Kia Seltos, Corolla Cross vừa chào sân đã “đe nẹt” Hyundai Kona, Mazda CX-5
Hai mẫu xe của Kia và Toyota nhanh chóng chiếm các vị trí đầu trong nhóm SUV đô thị dù mới được bán ra, làm tăng áp lực lên các đối thủ hay thậm chí lấy khách từ những phân khúc khác.
Doanh số khởi đầu tích cực
Kia Seltos có một khởi đầu thành công khi bán được 1.250 xe trong tháng 9. Nếu danh sách xe bán chạy nhất kéo dài thêm thì mẫu này có thể xếp ở vị trí thứ 11.
Kết quả này phần nào phản ánh độ “hot” của Seltos nói riêng và xu hướng chọn xe gầm cao đô thị của khách Việt nói chung trong thời gian qua, hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng mạnh thời gian tới.
Kia Seltos chiếm vị trí đầu trong phân khúc SUV đô thị từ tay Hyundai Kona ngay trong tháng đầu công bố doanh số. Ảnh: Đình Nam
Sẽ không hoàn toàn đúng khi xếp Corolla Cross “chung mâm” với Kia Seltos nhưng cả hai đều là mẫu xe mới xuất hiện trên thị trường và có tệp khách hàng tiềm năng chồng lấn nhau. Mẫu xe của Toyota bứt tốc về doanh số khi bán được 1.154 xe tháng 9, trong khi kết quả của tháng 8 là 217 xe.
Thực tế, cả Seltos và Corolla Cross đều có cơ hội bán được nhiều xe hơn trong tháng qua. Một số đại lý Kia đã ngừng nhận đặt cọc phiên bản thấp nhất do lượng xe lắp ráp không đủ để trả khách trong năm 2020. Người đặt mua có thể phải chờ gần hai tháng mới nhận được xe, khiến không ít người quay sang lựa chọn sản phẩm khác.
Kia Seltos không có số tháng 8, Toyota Corolla Cross phải đến cuối tháng 8 mới bắt đầu giao xe
Trong khi đó, mẫu xe của Toyota được nhập khẩu từ Thái Lan, nguồn cung không chủ động và cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh của nước bạn. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến một số đại lý bán Corolla Cross theo dạng “bia kèm lạc” trong đó khách hàng phải mua thêm phụ kiện nếu muốn nhận xe sớm. Toyota sau đó đã ra thông báo xử lý vấn đề này.
Video đang HOT
Đe nẹt đối thủ trong phân khúc
Kia Seltos ngay lập tức chiếm ngôi vương của Kona trong phân khúc với lượng xe bán được cao gấp đôi khi mẫu B-SUV của Hyundai tháng 9 là 642 xe. Phần còn lại dường như không thể làm khó được đà tiến bước của “tân binh” bởi Ford EcoSport chỉ tiêu thụ được 260 chiếc hay Honda HR-V là 129 xe.
Nếu trả được nhiều xe hơn cho khách hàng, Seltos có cơ hội ghi tên mình vào danh sách 10 xe bán chạy nhất tháng 9 ngay trong lần đầu công bố số liệu. Mazda CX-5 xếp ở vị trí “chốt sổ” khi bán nhiều hơn 17 chiếc so với mẫu xe của Kia.
Corolla Cross gây áp lực lên cả phân khúc B-SUV và C-SUV
Với việc có kích thước nhỉnh hơn các đối thủ trong phân khúc hạng B nhưng nhỏ hơn hạng C, Corolla Cross lỡ cỡ cả về thiết kế cũng như giá bán. Phiên bản thấp nhất của mẫu xe này cạnh tranh trực tiếp với Seltos, Kona còn phiên bản cao lại phải đấu với Hyundai Tucson, Mazda CX-5.
Sự trẻ trung và mới mẻ trong “chất” truyền thống của Toyota đem đến cho khách Việt một “món lạ” mang tên Corolla Cross. Hàm lượng công nghệ ngập tràn cùng quyết tâm trong chính sách bán hàng là cơ sở để kỳ vọng Corolla Cross có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong những tháng tiếp theo.
Xe gầm cao ồ ạt ra mắt khách Việt
Từ cỡ nhỏ đến lớn, crossover đến MPV và cả dạng lai giữa hai loại này, các hãng tận dụng triệt để nhu cầu xe gầm cao của khách Việt.
2020 là năm các hãng biết rằng doanh số sẽ không thể bằng năm ngoái, với mức sụt giảm dự đoán khoảng 10-15%, nhưng xe mới vẫn đua nhau ra tới tấp, dù online hay offline. Số lượng xe mới ra mắt cao hơn nhiều các năm trước, phần lớn trong số đó là xe gầm cao.
Các hãng cho biết kế hoạch đã lên từ năm ngoái, việc ra mắt chỉ hoãn chứ khó lòng hủy, bởi còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác như logistic, sản xuất và đặc biệt là tài chính. Thực tế, có một số mẫu xe đã phải "delay" khá lâu như Mercedes GLB (dự kiến đầu năm, lùi tới tháng 10), Ford Escape (dự kiến tháng 5, hiện chưa rõ kế hoạch).
Phân khúc B: Kia Seltos, MG ZS
Kia Seltos khi ra mắt tại Chu Lai, Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
Kia Seltos thực sự là làn gió mát cho Thaco khi mà các sản phẩm của Kia đã cũ, khá lâu rồi không đột phá rõ rệt, ngoài Cerato vẫn bán tốt trong phân khúc. Sử dụng hai động cơ 1.4 turbo và 1.6, Seltos có 4 phiên bản với mức giá 589-719 triệu đồng. Thiết kế là thứ ăn điểm nhất trên Seltos với những đường nét vuông vức, thành thị. Hình dáng của Seltos khiến nhiều khách hàng hy vọng về một Forte mới, với kiểu tạo hình khá bền dáng.
Cùng ở cỡ B nhưng không phải là ông lớn như Thaco, MG ZS, mẫu crossover của thương hiệu Anh, hiện thuộc sở hữu của SAIC (Trung Quốc) cũng được đặt nhiều kỳ vọng, khi nhà phân phối đặt mức giá 518-639 triệu cho ba phiên bản, rẻ hơn cả trăm triệu so với Kona và EcoSport. MG là thương hiệu mà Tan Chong lựa chọn để tiếp tục kinh doanh tại thị trường Việt Nam, sau khi chấm dứt hợp tác với Nissan Nhật Bản từ tháng 9 tới. Nhà máy của Tan Chong tại Đà Nẵng sẽ dành để lắp ráp xe MG vào cuối năm sau.
Phân khúc lửng giữa B và C: Toyota Corolla Cross
Corolla Cross ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân
Corolla Cross là một hình ảnh hoàn toàn mới của Toyota Việt Nam khi thiết kế trẻ trung, hiện đại, nhiều tiện nghi cũng như lần đầu tiên tích hợp gói công nghệ an toàn Safety Sense và động cơ hybrid. Kích thước của chiếc crossover nằm gần với cỡ C hơn là cỡ B nên có thể coi là C trừ. Mức giá 720-910 triệu không phải quá hấp dẫn, nhưng đủ để khiến khách hàng phải cân nhắc với những xe ở phân khúc C.
Phân khúc C: Outlander, CR-V, HS
CR-V ra mắt tại Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng
Thị trường crossover tầm giá 1 tỷ đang ngày càng sôi động với những phiên bản mới và mẫu xe mới. Đứng đầu phân khúc, Honda tăng thêm độ hấp dẫn cho CR-V bằng cách giới thiệu bản lắp ráp trong nước thay cho nhập khẩu, thêm hàng tá công nghệ, nhất là gói Honda Sensing, với mức giá tăng nhẹ 15-25 triệu đồng. Ba phiên bản E, G, L có giá lần lượt là 998 triệu, 1,048 tỷ và 1,118 tỷ.
Outlander 2.4 Premium.
Mitsubishi cũng thêm lựa chọn cho khách mua Outander khi ra mắt phiên bản cao nhất 2.4 CVT Premium giá 1,058 tỷ. Mức giá này thấp hơn Honda CR-V, tương đương CX-5. Cũng giống như CR-V và Toyota Corolla Cross, Mitsubishi Việt Nam cũng trang bị cho Outlander gói công nghệ an toàn dùng radar với tên gọi Mitsubishi e-Assist, gồm các công nghệ như cảnh báo và giảm thiểu va chạm phía trước, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau, cảnh báo điểm mù, hỗ trợ chuyển làn. Ở phân khúc này, xe Nhật mới là các hãng tiên phong công nghệ chứ không phải xe Hàn.
MG HS ra mắt tại Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng
Trong phân khúc này còn có sự xuất hiện của MG HS với giá 788-999 triệu. Xe cũng có hàng loạt công nghệ radar như các đối thủ Nhật phía trên. Nếu so về tiện nghi và hàm lượng công nghệ, HS không thua thiệt, nhưng độ cảm tình thương hiệu của khách hàng mới là điều mà hãng xe này cần chinh phục.
Phân khúc MPV: Xpander, Xpander Cross, XL7
Xpander Cross tại Hà Nội. Ảnh: Lương Dũng
Mitsubishi hãng tiên phong trong phân khúc MPV cỡ nhỏ muốn tăng sức mạnh cho Xpander bằng cách giới thiệu bản lắp ráp trong nước, song song với nhập khẩu, nhằm sẵn sàng nguồn cung. Ngoài ra, hãng còn giới thiệu biến thể Xpander Cross giá 670 triệu đồng với gầm nâng cao thêm 20 mm cùng những trang bị cho khách ưa thích kiểu dáng crossover hơn là MPV.
Đối thủ của Xpander là Suzuki XL7 cũng về nước với giá 589 triệu, nhằm tạo khoảng cách về giá. XL7 đi sau, thời gian đầu không đảm bảo nguồn cung nên doanh số của mẫu xe mới chưa thực sự tạo cú hích đủ lớn trên thị trường.
Ngoài những phân khúc xe nhỏ với giá loanh quanh 1 tỷ trở xuống, các hãng cũng sẽ giới thiệu những cái tên gầm cao đắt đỏ, ở phân khúc cao hơn trong những tháng còn lại của năm nay như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport hay xe sang Mercedes GLB... Xe gầm cao đang đóng vai trò chủ đạo trong cách chọn xe của người Việt.
Định vị 'lưng chừng', Toyota Corolla Cross có thành công tại Việt Nam? Nằm "lưng chừng" giữa hai phân khúc CUV cỡ B và C, một mặt giúp Toyota Corolla Cross mở rộng đối tượng khách hàng, nhưng mặt khác cũng khiến mẫu xe này gặp bất lợi tại thị trường Việt Nam khi phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ. Không loại trừ khả năng Toyota Corolla Cross đi vào "vết xe đổ" của...