
Mỹ hồi tháng 8/2018 triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman và USS Abraham Lincoln diễn tập phối hợp tác chiến ở vùng biển Tây Đại Tây Dương. Trong cuộc diễn tập này, hai tàu sân bay có tổng cộng 9 phi đoàn Super Hornet, mỗi phi đoàn có 12 chiến đấu cơ.
Bản thân tàu sân bay không có vũ khí tiến công, nên các phi đoàn F/A-18E/F đóng vai trò là mũi nhọn tấn công trong mọi chiến dịch, cũng như là lớp phòng thủ đầu tiên chống lại đòn phản công bằng máy bay, tàu chiến và tên lửa hành trình của đối phương.
Những chiếc Super Hornet có khả năng mang nhiều vũ khí như pháo 20 mm, tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick và AGM-84E SLAM, tên lửa chống hạm AGM-84D Harpoon và diệt radar AGM-88 HARM, cùng hàng loạt mẫu bom thông thường và dẫn đường.
Video đang HOT
Dàn vũ khí này cho phép những chiếc Super Hornet trên một tàu sân bay Mỹ có thể dễ dàng làm chủ bầu trời và tiến hành các chiến dịch không kích quy mô chống phiến quân Hồi giáo ở Trung Đông. Tuy nhiên, chúng sẽ gặp khó khăn lớn nếu gặp những đối thủ có quân đội mạnh, được trang bị nhiều máy bay hiện đại. “Điều đó buộc hải quân Mỹ dùng đến hai tàu sân bay để bảo đảm ưu thế số lượng”, nhà phân tích Logan Nye của WATM nhận xét.
Ngay cả khi loại bỏ được lực lượng không quân đối phương, không đoàn trên hạm của Mỹ vẫn phải đối mặt với những mạng lưới phòng không dày đặc, kết hợp nhiều loại tên lửa có tầm bắn và khả năng đánh chặn khác nhau.
Vũ khí chủ lực để đối phó mối đe dọa này là tên lửa chống radar AGM-88 HARM. Mỗi quả đạn có tầm bắn 150 km, ngoài phạm vi đánh chặn của phần lớn hệ thống phòng không trên thế giới, giúp những chiếc F/A-18E/F không phải bay vào khu vực nguy hiểm. Tốc độ tối đa gần 2.300 km/h cũng khiến tên lửa HARM khó bị đánh chặn và rút ngắn thời gian đến mục tiêu so với các tên lửa đời cũ.
Kết hợp với HARM là các quả đạn AGM-84E, có khả năng đánh trúng mục tiêu cố định từ khoảng cách 110 km, cho phép các phi đoàn Super Hornet tập kích mục tiêu có giá trị cao như sở chỉ huy, sân bay, cảng biển, trận địa phòng không và kho xăng dầu của đối phương.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ phô diễn lực lượng trên Đại Tây Dương tháng 8/2018. Ảnh: US Navy.
Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye là yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến dịch của tàu sân bay nhờ khả năng điều phối tác chiến cho các phi đoàn Super Hornet, cũng như phát hiện sớm đòn tập kích của đối phương. Nó đóng vai trò tai mắt cho tàu sân bay, nhất là khi các phi đoàn hoạt động ở tầm xa, ngoài khả năng theo dõi của radar trong nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm.
Khi kết hợp với tiêm kích F/A-18E/F hoặc tàu chiến trang bị hệ thống tác chiến Aegis nhờ đường truyền dữ liệu tốc độ cao, phi đội Hawkeye có thể bao quát toàn bộ chiến trường trong phạm vi hàng trăm km, đồng thời tăng khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình đối phương.
Nếu đối phương triển khai tàu ngầm tấn công, các phi đoàn trực thăng săn ngầm và tàu ngầm tấn công sẽ tạo thành lớp phòng thủ nhiều tầng để bảo vệ từ dưới lòng biển. Trong khi đó, tàu khu trục và tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis sẽ bắn hạ tên lửa đạn đạo đối phương.
“Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, đa phần nằm tại cảng nhà. Họ hiếm khi triển khai đồng thời hai nhóm tác chiến tàu sân bay cho một nhiệm vụ, trừ trường hợp phô diễn sức mạnh hoặc huy động lực lượng tham gia chiến dịch lớn có tính quyết định. Một trong những kịch bản tiềm tàng chính là nổ ra chiến tranh với Trung Quốc hoặc Nga”, chuyên gia Nye nhận định.
Tàu sân bay Mỹ sắp ra khơi sau hai tháng 'gục ngã' vì nCoV
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ ra biển trong vài ngày tới, sau gần hai tháng phải đình chỉ hoạt động vì nCoV xâm nhập.
Quyền hạm trưởng Carlos Sardiello ngày 19/5 cho biết tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ ra khơi cùng khoảng 3.000 thủy thủ, 1.800 người còn lại tiếp tục bị cách ly trên đảo Guam, trong đó có 14 binh sĩ tái dương tính với nCoV sau khi được tuyên bố hết virus.
Sardiello không tiết lộ thời gian hay kế hoạch hoạt động của tàu Roosevelt, song một số quan chức khác cho biết con tàu sẽ rời quân cảng tại đảo Guam vài ngày tới. Sau khi tiến hành một số hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương, tàu sân bay Roosevelt sẽ trở về cảng nhà tại San Diego.
Khi được hỏi khả năng thực hiện nhiệm vụ của tàu Theodore Roosevelt sau hai tháng neo đậu tại Guam, Sardiello khẳng định chiến hạm sẽ ra biển thực hiện nhiệm vụ với "xác suất thành công cao".
Tàu sân bay Roosevelt thành tâm điểm của cuộc tranh cãi dẫn đến việc đại tá Brett Crozier bị miễn nhiệm chức hạm trưởng và quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly phải từ chức. Hải quân Mỹ đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân khiến nCoV xâm nhập tàu và khiến hơn 1.000 thủy thủ nhiễm, cũng như cách xử lý ổ dịch của các quan chức hải quân hàng đầu.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt neo đậu tại căn cứ hải quân Guam, ngày 15/5. Ảnh: US Navy.
Các thủy thủ trên tàu Roosevelt sẽ phải trải qua huấn luyện bắt buộc để vận hành hệ thống trong khi đảm bảo thực hiện yêu cầu đeo khẩu trang, khử trùng liên tục, thực hiện cách biệt cộng đồng và các biện pháp hạn chế ngăn nCoV lây lan khác.
Sardiello cho biết thủy thủ làm việc trên boong có thể sẽ đeo khăn trùm mặt đặc biệt do khẩu trang sẽ không an toàn. Các hành lang một chiều được thiết lập trên tàu Roosevelt và sảnh sinh hoạt chung sẽ được mở lâu hơn để thủy thủ tụ họp ở đó ít nhất có thể.
Phi hành đoàn trên tàu sẽ được đánh giá trình độ khi chiến hạm ra biển, bao gồm năng lực cất hạ cánh. Sau khoảng hai tuần, tàu Roosevelt sẽ quay lại Guam để đón các thủy thủ đã hồi phục hoặc kết thúc đợt cách ly rồi tiếp tục ra biển.
Một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết từ khi tàu Roosevelt "gục ngã" trước nCoV và phải nằm yên ở Guam, các lực lượng Trung Quốc "tiếp tục hành vi liều lĩnh và làm leo thang căng thẳng" trên Biển Đông.
"Kể từ giữa tháng 3, thời điểm tàu Roosevelt phải cập quân cảng ở Guam, tiêm kích Trung Quốc quấy rối trinh sát cơ của Mỹ ít nhất 9 lần tại khu vực Biển Đông", Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Nam Á Reed B. Werner nói trên Fox News.
Werner cho biết các hành vi khiêu khích của Trung Quốc không chỉ giới hạn trên không và nhắc lại vụ "quấy rối" USS Mustin khi khu trục hạm này đi gần nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Một tàu hộ tống của Trung Quốc đã cơ động một cách "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp" khi gặp USS Mustin, song Bộ Quốc phòng Mỹ chưa thông báo về sự cố này.
Werner bày tỏ lo ngại trước những lần tiếp cận thiếu an toàn của lực lượng Trung Quốc, song nói không rõ vụ quấy rối hồi giữa tháng 3 có phải hành động leo thang hay không. Mỹ nhiều lần phản đối những lần "tương tác thiếu an toàn" thông qua kênh ngoại giao và cá nhân.
"Chúng tôi tiếp tục nhận thấy hành vi gây bất ổn của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian xảy ra đại dịch. Khi các quốc gia tập trung vào tình hình trong nước, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh (hành vi quấy rối)", Werner nói.
Werner cho biết Trung Quốc cũng cản trở một số đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, trong đó có các quốc gia thành viên ASEAN. Tuần trước, hải quân Mỹ điều động tàu tác chiến ven biển Gabrielle Giffords tới gần vị trí tàu khoan do Malaysia vận hành bị nhiều tàu của Trung Quốc bám sát.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 5 triệu ca nhiễm, hơn 325.000 người chết và gần hai triệu người đã hồi phục. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 1,6 triệu ca nhiễm.
Trang bị trên chiến hạm Mỹ tuần tra Biển Đông Mỹ điều nhiều chiến hạm được trang bị hiện đại tới Biển Đông hồi tháng 4, giữa lúc Trung Quốc bị tố quấy nhiễu tàu khoan Malaysia. Các chiến hạm được Mỹ cử tới khu vực Biển Đông tháng trước gồm tàu đổ bộ tấn công USS America, tuần dương hạm USS Bunker Hill và khu trục hạm USS Barry. Ngoài ra, hải...