“Kích” 4ha sầu riêng Ri6 ra trái sớm, lời hẳn 1 tỷ đồng
Nhờ áp dụng phương pháp “kích” cho sầu riêng Ri6 ra trái sớm, năm nay gia đình chị Hoàng Thị Bình, thôn Đa Kim, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đạt sản lượng trên 40 tấn, giá bán xô tại vườn bình quân 38.000 đồng/kg, có thời điểm hút hàng lên đến 63.000 đồng. Niên vụ sầu riêng 2016-2017, chị Bình ước thu hơn 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí và tiền công…
Tháng 7, chúng tôi đến thăm vườn sầu riêng 4 ha của chị Hoàng Thị Bình tại thôn Đa Kim, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc. Nhớ lại năm 2015, đây là mùa đầu tiên cho trái bói khiến chị Bình vui sướng khôn nguôi. Sản lượng đạt 17 tấn trở thành niềm vui chung của cả gia đình sau bao năm canh tác. Nhờ thu hoạch sớm vụ, nên chị Bình đã bán được giá cao với 620 triệu đồng.
Chị Hoàng Thị Bình vui mừng vườn sầu riêng Ri 6 da xanh của gia đình đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ở năm thứ 2, chị Bình tiếp tục áp dụng phương pháp kích cho sầu riêng ra quả sớm. Với sản lượng đạt trên 40 tấn, giá bán xô tại vườn bình quân 38.000 đồng/kg, có thời điểm hút hàng lên đến 63.000 đồng cho loại sầu riêng Ri6 da xanh. Niên vụ sầu riêng 2016-2017, chị Bình ước thu hơn 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí và tiền công.
Không chỉ có chị Bình, chị Bùi Thị Diễm, nhà ở thôn Đa Tro cũng chọn mảnh đất Đa Mi lập nghiệp gần 10 năm qua với cây sầu riêng là cây trồng chính cho kinh tế của gia đình. Hơn 800 gốc sầu riêng da xanh, mỗi năm mang lại nguồn lợi nhuận 500 triệu đồng, chưa kể một số cây ăn quả khác trồng xen canh trong vườn sầu riêng.
Video đang HOT
Chị Diễm chia sẻ, khí hậu ôn hòa mát mẻ cộng với đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp cho cây có múi như sầu riêng phát triển. Cây sầu riêng ở Đa Mi không chỉ năng suất đạt cao mà chất lượng không thua kém so với các vùng trồng sầu riêng ở khu vực miền Đông Nam bộ như thịt dày, cơm vàng, thơm ngon và độ ngọt dễ chịu.
Theo thống kê, toàn xã Đa Mi hiện có khoảng 560 ha sầu riêng được nông dân trồng thâm canh hoặc xen canh với cà phê hoặc một số loại cây ăn quả khác như măng cụt, bơ. Cây sầu riêng trồng nhiều ở các thôn: Đa Tro, Đa Kim và La Dày. Vì thời tiết tại đây dịu mát do tiếp giáp với vành đai khí hậu tỉnh Lâm Đồng, tương đồng với Long Khánh – tỉnh Đồng Nai.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt không phải lo lắng về nguồn nước tưới vì có hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi tích trữ nước làm thủy điện, nông dân tận dụng bơm tưới hoặc khoan giếng có nước tưới quanh năm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có, nông dân Đa Mi chuyển đổi những cây trồng có giá trị kinh tế cao với các loại sầu riêng từ Thái Lan, Ri6 da xanh… ược các thương lái thu mua, tiêu thụ mạnh tại các thị trường trong nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Ngoài ra, một số nông dân ở xã Đa Mi cũng chủ động thâm canh sầu riêng với quy mô lớn, kỹ thuật chăm sóc bài bản, sản phẩm đã được một số doanh nghiệp các tỉnh miền Tây Nam bộ thu mua, xuất khẩu sang Thái Lan, Lào và Myanmar.
Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng Đa Mi do 15 hộ dân (tổng diện tích canh tác 30 ha) ở Đa Mi đang đề nghị các cấp có thẩm quyền của huyện Hàm Thuận Bắc và tỉnh Bình Thuận chính thức công nhận thành lập tổ hợp tác, định hướng xây dựng thương hiệu sầu riêng Đa Mi theo chuỗi. “Sản xuất sạch, bền vững, gây dựng thương hiệu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông sản này sẽ là hướng đi của xã Đa Mi trong thời gian tới”, chị Nguyễn Thị Ngần – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Mi, cho biết thêm.
Theo Chí Bình (Báo Bình Thuận)
Bỏ việc 10 triệu đồng/tháng ở phố thị, chị về trồng xen 3 trong 1
Từng có một công việc ổn định ở TP.Hồ Chí Minh, cô cử nhân Đỗ Thị Minh Thơm lại quyết định thay đổi để về với vùng miệt vườn ở ấp 7, xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai) phát triển nông nghiệp theo hướng VietGAP. Hiện chị đang trồng xen sầu riêng, măng cụt và chôm chôm.
Chị Đỗ Thị Minh Thơm, xã Bình Sơn, huyện Long Thành sản xuất sầu riêng sạch theo chuẩn VietGAP.
Quyết tâm làm nông nghiệp sạch
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở tỉnh Quảng Ngãi, chị Thơm từng nghĩ sẽ "thoát nông" khi tốt nghiệp Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh năm 2003 và tìm được công việc phù hợp tại TP.Hồ Chí Minh với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Khi công việc đã vào "guồng", chị lập gia đình và sinh con. Chồng chị cũng có công việc ổn định trong một cơ quan nhà nước.
"Cuộc sống lúc đó đối với tôi tưởng như đã viên mãn, nhưng rồi bước ngoặt lại đến. Năm 2012 giá quýt tăng cao, đem lại nhiều lợi nhuận. Vợ chồng tôi quyết định tận dụng mảnh đất do cha mẹ chồng cho ở Bình Sơn để tập trung trồng quýt. Tuy nhiên, vợ chồng tôi không thể cáng đáng nhiều việc cùng một lúc. Suy đi tính lại, tôi quyết định từ bỏ công việc kế toán ở TP.Hồ Chí Minh để về làm vườn, nuôi con. Còn chồng thì tiếp tục lại thành phố làm việc và hàng tuần về giúp tôi phát triển vườn cây ăn trái" - chị Thơm tâm sự.
Những ngày đầu "quay lại" với nghề nông của chị không hề dễ dàng. Chị bị nhiều người "nói ra nói vào" bởi quyết định rẽ ngang, thế nhưng chị vẫn quyết tâm tìm hiểu và thực hiện. Sau thời gian trồng quýt khá thành công, chị dần thay thế vườn quýt già cỗi bằng cách trồng xen sầu riêng, măng cụt và chôm chôm theo hướng sản xuất sạch. Hiện sầu riêng của chị đã đạt chuẩn VietGAP. Ngoài ra, chị cũng đã đăng ký thực hiện VietGAP đối với cây măng cụt.
Đặc biệt, chị chấp nhận rủi ro để thu hoạch sầu riêng vào giai đoạn chín thay vì "hái già" như nhiều nhà vườn khác. Sau khoảng gần 2 năm áp dụng, vườn trái cây rộng 2,5 hécta của gia đình chị Thơm đem lại nguồn thu nhập khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Hướng tới du lịch miệt vườn
Khi đã làm ra sản phẩm sạch, chị Thơm gặp khó trong khâu tìm đầu ra tiêu thụ. Chị tìm đủ các kênh từ người quen đến mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Có nhiều lúc chị phải tự mình lái xe máy chạy ngược chạy xuôi đến các khu công nghiệp ở những vùng lân cận, các cửa hàng trái cây ở TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh để chào hàng. "Sản phẩm sạch nhưng đem ra chợ bán lại bị tiểu thương chê vì giá cao lại không bắt mắt thì chẳng có ai mua" - chị Thơm ngậm ngùi nói.
Đến nay, chị bắt đầu có những nguồn tiêu thụ ổn định, chủ yếu ở TP.Hồ Chí Minh. Chị cũng đã đầu tư sạp hàng trái cây ở chợ đầu mối nông sản Dầu Giây (huyện Thống Nhất). Đồng thời, từ cuối năm 2016 chị bắt đầu phát triển thêm loại hình du lịch miệt vườn. Theo chị, đây không chỉ là một kênh tiêu thụ mà còn là cách hiệu quả, thực tế để xây dựng thương hiệu.
Chị Thơm bày tỏ: "Muốn có được đầu ra và giá bán cao, ổn định thì việc tạo niềm tin và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm sạch là yếu tố then chốt. Bởi, thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là ở thành phố đang hướng tới nông sản sạch, chỉ cần sản phẩm đảm bảo sạch, chất lượng thì giá cao hơn họ cũng sẵn sàng chấp nhận".
Ngoài ra, chị Thơm cũng đã xúc tiến thành lập Hợp tác xã nông sản sạch Bàu Tre với 10 nhà vườn trong khu vực cùng tham gia, vừa để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, vừa để phát triển mạng lưới du lịch miệt vườn trong tương lai.
Theo Hải Quân (Báo Đồng Nai)
Nấm phá hoại "cây vàng" ở Đăk Lăk Như Báo NTNN đã phản ánh, thời gian qua, nông dân (ND) trồng sầu riêng ở Đăk Lăk bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh tấn công khiến gần 500ha cây trồng này chết trụi. Ngành nông nghiệp địa phương đã nhanh chóng vào cuộc và xác định được nguyên nhân là do một loại nấm... Cây trồng xen nhưng thu nhập...